Kết quả công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN tại Vietinbank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng bằng tài sản trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 71 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Kết quả công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN tại Vietinbank

Vietinbank Quảng Bình

- Hình thức bảo đảm tín dụng trong cho vay KHDN đƣợc thể hiện qua bảng 2.4 dƣới đây:

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay KHDN theo hình thức bảo đảm

ĐVT: tỷ đồng; % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dƣ nợ cho vay KHDN 1.626 100 1.798 100 1.961 100

- Bảo đảm không bằng tài sản 427 26,26 407 22,64 275 14,02

- Bảo đảm bằng tài sản 1.199 73,74 1.391 77,36 1.686 85,98

(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietinbank Quảng Bình)

Tổng dƣ nợ cho vay KHDN là 1.626 tỷ đồng năm 2014, 1.789 tỷ đồng năm 2015, và tăng lên 1.961 tỷ đồng năm 2016, trong đó dƣ nợ cho vay KHDN có bảo đảm bằng tài sản qua ba năm lần lƣợt là 1.199 tỷ đồng, 1.391 tỷ đồng và 1.686 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng và đều đạt trên 70% dƣ nợ cho vay KHDN, dƣ nợ cho vay KHDN bảo đảm không bằng tài sản

chiếm tỷ trọng thấp và giảm dần cả về giá trị và tỷ trọng (năm 2014 là 427 tỷ đồng, năm 2015 là 407 tỷ đồng, năm 2016 giảm xuống còn 275 tỷ đồng, tỷ trọng qua ba năm tƣơng ứng là 26,26 %; 22,64%; 14,02%) cho thấy nỗ lực của Chi nhánh trong việc gia tăng tỷ lệ cho vay KHDN có bảo đảm bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Trong cho vay KHDN có bảo đảm bằng tài sản, Chi nhánh áp dụng đa dạng các hình thức bảo đảm tín dụng phù hợp với đặc điểm khách hàng, thể hiện qua cơ cấu dƣ nợ cho vay KHDN có bảo đảm bằng tài sản ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN có TSBĐ theo hình thức bảo đảm

ĐVT: tỷ đồng; % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dƣ nợ cho vay KHDN có TSBĐ 1.199 100 1.391 100 1.686 100 a. Thế chấp 179 14,93 298 21,42 290 17,20 b. Cầm cố 11 0,92 0 0 14 0,83

c. Bảo đảm bằng tài sản bên thứ ba 945 78,82 992 71,32 1.238 73,43

d. Bảo đảm bằng TSHTTTL 64 5,33 101 7,26 144 8,54

(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietinbank Quảng Bình)

Tỷ lệ dƣ nợ đƣợc bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba qua ba năm đều chiếm trên 70%, cao nhất trong tổng dƣ nợ cho vay KHDN có bảo đảm bằng tài sản, tỷ lệ dƣ nợ đƣợc bảo đảm theo hình thức cầm cố tài sản của khách hàng vay chiếm rất thấp, dƣới 1% qua các năm. Tỷ lệ dƣ nợ đƣợc bảo đảm bằng thế chấp tài sản khách hàng vay và bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai chiếm tỷ lệ tƣơng đối. Nguyên nhân là do:

+ Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba là hình thức phổ biến nhất vì có nhiều thuận lợi: Thứ nhất, đối với những doanh nghiệp quy mô lớn,

nhu cầu về vốn vay thƣờng lớn hơn giá trị tài sản bảo đảm họ có thể cầm cố, thế chấp, do đó, bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba là hình thức phù hợp và linh hoạt giúp cho doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn SXKD. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp mới thành lập hoặc những doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành đặc thù thƣờng có ít tài sản cố định, hoặc phải đi thuê tài sản cố định nhƣ cửa hàng, văn phòng, máy móc…là những tài sản có giá trị và dễ đƣợc chấp nhận làm TSBĐ. Để có TSBĐ vay vốn ngân hàng, họ phải huy động tài sản của bên thứ ba, chủ yếu là của chủ doanh nghiệp và ngƣời thân. Thứ ba, ngân hàng cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khuyến khích dùng tài sản của chủ doanh nghiệp, ngƣời thân chủ doanh nghiệp, thành viên ban lãnh đạo doanh nghiệp để cầm cố, thế chấp nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc trả nợ.

+ Khách hàng doanh nghiệp thƣờng vay vốn có giá trị lớn để tài trợ không chỉ vốn lƣu động sản xuất kinh doanh, mà cả tài sản cố định, trong khi đó, tài sản của doanh nghiệp có thể dùng thế chấp thƣờng là trụ sở văn phòng, cửa hàng, máy móc thiết bị, hàng hóa…, kể cả là tài sản hình thành từ vốn vay, chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản doanh nghiệp. Do đó, hình thức thế chấp chính tài sản của khách hàng vay và tài sản hình thành trong tƣơng lai chỉ chiếm tỷ lệ tƣơng đối.

