6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Quy trình và nội dung BĐTDBTS trong cho vay KHDN
Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm
Nhân viên ngân hàng hƣớng dẫn bên bảo đảm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thủ tục về TSBĐ theo quy định của ngân hàng, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ TSBĐ đồng thời giải thích cho khách hàng vay, bên bảo đảm hiểu các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bảo đảm.
Bước 2: Thu thập thông tin
Nhân viên ngân hàng tiến hành thu thập thông tin về TSBĐ từ nhiều nguồn khác nhau: khách hàng cung cấp, chính quyền địa phƣơng, khảo sát thực tế của ngân hàng, trung tâm thông tin tín dụng CIC, cơ quan chức năng, internet, báo, đài…
Bước 3: Thẩm định tài sản bảo đảm và phê duyệt nhận bảo đảm
Ngân hàng thực hiện các bƣớc thẩm định đối với tài sản bảo đảm trƣớc khi quyết định việc nhận TSBĐ. Đây là công việc quan trọng và là cơ sở để ngân hàng tiến hành các bƣớc tiếp theo của công tác BĐTDBTS. Nội dung thẩm định TSBĐ gồm:
- Thẩm định tính hiện hữu của tài sản.
- Thẩm định tính vững chắc về mặt pháp lý của tài sản. - Thẩm định giá trị tài sản, khả năng giảm giá tài sản. - Thẩm định khả năng rủi ro của tài sản.
- Thẩm định khả năng bán tài sản.
- Thẩm định khả năng quản lý, kiểm soát tài sản của ngân hàng.
- Dự kiến các vƣớng mắc khi nhận TSBĐ và khả năng xử lý, giải quyết các vƣớng mắc đó [25].
Bước 4: Lập và ký HĐBĐ, hoàn thành thủ tục pháp lý liên quan
Sau khi thẩm định nếu tài sản thỏa mãn các điều kiện theo quy định sẽ đƣợc ngân hàng phê duyệt, chấp nhận làm TSBĐ. Các bên tiến hành thỏa thuận các điều kiện, ký kết HĐBĐ và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan nhƣ công chứng, đăng ký GDBĐ…
Nội dung HĐBĐ bao gồm các điều khoản về BĐTDBTS, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Do đó HĐBĐ phải đƣợc soạn thảo kỹ càng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.
Bước 5: Bàn giao tài sản, hồ sơ tài sản bảo đảm và nhập kho
- Đối với tài sản cầm cố khách hàng bàn giao tài sản cho ngân hàng.
- Đối với tài sản thế chấp khách hàng bàn giao hồ sơ tài liệu về tài sản cho ngân hàng.
Tài sản và hồ sơ tài sản sau khi bàn giao đƣợc ngân hàng nhập kho quản lý theo quy định.
Bước 6: Quản lý TSBĐ, hồ sơ TSBĐ, tái thẩm định TSBĐ và xử lý các phát sinh liên quan
- Quản lý TSBĐ, hồ sơ TSBĐ bao gồm việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm bảo đảm tài sản, hồ sơ tài sản trong tình trạng bình thƣờng hoặc kịp thời phát hiện các sự cố liên quan đến TSBĐ.
- Tái thẩm định TSBĐ: Định kỳ hoặc đột xuất ngân hàng thẩm định, định giá lại tài sản theo quy định hoặc trƣờng hợp đến hạn doanh nghiệp muốn tiếp tục vay vốn, ngân hàng thẩm định lại TSBĐ để xác định việc đáp ứng các điều kiện nhận bảo đảm. Nội dung tái thẩm định tập trung vào những thay đổi của TSBĐ so với kết quả thẩm định lần trƣớc đó nhƣ: tình trạng hiện tại của tài sản nhƣ thế nào, những thay đổi về pháp lý, về số lƣợng và chất lƣợng so với lần thẩm định gần nhất, những biến động về giá thị trƣờng của TSBĐ, các trƣờng hợp vi phạm HĐBĐ của khách hàng, bên thứ ba…
- Xử lý các phát sinh liên quan đến TSBĐ nhƣ bổ sung hoàn thiện hồ sơ đối với TSHTTTL khi tài sản hình thành một phần hoặc toàn bộ, tạm xuất hồ sơ TSBĐ cho khách hàng mƣợn, thay đổi TSBĐ…
Bước 7: Xử lý hoặc giải chấp tài sản bảo đảm
- Xử lý TSBĐ:[4]
Các trƣờng hợp xử lý tài sản bảo đảm:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trƣớc thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải đƣợc xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
+ Các trƣờng hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải đƣợc thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Giải chấp TSBĐ:
Khi khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ hoặc khách hàng sử dụng TSBĐ khác thay thế, ngân hàng cho vay tiến hành thanh lý HĐBĐ, trả lại hồ sơ giấy tờ liên quan về tài sản thế chấp hoặc bàn giao lại tài sản cầm cố cho khách hàng.