5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Thực trạng về công tác lập dự toán thu phí và lệ phí tại thành phố
mới hai bờ sông Cầu, Khu đô thị Hoàng Văn Thụ và Đường Bắc Sơn, TT- tổ hợp thương mại, Intelligent city. Các công trình này được hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai.
3.1.2. Các đơn vị hành chính tại thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên bao gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó:
19 phường bao gồm: Cam Giá, Đồng Quang, Gia Sàng, Hương Sơn, Quán Triều, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên.
8 xã bao gồm: Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Tân Cương, Thịnh Đức.
3.2. Thực trạng về công tác quản lý thu phí và lệ phí tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng về công tác lập dự toán thu phí và lệ phí tại thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên
Lập dự toán thu NSNN do UBND các cấp có trách nhiệm lập và trình lên HĐND các cấp phê duyệt. Việc lập dự toán thu NSNN sẽ do những cán bộ phụ trách thu NSNN cùng phòng tài chính - kế hoạch các cấp tham mưu giúp UBND các cấp lập dự toán. Công tác lập dự toán thu NSNN hàng năm sẽ bao gồm dự toán thu thuế, thu từ phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ viện trợ… Do vậy, toàn bộ các bước lập dự toán thu phí và lệ phí cũng chính là các bước lập dự toán thu NSNN, nhưng chi tiết về dự toán thu phí, lệ phí cũng có đặc thù riêng. Cụ thể như sau:
3.1.1.1. Phương pháp lập dự toán
Việc lập dự toán thu phí, lệ phí của thành phố Thái Nguyên (giống như lập dự toán thu NSNN) sử dụng phương pháp lập dự toán Ngân sách Nhà
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Bước 5 Bước 7
ớc
Bước 6
nước tổng hợp kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên. Cụ thể, đây là phương pháp lập dự toán xuất phát từ kế hoạch Ngân sách cấp trên giao và kế hoạch Ngân sách cấp cơ sở, từ các đơn vị cơ sở sử dụng Ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng xã, phường (sau đây gọi là đơn vị), các đơn vị này sẽ lập dự toán của đơn vị mình, sau đó từng đơn vị sẽ gửi dự toán của đơn vị mình về phòng TC-KH Thành phố. Căn cứ vào dự toán Ngân sách của các đơn vị và kế hoạch Ngân sách trên giao, phòng TC-KH thành phố Thái Nguyên sẽ tổng hợp và xây dựng dự toán NS của thành phố, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Các bước lập dự toán thu phí và lệ phí ở thành phố Thái Nguyên như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình lập dự toán thu phí và lệ phí tại thành phố Thái Nguyên
Cụ thể các bước lập dự toán như sau:
Bước 1: Nhận kế hoạch lập dự toán và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN của Trung ương, của tỉnh Thái Nguyên.
Bước 2: Phòng TC-KH gửi yêu cầu lập dự toán tới các đơn vị.
Bước 3: Các đơn vị gửi nhu cầu và dự toán thu của mình về Phòng TC-KH
Bước 4: Phòng TC-KH thu thập, tổng hợp toàn bộ báo cáo làm căn cứ phân bổ dự toán cho các đơn vị.
Bước 5: Phòng TC-KH phối hợp với phòng Tài nguyên & Môi trường, cơ quan Thuế tổ chức phù hợp với dự toán cấp tỉnh Thái Nguyên giao cho.
Bước 6: Trình UBND thành phố Thái Nguyên, thông qua HĐND thành phố Thái Nguyên ban hành Nghị quyết, quyết định giao dự toán đầu năm cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Bước 7: Gửi quyết định giao dự toán cho các đơn vị, đồng thời gửi một bộ cho cơ quan Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế để phối hợp thực hiện kiểm soát thu - chi của các đơn vị.
Ưu điểm: Theo phương pháp này dự toán thu ngân sách của các đơn vị địa phương nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng sát với tình hình thực tế của địa phương, tạo được sự chủ động địa phương, việc lập dự toán xuất phát từ nhu cầu, tình hình của từng địa phương.
