5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện quản lý thu phí và lệ phí tại thành
phố Thái Nguyên
* Khái quát về công tác tổ chức thực hiện thu phí, lệ phí tại thành phố Thái Nguyên
Căn cứ vào kế hoạch ngân sách, các cơ quan liên quan đã tổ chức thực hiện thu ngân sách (trong đó có thu phí và lệ phí) trên cơ sở chỉ tiêu giao thu của cấp trên.
Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, trong những năm qua thành phố Thái Nguyên đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu phí và lệ phí. Thành phố đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH của Thành phố.
Thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí, công tác quản lý có nhiều tiến bộ. UBND Thành phố đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời việc nộp và ghi thu, ghi chi phí và lệ phí vào Ngân sách theo định kỳ, đồng thời thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về thu các loại phí phát sinh trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị tích cực khai thác nguồn thu về phí và lệ phí.
Nội dung thu phí, lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ, cũng như một số loại phí, lệ phí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành. Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, các trường mầm non, trung học cơ sở thuộc thành phố, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị, UBND các xã, phường. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế thành phố cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Qua thanh tra,
kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
Thời gian thực hiện thu và khóa sổ kế toán các khoản thuế, phí, lệ phí bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc là ngày 31/12 năm dự toán (Lịch dương).
* Kết quả thực hiện thu phí và lệ phí:
Việc đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý thu phí, lệ phí tại thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua bảng số liệu 3.6 sau:
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí từ năm 2014 đến năm 2016 tại thành phố Thái Nguyên
S
TT Khoản mục
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thực hiện
(trđ)
Thực hiện (trđ)
Tăng (giảm) so với
kỳ trước Thực hiện (trđ) Tăng (giảm) so với kỳ trước Giá trị % Giá trị (%) I Lệ phí trước bạ 99.397,89 93.018 -6.380 -6,42 150.205,62 57.187,62 61,48 II Tổng các loại phí, lệ phí khác 22.718,97 8.722,3 -13.997 -61,61 22.411,54 13.689,24 156,95
Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 248,8 160,8 -88 -35,37 234 73,20 45,52
Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư 1.402,6 1.089,9 -313 -22,29 1.410,70 320,80 29,43
Phí thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải 5.528,6 138,2 -5.390 -97,50 310 171,80 124,31
Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc 3,1 4,9 2 58,06 6,7 1,80 36,73
Phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo 11.270,5 3.460 -7.811 -69,30 10.637,50 7.177,50 207,44
Phí thuộc lĩnh vực y tế 5,2 3,1 -2 -40,38 3,04 -0,06 -1,94
Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường 2.047,87 1.069,8 -978 -47,76 6.497,10 5.427,30 507,32
Phí thuộc lĩnh vực tư pháp 814,4 1.200,2 386 47,37 1.135,90 -64,30 -5,36
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của công dân 34,4 37,8 3 9,88 50,8 13,00 34,39
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở
hữu, quyền sử dụng tài sản 582,1 466,1 -116 -19,93 692,8 226,70 48,64
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất
kinh doanh 71,5 63,9 -8 -10,63 56,3 -7,60 -11,89
Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác 709,9 1.027,6 318 44,75 1.376,70 349,10 33,97
Tổng cộng 122.116,9 101.740,3 -20.377 -16,69 172.617,16 70.876,86 69,66
0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Lệ phí trước bạ Phí thuộc lĩnh vực CN, XD Phí thuộc lĩnh vực TM, ĐT Phí thuộc lĩnh vực GT, VT Phí thuộc lĩnh vực TT, LL Phí thuộc lĩnh vực GDĐT Phí thuộc lĩnh vực y tế Phí thuộc lĩnh vực KH, CN, MT Phí thuộc lĩnh vực tư pháp Lệ phí về quyền, nghĩa vụ CD Lệ phí về quyền sở hữu, sử dụng TS Lệ phí liên quan SXKD Lệ phí khác
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng phí và lệ phí từ năm 2014 đến năm 2016 tại TP Thái Nguyên
Nhận xét:
Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí tại thành phố Thái Nguyên qua các năm tăng không đều. Cụ thể như sau:
Năm 2015, thực hiện thu phí và lệ phí giảm 16,69% so với năm 2014. Số thu phí, lệ phí không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu. Số thu phí và lệ phí sụt giảm một mặt do tình hình kinh tế - xã hội, do chính sách một số loại phí và lệ phí thay đổi nhưng cũng một mặt do tình hình quản lý phí và lệ phí năm 2014 của thành phố chưa chặt chẽ, dẫn đến thất thu một số khoản phí, lệ phí như phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô...