+ Đối với hình thức cầm cố tài sản của khách hàng vay: Thị trƣờng một số loại tài sản là giấy tờ có giá nhƣ cổ phiếu, trái phiếu... ở địa phƣơng chƣa phát triển, khách hàng của Chi nhánh cũng không có doanh nghiệp nào niêm yết trên các sàn chứng khoán, nên các loại tài sản này không có trong danh mục TSBĐ của Chi nhánh. Rất ít khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, một số khách hàng xuất khẩu thanh toán bằng phƣơng thức chuyển tiền T/T, nên bộ chứng từ xuất khẩu trong thanh toán L/C, nhờ thu là loại TSBĐ khá phổ biến hiện nay ở nhiều ngân hàng nhƣng tại Chi nhánh cũng không có trong danh mục. Hầu hết các loại hàng hóa chỉ đƣợc nhận cầm cố bổ sung áp

dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện vay vốn bảo đảm không bằng tài sản (trƣờng hợp này Chi nhánh hạch toán giá trị tài sản 1 đồng). Do đó, danh mục tài sản cầm cố của KHDN tại Chi nhánh chỉ có sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tiền ký quỹ, với tỷ trọng thấp nhất và không ổn định qua các năm do vốn tiền mặt nhàn rỗi của KHDN ít, thời hạn ngắn và thay đổi thƣờng xuyên.

- Danh mục các loại TSBĐ đƣợc Chi nhánh nhận làm bảo đảm cho vay KHDN khá phong phú, bao gồm các nhóm: tiền gửi tiết kiệm, bất động sản, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, vƣờn cây công nghiệp, hàng hóa…, có tỷ trọng khác nhau, cụ thể tại bảng 2.6 dƣới đây:

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN có TSBĐ theo nhóm TSBĐ

ĐVT: tỷ đồng; %

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Dƣ nợ cho vay KHDN BĐBTS 1.199 100 1.391 100 1.686 100

a. Sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá,

tiền ký quỹ 192 16,01 231 16,61 257 15,23 b. BĐS: QSD đất, nhà ở, nhà xƣởng, khách sạn, văn phòng, cửa hàng… 576 48,04 786 56,51 978 58,02 c.Máy móc thiết bị 43 3,59 56 4,03 64 3,79

d.Xe ô tô, phƣơng tiện vận tải 75 6,26 107 7,69 136 8,08

e.Vƣờn cây 1,3 0,11 44 3,16 44 2,61

f.Tài sản khác (quyền hƣởng

lợi từ HĐKT, hàng hóa…) 311,7 26,00 167 12,01 207 12,27

(Nguồn: phòng Tổng hợp Vietinbank Quảng Bình)

+ Bất động sản luôn là loại tài sản bảo đảm đƣợc các ngân hàng ƣu tiên nhận thế chấp, và ở Chi nhánh, nhóm tài sản này chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 50% qua các năm. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân:

Đây là loại tài sản phổ biến và “sẵn có” nhất trong đời sống kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Bình. Nếu nhƣ một doanh nghiệp mới thành lập, có thể chƣa

có doanh thu, chƣa có tiền, hàng tồn kho, máy móc thiết bị… để làm tài sản bảo đảm, nhƣng chủ doanh nghiệp hoặc ngƣời thân có thể thế chấp tài sản riêng là đất và nhà ở để cho doanh nghiệp vay vốn. Đặc biệt khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn còn mang tính chất gia đình, việc thế chấp TSBĐ là QSD đất và nhà ở của bên thứ ba là ngƣời thân trong gia đình của chủ doanh nghiệp khá phổ biến.

BĐS thế chấp hầu hết là QSD đất ở, nhà ở gia đình, trụ sở văn phòng… Đây gần nhƣ là loại tài sản lớn nhất, “quý giá” nhất của các gia đình cũng nhƣ doanh nghiệp, nên việc thế chấp BĐS cũng ràng buộc trách nhiệm của khách hàng, bên bảo đảm trong việc trả nợ ngân hàng.

Loại tài sản này cố định, ít hao mòn trong quá trình sử dụng, và không cần nhiều điều kiện về kỹ thuật để quản lý, bảo quản, do đó thuận lợi cho ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát, quản lý TSBĐ trƣớc, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, giá chuyển nhƣợng bất động sản trong dài hạn luôn tăng do đặc tính khan hiếm, dù trong ngắn hạn có thể giảm do các nguyên nhân khủng hoảng nhà đất, chu kỳ kinh tế…

Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng loại tài sản này khá rõ ràng giúp xác định chủ sở hữu/ sử dụng khá dễ dàng. Đồng thời, bất kì thay đổi nào về pháp lý nhƣ mua bán, cho tặng, chuyển nhƣợng, thế chấp,… loại tài sản này cũng cần phải đƣợc công chứng, và đƣợc thông báo tới ngân hàng nếu tài sản đã đƣợc thế chấp tại ngân hàng, nhờ đó hạn chế đƣợc rủi ro cho Chi nhánh.

