Quản lý thu phí và lệ phí tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu phí và lệ phí trên tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Quản lý thu phí và lệ phí tại một số địa phương

Công tác quản lý phí và lệ phí có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu để bù đắp chi phí cho hàng hóa, dịch vụ công cộng. Ngoài ra, công tác quản lý thu phí và lệ phí còn nhằm phân bổ hiệu quả các nguồn lực như các loại phí bảo vệ môi trường, phí giao thông đường bộ… Thông qua hoạt động thu phí và lệ phí còn góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Chính vì lẽ đó, các địa phương rất chú trọng công tác quản lý thu phí và lệ phí. Trong thời gian vừa qua, một số địa phương đã đưa ra một số giải pháp quản lý thu phí và lệ phí như sau:

Tại Vĩnh Phúc, theo kinh nghiệm quản lý phí và lệ phí của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, hoạt động quản lý phí và lệ phí phải tập trung vào các khoản thu của các đơn vị sự nghiệp. Hầu hết các đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị của Nhà nước nên họ tự thu, tự chi theo định mức tiêu chuẩn do Nhà nước quy định; mặc dù Nhà nước đã có nhiều cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp như: Trường học, bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, các trường dạy nghề,

các trung tâm hướng nghiệp,… Nguồn thu của họ ngoài việc trang trải cho tổ chức cá nhân, còn có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước; các cá nhân nhận thu nhập phải thực hiện nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân. Đây là khoản thu không nhỏ, nếu so sánh với nguồn thu ngoài quốc doanh của các chi cục Thuế thì có thể xem là nguồn thu lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Do vậy, trong chỉ đạo và điều hành, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh cần quan tâm hơn nữa và xem đó là nguồn thu quan trọng để có giải pháp chỉ đạo, điều hành sát thực tế. Phải thành lập nhóm công tác quản lý phí, lệ phí và thuế đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, mang tính chuyên nghiệp, chủ động trong việc quản lý nguồn thu và đề xuất các biện pháp quản lý đối với khoản thu này. Tiến hành phân nhóm, phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp có thu để có định hướng, giải pháp cụ thể đối với từng loại hình đơn vị như: Các đơn vị chỉ đơn thuần thu phí, lệ phí vào một nhóm; các đơn vị vừa có thu phí lệ phí, vừa có thu dịch vụ (như trường học, bệnh viện, sự nghiệp khoa học) vào một nhóm; các đơn vị có quy mô lớn, ngành nghề dịch vụ phong phú (như bệnh viện, trường đại học và một số trường cao đẳng trên địa bàn. Thực hiện chủ trương sáp nhập một số trường trung cấp, trung cấp nghề vào các trường cao đẳng đã có trên địa bàn tỉnh đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc tự chủ hoạt động mang tính chủ động và toàn diện, trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả trong công tác quản lý cũng như chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo.

Bên cạnh đó, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các chi cục thuế tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách về thuế, phí, lệ phí, đặc biệt là công tác kê khai qua mạng đến các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Chú trọng công tác kiểm tra và kiểm tra chọn mẫu. Trước khi tiến hành kiểm tra trên diện rộng, phải tiến hành kiểm tra chọn mẫu trên cơ sở phân nhóm, phân loại các đơn vị; qua đó, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng; trường hợp nếu xét

thấy cần thiết sẽ tổ chức thanh tra điểm đơn vị để đánh giá một cách toàn diện tình hình tuân thủ chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí của các cơ quan, đơn vị và cá nhân. [3]

Tại UBND thành phố Đà Nẵng tăng cường công tác quản lý thu phí và lệ phí như sau: thứ nhất tiền hành rà soát, chấn chỉnh tình trạng đã có quy định thu nhưng chưa thu được, dẫn đến thất thu hoặc thu cao hơn hoặc thấp hơn theo quy định, thu không đúng đối tượng, thu không kịp thời dẫn đến nợ đọng, khó có khả năng thu hồi; thứ hai, yêu cầu các các đơn vị tổ chức thu hạch toán, kê khai, quyết toán đầy đủ các khoản thu vào NSNN; thứ ba, tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát quản lý thu phí và lệ phí đang được phân cấp thu về các phường, xã theo đúng quy định. [2]

Bên cạnh kinh nghiệm quản lý phí và lệ phí của một số địa phương nói trên. Hiện nay cũng có rất ít đề tài liên quan đến công tác quản lý thu phí và lệ phí. Một trong những đề tài liên quan đến công tác quản lý thu phí và lệ phí có thể kể đến là đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Tây Hồ” của tác giả Doãn Thị Hằng, Học viện Tài chính. Đề tài gồm 3 chương, chương 1: Lý luận chung về phí, lệ phí và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý phí, lệ phí ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay; chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội thời gian qua; chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Quận Tây Hồ thời gian tới. Tuy nhiên, phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý phí, lệ phí trên địa bàn quận, phạm vi quản lý cũng như số loại phí, lệ phí không nhiều và phức tạp như trên một địa bàn thành phố, như thành phố Thái Nguyên. [21]

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra và khả năng vận dụng công tác quản lý thu phí, lệ phí tại thành phố Thái Nguyên

phương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho thành phố Thái Nguyên như sau:

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quản lý thu phí và lệ phí.

- Công tác lập dự toán thu phí và lệ phí phải sát với thực tế và hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn phát triển.

- Tổ chức tốt bộ máy quản lý thu phí, lệ phí theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ thu phí, lệ phí, biết áp dụng công nghệ thông tin, đồng thời phải có tinh thần trách nhiệm cao, tư cách đạo đức tốt, ... Hằng năm, phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho các cán bộ làm công tác quản lý thu phí và lệ phí.

- Đối với công tác thanh kiểm tra thu ngân sách phải được thực hiện thường xuyên và phải xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm trong thực hiện quản lý thu phí và lệ phí.

- Trong công tác quản lý thu phí, lệ phí phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền từ tỉnh đến thành phố và xuống các xã, phường. Phải có sự phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong quản lý thu phí, lệ phí cũng như sự ủng hộ, chấp hành tốt pháp luật của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, các hộ kinh doanh và nhân dân.

- Tích cực, chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu các khoản phí, lệ phí.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu phí và lệ phí trên tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)