Nhược điểm: Việc lập dự toán xuất phát từ yêu cầu chính đáng của địa phương nhưng nhiều khi không hợp lý bởi không tính toán được chính xác nguồn thu tổng thể. Mặt khác mỗi địa phương khác nhau thì trình độ, nhận thức, năng lực của cán bộ lập dự toán cũng khác nhau, dẫn đến chất lượng dự toán không đồng đều, nhiều trường hợp địa phương sẽ cố tình làm tăng dự toán cho địa phương khiến chất lượng dự toán Ngân sách không được cao, gây ra sự khó kiểm soát cho cấp trên.
3.1.1.2. Các cơ quan, ban ngành tham gia lập dự toán
Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên ban hành dự thảo kế hoạch báo cáo UBND tỉnh quyết định phân bổ giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho Thành phố Thái Nguyên. Dựa vào đó UBND Thành phố Thái Nguyên chỉ đạo Phòng TC-KH thành phố là cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan thuế, phòng Tài nguyên & Môi trường và UBND các xã, phường để lập dự toán đầu năm. Cơ quan thuế là Chi cục thuế Thành phố - đơn vị trực tiếp chịu sự phân công của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên về thu Ngân sách trên địa bàn thành phố. Phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm tổng hợp để có được số thu về diện tích đất ở cũng như đất công ích trên địa bàn thành phố. UBND các xã,
phường căn cứ chỉ tiêu giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách của địa phương mình lập kế hoạch báo cáo UBND Thành phố qua Phòng TC-KH. Phòng TC- KH có vai trò tổng hợp trong việc lập dự toán này.
Các khoản thu trong dự toán Ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu Ngân sách.
c. Dự toán thu Ngân sách Nhà nước hàng năm
Dự toán tổng số thu phí và lệ phí hàng năm được thể hiện qua các bảng số liệu 3.1 sau đây:
Bảng 3.1: Phê chuẩn dự toán thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Thông báo số kiểm tra dự toán Phê chuẩn phân bổ dự toán Thông báo số kiểm tra dự toán Phê chuẩn phân bổ dự toán Thông báo số kiểm tra dự toán Phê chuẩn phân bổ dự toán 1 Lệ phí trước bạ 95.000 96.000 104.000 105.000 118.500 120.000 2 Phí và lệ phí khác 5.800 6.000 5.000 5.000 6.000 6.000 Tổng cộng 100.800 102.000 109.000 110.000 124.500 126.000
(Nguồn: Nghị quyết phân bổ dự toán thu NSNN tỉnh Thái Nguyên, năm 2014-2016)
Nhận xét:
Hàng năm, dựa trên nhiệm vụ, chỉ tiêu Bộ Tài chính, UBND tỉnh giao cũng như tình hình tăng trưởng kinh tế của thành phố và các chính sách liên quan đến quản lý phí, lệ phí, UBND thành phố lập dự toán số thu phí, lệ phí.
Nhìn chung dự toán thu phí và lệ phí có xu hướng tăng, việc này chứng tỏ UBND thành phố Thái Nguyên thực hiện đúng cơ chế khoán số thu năm sau phải cao hơn năm trước và đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN. Số thu từ phí và lệ phí được phê chuẩn hàng năm không thay đổi nhiều so với số thông báo kiểm tra dự toán, một mặt cho thấy UBND thành phố Thái Nguyên đã tuân thủ việc lập dự toán thu đúng với hướng dẫn của cấp trên. Nhưng mặt khác phản ánh lập dự toán thu phí, lệ phí của UBND thành phố khá cứng nhắc, chưa mang tính tự chủ, độc lập trong hoạt động lập dự toán.