Việc sụt giảm nguồn thu từ phí và lệ phí năm 2015 là do giảm số thu các loại phí và lệ phí sau:
Lệ phí trước bạ năm 2015 giảm 6.380 triệu đồng (tương ứng giảm 6,42%). Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do chính sách thu lệ phí trước bạ thay đổi, theo quy định, từ năm 2015, tỷ lệ thu phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi trở xuống đồng loạt ở mức 10% khi đăng ký lần đầu, còn nếu đăng ký lần 2 thì tỷ lệ chỉ ở mức 2%. Đây được xem là một giải pháp nhằm kích cầu trên thị trường ô tô Việt Nam, qua đó tăng nguồn thu từ thuế cũng như tháo gỡ cho khó khăn cho các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Năm 2015, giảm số thu nhiều nhất là phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo: học phí; phí dự thi, dự tuyển, giảm 7.810,5 triệu đồng tương ứng giảm 69,03%) so với năm 2014.
Tiếp theo là phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm chủ yếu là phí sử dụng đường bộ, đừng thủy, đường biển; phí qua cầu, qua đò, qua phà; phí sử dụng cảng, nhà ga; phí neo đậu; phí đảm bảo hàng hải; phí hoa tiêu, dẫn đường; phí trọng tải tàu, thuyền cập cảng; phí sử dung lề đường, bến, bãi, mặt nước; phí kiểm định phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thủy hải sản; phí luồng, lạch… Năm 2015, loại phí này giảm -5.390 trđ (tương ứng - 97,50%). Nguyên nhân chính là do giảm số phí sử dụng đường bộ đối với mô
tô, năm 2013 triển khai phí sử dụng đường bộ đối với mô tô, năm 2014, thành phố Thái Nguyên tiến hành thu nhưng năm 2015, năm 2016 không tổ chức thu được, do không có chế tài xử phạt; cơ chế thu nộp chưa rõ ràng; khi tổ trưởng dân phố đi thu chỉ có danh sách, chưa có biên lai (hóa đơn)… Mặt khác, theo ý kiến của các tổ trưởng dân phố, họ không có trình độ chuyên môn trong việc thu nộp phí và lệ phí, nên việc thu phí sử dụng đường bộ không hiệu quả. Do vậy, năm 2015 thành phố Thái Nguyên thất thu lớn từ số phí sử dụng đường bộ đối với mô tô, trong khi các địa phương khác vẫn triển khai thực hiện thu khoản phí này. Một số loại phí trong khoản mục này trong năm 2014, năm 2015 không phát sinh như phí luồng lạch, phí kiểm định phương tiện đánh bắt thủy hải sản.
Trong năm 2015, phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường cũng có sự sụt giảm mạnh, cụ thể giảm 978 trđ (tương ứng giảm 47,76%). Khoản mục thuộc loại phí này bao gồm chủ yếu là phí bảo vệ môi trường; phí vệ sinh; ngoài ra còn có các loại phí như phí phòng, chống thiên tai; phí sở hữu công nghiệp; phí cấp mã số, mã vạch; phí thẩm định điều kiện hoạt động khoa học và công nghệ; phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ; phí kiểm định phương tiện đo lường…
Bên cạnh các loại phí như trên, các phí còn lại như phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư; phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cũng giảm nhưng không giảm mạnh như các loại phí trên, nguyên nhân chủ yếu vẫn do tình hình kinh tế xã hội năm 2015.
