6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm KHDN vay vốn của Chi nhánh
- Số lƣợng KHDN vay vốn tại Chi nhánh lớn và hàng năm tăng lên đáng kể (từ 292 doanh nghiệp năm 2014 tăng lên thành 428 doanh nghiệp trong năm 2016), chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tăng qua từng năm, các khoản vay của khách hàng thƣờng có giá trị nhỏ, do đó khối lƣợng hồ sơ công việc (hồ sơ vay vốn, hồ sơ TSBĐ…) phát sinh tại Chi nhánh rất lớn, yêu cầu cán bộ tín dụng Chi nhánh phải giải quyết mức độ công việc nhiều. Việc trao đổi thông tin, cung cấp hồ sơ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đƣợc nhanh chóng hơn nhờ tính năng động và linh hoạt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngƣợc lại, tính chuyên nghiệp còn thấp nên thông tin cung cấp có độ tin cậy chƣa cao, Chi nhánh cũng gặp khó khăn hơn trong việc tƣ vấn hồ sơ vay vốn, hồ sơ TSBĐ cho khách hàng. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động mang tính chất gia đình, các thành viên tự đóng góp vốn kinh doanh, nên hạn chế về quy mô vốn và trình độ quản lý, tuy nhiên việc sử dụng vốn thận trọng và có chọn lọc hơn, doanh nghiệp có trách nhiệm và ý thức trong việc trả nợ, giữ gìn tài sản thế chấp.
- Địa bàn hoạt động của các khách hàng doanh nghiệp trải rộng trên toàn tỉnh có điều kiện giao thông đi lại chƣa thực sự thuận lợi, nên Chi nhánh gặp một số khó khăn trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, nắm bắt tình hình
SXKD cũng nhƣ thẩm định, kiểm tra, kiểm soát, quản lý tài sản bảo đảm, cập nhật kịp thời thông tin về khách hàng và tài sản.
- Khách hàng doanh nghiệp hoạt động đa dạng trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong đó dƣ nợ cho vay doanh nghiệp trong ngành xây dựng và thƣơng mại chiếm tỷ trọng cao. Đối với doanh nghiệp xây dựng, tài sản của họ chủ yếu là giá trị xây lắp, máy móc công trình mang tính đặc thù, dễ hao mòn hữu hình do điều kiện bảo quản, hao mòn vô hình do khoa học kĩ thuật, phân tán nhiều nơi theo công trình, thƣờng đƣợc Chi nhánh định giá thấp do có độ rủi ro lớn. Các doanh nghiệp thƣơng mại có tài sản cố định ít, hàng hóa luân chuyển liên tục gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát nên Chi nhánh ít nhận làm bảo đảm. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp thƣờng lớn hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm họ có. Đây cũng là khó khăn trong công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN của Chi nhánh.
- Số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp, doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng phƣơng thức thanh toán chuyển tiền T/T, nên Chi nhánh không áp dụng bảo đảm bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo phƣơng thức L/C, nhờ thu đƣợc; không có khách hàng nào là Tổng công ty Nhà nƣớc, công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán nên không có TSBĐ là cổ phiếu. Đây là những tài sản bảo đảm khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên khách hàng của Chi nhánh không có. Do đó cũng hạn chế khả năng đa dạng hóa danh mục TSBĐ trong cho vay KHDN của Chi nhánh.