Bảng số liệu 3.2 dưới đây sẽ cho ta thấy hoạt động lập dự toán phí và lệ phí qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016 như sau:
Bảng 3.2: Dự toán thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016 ĐVT: Triệu đồng S TT Nội dung Dự toán thu phí, lệ phí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Giá trị Tăng/giảm so với năm trước (%) Giá trị Tăng/giảm so với năm trước (%) 1 Lệ phí trước bạ 96.000 105.000 9,3 120.000 14,28 2 Phí và lệ phí khác 6.000 5.000 -16,67 6.000 20 Tổng cộng 102.000 110.000 7,84 126.000 14,54
(Nguồn: Nghị quyết phân bổ dự toán thu NSNN tỉnh Thái Nguyên, năm 2014-2016)
Nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, xét về tổng thể, số thu phí và lệ phí hàng năm của thành phố Thái Nguyên đều tăng với tốc độ khá cao (năm 2015 dự toán tăng 7,84% so với năm 2014; năm 2016 dự toán tăng 14,54% so với
năm 2015, tốc độ tăng gần gấp so với năm 2015). Việc lập dự toán như vậy đáp ứng được yêu cầu đảm bảo tăng thu NSNN cũng như ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2016 cấp trên giao cho thành phố.
Trong bảng dự toán thu phí và lệ phí, “lệ phí trước bạ” được tách thành một mục riêng, bởi lẽ lệ phí trước bạ là loại lệ phí quan trọng trong công tác quản lý tài sản của các cá nhân trong xã hội, đồng thời số thu từ lệ phí trước bạ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số phí và lệ phí hiện nay. Đối với lệ phí trước bạ của thành phố Thái Nguyên, từ năm 2014 đến năm 2016, số dự toán thu từ lệ phí trước tăng so với năm trước, chứng tỏ UBND thành phố thực hiện lập dự toán thu đảm bảo điều kiện số thu năm sau cao hơn năm trước, giúp cân đối ngân sách nhà nước và đảm bảo vai trò quan trọng của lệ phí trước bạ trong các khoản thu NSNN.
Đối với khoản mục “phí và lệ phí khác” từ năm 2014 đến năm 2016, số dự toán thu “phí và lệ phí khác” qua các năm thất thường, không có sự tăng ổn định như lệ phí trước bạ. Cụ thể: năm 2015, số dự toán thu “phí và lệ phí” thậm chí giảm so với năm 2014 16,67% nhưng năm 2016 lại tăng 20% so với năm 2015. Như vậy, khâu lập dự toán “phí và lệ phí khác” chưa đáp ứng được yêu cầu lập dự toán thu NSNN.
Bảng 3.3: Bảng dự toán thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo các loại phí, lệ phí từ năm 2014 đến năm 2016
ĐVT: Triệu đồng
STT Khoản mục Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Lệ phí trước bạ 96.000 105.000 120.000 II Tổng các loại phí, lệ phí khác 6.000 5.000 6.000
Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 90 100 150
Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư 300 400 500
Phí thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải 900 170 280
Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc 5 7 8
Phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo 3.200 2.500 3.000
Phí thuộc lĩnh vực y tế 5 3 4
Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường 600 700 750
Phí thuộc lĩnh vực tư pháp 550 600 700
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của công dân 20 30 38
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền
sở hữu, quyền sử dụng tài sản 140 210 250
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản
xuất kinh doanh 15 40 50
Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác 175 240 270
Tổng cộng 102.000 110.000 126.000
Nhận xét:
Nhìn vào bảng dự toán thu phí và lệ phí trên, ta thấy số thu dự toán thu từ phí và lệ phí năm 2015 thấp hơn năm 2014 chủ yếu là giảm số thu từ phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và phí thuộc lĩnh vực đào tạo.
Năm 2014, UBND thành phố Thái Nguyên dự kiến số thu học phí sẽ giảm do áp dụng Nghị định của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Bên cạnh đó, số thu phí đường bộ đối với xe cơ giới khó triển khai đến các phường, xã và có khả năng tạm dừng.