Còn đối với các loại lệ phí, trong năm 2015, chỉ có mỗi lệ phí liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản là giảm 116 triệu đồng (tương ứng giảm 19,93%), còn các loại lệ phí khác vẫn ổn định so với năm 2014. Lý do, thành phố chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo các phòng chức năng, các phường rà soát số hộ gia đình, số ngõ ngách chưa được gắn biển số nhà, khiến cho lệ phí cấp biển số nhà bị thất thu.
Trong năm 2016, tổng số phí và lệ phí tăng so với năm 2015 tăng 70.876,86 triệu đồng (tương ứng tăng 69,66%). Như vậy, mức tăng phí và lệ phí rất cao. Chứng tỏ, so với năm 2015, năm 2016 UBND thành phố rất nỗ lực trong công tác đôn đốc, quản lý số thu phí và lệ phí. Hầu hết các loại phí và lệ phí đều tăng. Cụ thể:
Đối với lệ phí trước bạ, tăng thu 57.187,62 triệu đồng (tương ứng tăng 61,48%). Số thu lệ phí trước bạ tăng do tăng số đầu phương tiện mua sắm, trao đổi năm 2016, mặt khác cũng do tăng số loại ô tô, xe máy được bổ sung trong bảng giá tính lệ phí trước bạ như loại xe máy Honda VISION JF58, loại xe ô tô Toyoto loại GX 460 (URJ150L-GKTZKV) - 7 chỗ, số tự động 6 cấp, động cơ xăng, dung tích 4.608 cm3 (nhập khẩu); Loại RX 350 AWD (GGL15L-AWTGKW), 5 chỗ, số tự động 6 cấp, động cơ xăng, dung tích 3.456 cm3 (nhập khẩu)… Nói chung, tăng thêm số loại phương tiện do phát sinh các loại xe mới trên thị trường.
Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường trong năm 2016 tăng vượt bậc so với năm 2015 cụ thể tăng 5.427,3 triệu đồng (tương ứng tăng 507,32%). Khoản mục phí này tăng cao như vậy là do năm 2016, cách tính phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính đồng nhất trên mỗi báo cáo (5.000.000 đồng/báo cáo chính thức) mà tính quy mô vốn đầu tư của mỗi dự án (các mức từ 5.000.000 tđồng đến 26.000.000 đồng). Thêm vào đó, năm 2016, UBND thành phố rà soát tăng thu phí bảo vệ môi trường thêm 38 đơn vị so với năm 2015, và riêng loại phí này đã thu được 1.076 tỷ đồng.
Phí thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải tăng 171,8 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2015. Điều này là do năm 2016, UBND tỉnh Thái Nguyên trình HĐND tỉnh đồng ý tăng mức phí sử dụng hè đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước. Loại phí này được thực hiện
từ năm 2007 theo Quyết định số 268/2007/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 02 tháng 07 năm 2007, tuy nhiên đến năm 2016 không còn phù hợp. Do vậy, UBND tỉnh tăng mức thu của các loại phí nhằm nâng cao hiệu quả và ý thức sử dụng của người thuê. Đồng thời, UBND tỉnh cũng tăng tỷ lệ số thu nộp vào NSNN, nếu như trước đây những doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý thu phí này chỉ phải nộp tiền thuê đất, mà không phải nộp phí sử dụng hè đường, lề đường…. thì theo quy định mới, các doanh nghiệp này không phải nộp tiền thuê đất mà chuyển sang nộp phí sử dụng hè đường, lề đường, bến, bãi… với tỷ lệ trên 30% doanh thu. Bên cạnh đó, năm 2016 UBND thành phố cũng tăng phí qua cầu treo trên địa bàn thành phố, cụ thể thay đổi cách tính phí qua cầu treo trung bình tăng từ 500 đồng/lượt đến 1.000 đồng/lượt.
Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng 45,52% so với năm 2015 chủ yếu là tăng khoản số thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai. Cụ thể, năm 2016, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất tăng trung bình 1 triệu đồng/hồ sơ, phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với cá nhân, hộ gia đình tăng trung bình 100.000 đồng/hồ sơ.
Khoản mục lệ phí trong năm 2016 tăng đáng kể so với năm 2015. Tăng nhiều nhất là lệ phí liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản tăng 226,7 triệu đồng (tương ứng tăng 48,64%). Điều này là do trong năm 2016, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính cũng được điều chỉnh tăng đối với cá nhân, hộ gia đình tăng trung bình 20.000 đồng/lần; đối với tổ chức trung bình 80.000 đồng/lần. Ngoài ra, năm 2016 UBND thành phố Thái Nguyên có chủ trương gắn biển số nhà cho các phường, xã trên địa bàn thành phố chưa thực hiện được như phường Thịnh Đán gần 1.800 hộ, phường Tích Lương có 2.600 hộ, phường Tân Lập có 1.300 hộ… Mỗi hộ gia đình khi gắn biển số nhà, phường sẽ thu lệ phí là 30.000 đồng/hộ
Bảng 3.7: Tỷ trọng các loại phí, lệ phí trong tổng số thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016
S
TT Khoản mục
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thực hiện (trđ) Tỷ trọng (%) Thực hiện (trđ) Tỷ trọng (%) Thực hiện (trđ) Tỷ trọng (%) I Lệ phí trước bạ 99.397,89 81,3957 93.018 91,4269 150.205,62 87,0166 II Tổng các loại phí, lệ phí khác 22.718,97 18,6043 8.722,3 8,5731 22.411,54 12,9834
Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 248,8 0,2037 160,8 0,1580 234 0,1356
Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư 1.402,6 1,1486 1.089,9 1,0713 1.410,70 0,8172
Phí thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải 5.528,6 4,5273 138,2 0,1358 310 0,1796
Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc 3,1 0,0025 4,9 0,0048 6,7 0,0039
Phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo 11.270,5 9,2293 3.460 3,4008 10.637,50 6,1625
Phí thuộc lĩnh vực y tế 5,2 0,0043 3,1 0,0030 3,04 0,0018
Phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường 2.047,87 1,6770 1.069,8 1,0515 6.497,10 3,7639
Phí thuộc lĩnh vực tư pháp 814,4 0,6669 1.200,2 1,1797 1.135,90 0,6580
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của công dân 34,4 0,0282 37,8 0,0372 50,8 0,0294
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản 582,1 0,4767 466,1 0,4581 692,8 0,4014
Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh 71,5 0,0586 63,9 0,0628 56,3 0,0326
Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác 709,9 0,5813 1.027,6 1,0100 1.376,70 0,7975
Tổng cộng 122.116,9 100 101.740,3 100 172.617,16 100
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng các loại phí, lệ phí trong tổng số thu phí, lệ phí tại thành phố Thái Nguyên
Trong đó:
Nhận xét:
Bảng số liệu 3.7 ở trên xem xét tỷ trọng các loại phí, lệ phí trong tổng số thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016. Việc xem xét tỷ trọng các khoản mục phí và lệ phí nhằm mục đích đánh giá xem khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao để tập trung vào công tác quản lý thu các phí, lệ phí đó. Mặt khác, xem xu hướng tỷ trọng các loại phí, lệ phí qua các năm như thế nào để có chính sách điều chỉnh hoạt động quản lý phí và lệ phí phù hợp. Nếu tỷ trọng có xu hướng giảm, có khả năng do cơ chế thu không còn phù hợp, cần điều chỉnh.
Trước hết, xem xét tỷ trọng lệ phí trước bạ trong tổng phí và lệ phí vào