Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng bằng tài sản trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 98 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ làm

bộ làm công tác BĐTDBTS

- Con ngƣời là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN, đòi hỏi Chi nhánh phải quan tâm tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt. Vấn đề rủi ro đạo đức chƣa bao giờ hết nóng trong lĩnh vực ngân

hàng, đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng doanh nghiệp là những ngƣời thƣờng xuyên làm việc trong môi trƣờng nhạy cảm, tiếp xúc với số tiền lớn, có quan hệ quen biết với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nắm bắt đƣợc kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ… từ đó dễ nảy sinh lòng tham, lợi dụng sự tin tƣởng của khách hàng và lãnh đạo để trục lợi cá nhân làm ảnh hƣởng đến uy tín và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, Chi nhánh cần thƣờng xuyên quán triệt tƣ tƣởng, ý thức tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ, giáo dục, bồi dƣỡng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.

- Thông qua các lớp đào tạo trực tiếp và online, thƣờng xuyên đào tạo bồi dƣỡng cho cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng mềm. Ngoài các khóa học do Vietinbank tổ chức nhƣ hiện nay, Chi nhánh cần tăng cƣờng tổ chức các hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn tại chỗ, học tập kinh nghiệm, …trong Chi nhánh và với chi nhánh khác. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ tự trau dồi, học thêm.

- Xây dựng chính sách khen thƣởng kỉ luật kịp thời hợp lý, đồng thời với đó là chính sách tiền lƣơng, quan tâm đời sống cán bộ nhân viên để nắm tâm tƣ nguyện vọng, phòng ngừa và hạn chế hiện tƣợng tha hóa, móc nối với khách hàng để vụ lợi, gây hậu quả cho ngân hàng.

- Tuyển dụng số lƣợng cán bộ có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc; đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, bố trí sắp xếp công việc phù hợp trình độ, năng lực, sở trƣờng, nguyện vọng để cán bộ có thể phát huy hết khả năng.

- Tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh, cởi mở, vui vẻ, các cán bộ làm việc tại những bộ phận khác nhau có nhiệm vụ, quyền hạn và quan điểm khác nhau (ví dụ nhƣ cán bộ các phòng khách hàng và cán bộ hỗ trợ tín dụng) nhƣng vẫn phối kết hợp tốt với nhau vì công việc chung.

- Giao chỉ tiêu kinh doanh phù hợp từng phòng tổ, cán bộ, quy trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ trong công tác tín dụng nói chung và bảo đảm tín dụng nói riêng. Cùng với trách nhiệm, Chi nhánh cũng nên quy định quyền hạn, quyền lợi xứng đáng để khích lệ cán bộ cống hiến cho ngân hàng.

- Thực hiện luân chuyển công tác cán bộ hợp lý. Nhiều cán bộ làm việc lâu năm với doanh nghiệp tạo ra sự thân quen, phối hợp tốt trong công việc, tuy nhiên một số khác lại lợi dụng vị trí công tác để vòi vĩnh khách hàng, hay thông đồng với khách hàng để lừa đảo ngân hàng. Do đó, Chi nhánh cần thực hiện luân chuyển công tác phù hợp để doanh nghiệp không gặp khó khăn phiền hà khi làm việc với cán bộ mới tiếp quản, đồng thời phòng ngừa hành vi sai trái của cán bộ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng bằng tài sản trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 98 - 100)