Cũng từ năm 2015, riêng lĩnh vực y tế, một số loại phí sẽ chuyển sang giá dịch vụ khám chữa bệnh, nên các đơn vị của thành phố cũng dự toán số thu phí từ dịch vụ y tế giảm… Điều này cho thấy, UBND thành phố bám sát Thông tư hướng dẫn lập dự toán năm 2015 và rất thận trọng trong việc lập dự toán thu phí và lệ phí.
Năm 2016, nhìn chung công tác lập dự toán các khoản mục phí, lệ phí cả thành phố đều đảm bảo yêu cầu các khoản thu năm sau cao hơn năm trước. Đây là yêu cầu cơ bản công tác lập dự toán nhằm đảm bảo sự tăng trưởng nguồn thu cho NSNN.
Để đánh giá toàn diện hơn về công tác lập dự toán, tác giả phân tích tình hình dự toán thu phí, lệ phí so với số thực hiện thu năm trước qua bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4: Tình hình dự toán thu phí và lệ phí so với thực hiện năm 2014 đến năm 2016
STT Khoản mục
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) DT/TH năm trước (%) Dự toán (trđ) Thực hiện (trđ) DT/TH năm trước (%) I Lệ phí trước bạ 96.000 99.397,89 105.000 93.018 105,64 120.000 150.205,62 129,01 II Tổng các loại phí, lệ phí khác 6.000 22.718,97 5.000 8.722,3 22,01 6.000 22.411,54 68,79
Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 90 248,8 100 160,8 40,19 150 234 93,28
Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư 300 1.402,6 400 1.089,9 28,52 500 1.410,70 45,88
Phí thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải 900 5.528,6 170 138,2 3,07 280 310 202,60
Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc 5 3,1 7 4,9 225,81 8 6,7 163,27
Phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo 3.200 11.270,5 2.500 3.460 22,18 3.000 10.637,50 86,71
Phí thuộc lĩnh vực y tế 5 5,2 3 3,1 57,69 4 3,04 129,03
Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường 600 2.047,87 700 1.069,8 34,18 750 6.497,10 70,11
Phí thuộc lĩnh vực tư pháp 550 814,4 600 1.200,2 73,67 700 1.135,90 58,32
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của công dân 20 34,4 30 37,8 87,21 38 50,8 100,53
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản 140 582,1 210 466,1 36,08 250 692,8 53,64
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh 15 71,5 40 63,9 55,94 50 56,3 78,25
Lệ phí quản lý nhà nước trong lĩnh vực khác 175 709,9 240 1.027,6 33,81 270 1.376,70 26,27
Tổng cộng 102.000 122.116,9 110.000 101.740,3 90,08 126.000 172.617,16 123,84
Nhận xét:
Lập dự toán số thu NSNN nói chung và số thu từ phí, lệ phí nói riêng, bên cạnh đảm bảo các yêu cầu cơ bản về số tăng thu hàng năm, còn đảm bảo tốc độ tăng thu bình quân theo Thông tư hướng dẫn lập dự toán hàng năm do Bộ Tài chính yêu cầu. Tốc độ tăng dự toán thu được tính trên tỷ lệ phần trăm giữa số dự toán thu với số thực hiện năm trước.
Bảng số liệu 3.4 phản ánh tốc độ tăng dự toán thu hàng năm so với số thực hiện năm trước. Cụ thể, năm 2015, tốc độ tăng dự toán thu không đạt yêu cầu, dự toán năm 2015 chỉ bằng 90,08% số thu thực hiện năm 2014. Nói cách khác, số dự toán thu nhỏ hơn số thực hiện năm 2014. Thông thường, lập dự toán phải đảm bảo sự gia tăng các khoản thu của các năm hoặc ít nhất bằng với số thực hiện của năm trước. Được biết trong năm 2015, do dự toán giảm số thu lớn từ phí sử dụng đường bộ đối với mô tô cũng như sụt giảm lớn từ số thu học phí nên dự toán các khoản mục phí này giảm mạnh, làm cho tổng dự