BĐS thế chấp tại Chi nhánh gồm có QSD đất, nhà ở, cửa hàng, khách sạn, trụ sở văn phòng, nhà xƣởng…

+ Nhận thấy TSBĐ là máy móc thiết bị, đặc biệt là máy công trình tiềm ẩn nhiều rủi ro vì mang tính đặc thù, khó kiểm soát và dễ hao mòn nên Chi nhánh đã chủ động tìm cách giảm tỷ trọng và giữ ở mức thấp (dƣới 5%) loại

TSBĐ này trong danh mục.

+ Tài sản thanh khoản cao chiếm khoảng 15% qua các năm, là sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, tiền ký quỹ… của khách hàng vay và bên thứ ba là chủ doanh nghiệp, loại tài sản này thƣờng có thời hạn ngắn và không ổn định do nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp lớn.

+ Để thu hút và tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn, từ năm 2015 Chi nhánh đa dạng hóa danh mục tài sản bảo đảm, nhận thêm một số loại tài sản nhƣ vƣờn cây công nghiệp (cây cao su), quyền sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở lựa chọn đất có vị trí dễ chuyển nhƣợng…phù hợp với tình hình tại địa phƣơng là địa phƣơng có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Nhóm tài sản này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong danh mục.

+ Đối với các TSBĐ khác nhƣ hàng hóa, quyền hƣởng lợi từ hợp đồng kinh tế… chiếm khoảng 10%. Ngoài những trƣờng hợp nhận bảo đảm thông thƣờng, Chi nhánh tăng cƣờng nhận bảo đảm nhƣ biện pháp bảo đảm bổ sung, áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn, uy tín, đáp ứng đủ điều kiện cho vay không có TSBĐ, hoặc những doanh nghiệp đã có TSBĐ đủ bảo đảm cho dƣ nợ hiện tại, những tài sản không đủ điều kiện trở thành TSBĐ cho khách hàng vay vốn thì sẽ đƣợc ngân hàng chấp nhận là TSBĐ bổ sung nhằm nâng cao trách nhiệm của khách hàng. Qua đó cũng cho thấy chính sách BĐTDBTS của Chi nhánh khá chặt chẽ.

-Kết quả công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN tại Vietinbank Quảng Bình đƣợc đánh giá cụ thể hơn qua các tiêu chí ở bảng 2.7 sau đây:

+ Số lƣợng KHDN vay vốn tại Chi nhánh tăng mạnh qua từng năm theo sự tăng lên của dƣ nợ, từ 292 khách hàng năm 2014 đến năm 2016 đã là 428 khách hàng, điều này là do Chi nhánh nỗ lực tiếp thị, tìm kiếm và có biện pháp thu hút khách hàng doanh nghiệp vay vốn.

Bảng 2.7. Kết quả công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2014 2015 2016

1 Số lƣợng KHDN vay vốn KH 292 390 428

2 Số lƣợng hồ sơ TSBĐ đƣợc tiếp nhận Hồ sơ 820 1.277 1.588

3 Số lƣợng hồ sơ TSBĐ đƣợc thẩm định Hồ sơ 800 1.260 1.550

4 Số lƣợng hồ sơ TSBĐ KHDN đƣợc

cho vay Hồ sơ 742 1.138 1.366

5 Dƣ nợ cho vay KHDN Tỷ đồng 1.626 1.798 1.961

6 Dƣ nợ cho vay KHDN có TSBĐ Tỷ đồng 1.199 1.391 1.686

7 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay KHDN có TSBĐ % 73,74 77,36 85,98

8 Dƣ nợ xấu cho vay KHDN có TSBĐ Tỷ đồng 14,5 11,4 15,2

9 Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHDN có TSBĐ % 1,21 0,82 0,90

10 Dự phòng rủi ro cụ thể trong cho vay

KHDN có bảo đảm bằng tài sản Tỷ đồng 2,7 2,6 2,9 11 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho vay KHDN có TSBĐ % 0,23 0,19 0,17 12 Dƣ nợ xử lý rủi ro KHDN có TSBĐ Tỷ đồng 3,2 2,4 3,7 13 Thu hồi nợ XLRR từ TSBĐ Tỷ đồng 1,5 1,6 2 14 Tỷ lệ thu hồi nợ XLRR từ TSBĐ % 45,94 66,67 54,05

15 Mức vốn tổn thất trong cho vay KHDN

có TSBĐ bù đắp bằng quỹ dự phòng Tỷ đồng 1,7 0,8 1,7

16 Số trƣờng hợp KHDN xử lý TSBĐ

nhƣng không trả đủ nợ vay và lãi Hồ sơ 2 1 3

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu phòng tổng hợp Vietinbank QB)

+ Cùng với sự tăng trƣởng về số lƣợng KHDN vay vốn, số lƣợng hồ sơ TSBĐ của KHDN đƣợc Chi nhánh tiếp nhận và thẩm định, cho vay tăng mạnh qua từng năm, số hồ sơ TSBĐ tiếp nhận năm 2014 là 820, năm 2015 là 1.277, năm 2016 là 1.588 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ đƣợc cho vay đạt khoảng 90%

tổng số hồ sơ đƣợc thẩm định hàng năm, điều này cho thấy chất lƣợng tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tài sản của Chi nhánh khá tốt. Số lƣợng hồ sơ TSBĐ cao hơn nhiều lần so với số lƣợng KHDN vay vốn. Nguyên nhân do Vietinbank đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng theo hƣớng bán lẻ, các KHDN của Chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó, một khoản vay đƣợc bảo đảm bởi nhiều tài sản, cũng vì thế, khối lƣợng công việc đối với cán bộ làm công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN cũng tăng lên.

+ Nợ xấu cho vay KHDN có TSBĐ năm 2014 là 14,5 tỷ đồng, năm 2015 là 11,4 tỷ đồng, năm 2016 là 15,2 tỷ đồng, qua các năm đều duy trì dƣới 2%, tất cả các khoản nợ xấu của Chi nhánh đều là nợ có TSBĐ và giảm qua các năm, dù tỷ lệ cho vay KHDN có TSBĐ tăng lên nhƣng dƣ nợ xấu giảm và duy trì tỷ lệ thấp cho thấy nỗ lực kiểm soát và thu hồi nợ xấu của Chi nhánh.

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể qua ba năm lần lƣợt là: 0,23%, 0,19% và 0,17%, tƣơng đối thấp và giảm dần. Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ thể trong cho vay KHDN có TSBĐ lại tăng: năm 2014 là 2,7 tỷ đồng, năm 2015 là 2,6 tỷ đồng và 2016 là 2,9 tỷ đồng, có sự tăng lên này là vì các khoản nợ xấu cũ chƣa thu hồi đƣợc chuyển nhóm nợ cao hơn đồng thời giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm giảm sút. Qua đây cho thấy thực trạng quản lý TSBĐ tại Chi nhánh chƣa thực sự tốt. Đối với các tài sản này trong thời gian cho vay Chi nhánh chƣa quan tâm kiểm tra theo dõi để phát hiện hỏng hóc, hao mòn, từ đó định giá giảm đối với TSBĐ, yêu cầu khách hàng trả bớt nợ vay hoặc bổ sung thêm TSBĐ khác (khi phát sinh nợ xấu, nguồn thu từ SXKD của khách hàng không đủ để trả bớt nợ vay). Công tác định giá, định giá lại TSBĐ chƣa sát với giá thị trƣờng dẫn đến xác định mức cho vay cao trong khi giá trị khấu trừ của TSBĐ thấp, tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro cụ thể.

+ Tỷ lệ thu hồi nợ XLRR từ TSBĐ đạt chƣa cao, qua 3 năm từ 2014 đến 2016 tỷ lệ này lần lƣợt là 45,94%; 66,67%; 54,05%. Nguyên nhân là do Chi nhánh thận trọng phối hợp với khách hàng bán TSBĐ từ khi phát sinh nợ xấu, hoạt động SXKD của khách hàng ngƣng trễ, khách hàng cũng muốn bán tài

sản để trả nợ, những tài sản có giá trị lớn, dễ bán hơn nhƣ QSD đất, hàng

hóa… đã đƣợc bán trƣớc, những khoản nợ khi chuyển qua XLRR cũng là lúc

chỉ còn lại tài sản có độ an toàn thấp nhƣ máy móc thiết bị, máy công trình…, qua thời gian cũng bị hao mòn, giảm sút giá trị, nên xử lý chậm và giá bán thấp hơn nhiều so với giá trị nghĩa vụ đƣợc bảo đảm.

+ Những trƣờng hợp sau khi xử lý TSBĐ vẫn không thu hồi đƣợc Chi nhánh bù đắp bằng quỹ dự phòng theo quy định, đồng thời tiếp tục theo dõi và yêu cầu khách hàng tìm nguồn khác trả nợ. Tổn thất qua các năm là 1,7 tỷ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng bằng tài sản trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)