6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK QUẢNG BÌNH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình đƣợc thành lập vào ngày 02/02/2004 theo quyết định số 018/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, có trụ sở tại số 50 đƣờng Lý Thƣờng Kiệt, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đến ngày 3/7/2009, sau khi Ngân hàng Công Thƣơng chuyển đổi sang mô hình cổ phần, Chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Vietinbank Quảng Bình).
Vietinbank Quảng Bình ra đời muộn hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, song trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhờ có lãnh đạo giỏi, áp dụng chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, kết hợp tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đƣợc đào tạo bài bản, nên từ khi thành lập đến nay đã phát triển không ngừng cả về chiều rộng và chiều sâu, là địa chỉ ngân hàng uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ
Vietinbank Quảng Bình thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của ngành, của Vietinbank.
Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Quảng Bình bao gồm 06 phòng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức Hành chính. Ngoài ra, Chi nhánh có 05 phòng giao dịch là: Phòng giao dịch Ba Đồn, Phòng giao dịch Bố Trạch, Phòng giao dịch Chợ Ga, Phòng giao dịch Đồng Hới, Phòng giao dịch Lệ Thủy.
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng: ---
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Vietinbank Quảng Bình
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Quảng Bình)
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm trƣớc tổng giám đốc Vietinbank, điều hành chung toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ, hoạt động của các phòng ban do giám đốc phân công phụ trách, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của Chi nhánh khi giám đốc ủy quyền.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay, tài trợ thƣơng mại đối với khách hàng doanh nghiệp.
- Phòng Bán lẻ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay đối với khách hàng bán lẻ: cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp có quy mô
- Phòng Kế toán: Tiếp nhận chứng từ, kiểm soát và hạch toán các giao dịch liên quan đến khách hàng đúng chế độ kế toán (giao dịch gửi/ rút tiền, chi trả kiều hối, chuyển tiền ngoại tệ, tính và thu lãi, phí…, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, phát hành thẻ….). Thực hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, lập kế hoạch tài chính, bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định, quản lý hệ thống máy tính và điện toán, quản lý kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ, thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính Chi nhánh.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm… của Chi nhánh.
- Phòng Tổng hợp: Tham mƣu cho ban lãnh đạo trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch; tổng hợp báo cáo toàn Chi nhánh, xử lý nợ có vấn đề, điều hành cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh, tính toán xác định lãi suất đầu vào đầu ra giúp ban lãnh đạo triển khai kế hoạch kinh doanh chung, phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
- Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện chế độ tiền lƣơng, bảo hiểm, quản lý lao động, tham mƣu cho ban giám đốc trong công tác văn phòng, hành chính quản trị, lập kế hoạch, thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc, công tác văn thƣ lƣu trữ…
- Các phòng giao dịch: Trực tiếp thực hiện các giao dịch đối với khách hàng tại phòng giao dịch, huy động vốn cá nhân và tổ chức kinh tế, cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong phạm vi đƣợc Giám đốc Chi nhánh ủy quyền.
2.1.3. Kết quả hoạt động
a. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn luôn đƣợc Chi nhánh xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Từ chỉ tiêu kế hoạch đƣợc Vietinbank giao, Chi nhánh lập kế hoạch huy động vốn giao đến tất cả các phòng tổ, các phòng tổ giao đến từng cán bộ trong Chi nhánh. Kết quả công tác đƣợc thể hiện qua số liệu ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh 2014-2016
ĐVT: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nguồn vốn 1.256 100 2.009 100 2.416 100 753 59,95 407 20,26 Theo nhóm KH 1.256 100 2.009 100 2.416 100 753 59,95 407 20,26 -Cá nhân 1.070 85,19 1.249 62,17 1.542 63,82 179 16,73 293 23,46 -Tổ chức 186 14,81 760 37,83 874 36,18 574 308,60 114 15,00 Theo kỳ hạn 1.256 100 2.009 100 2.416 100 753 59,95 407 20,26 -Không kỳ hạn 126 10,03 206 10,25 293 12,13 80 63,49 87 42,23 - Có kỳ hạn 1.130 89,97 1.803 89,75 2.123 87,87 673 59,56 320 17,75
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Quảng Bình)
Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 của Chi nhánh là 2.416 tỷ đồng, tăng 407 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 120,26% so với năm 2015, và đạt 98,6% kế hoạch (kế hoạch nguồn vốn 2016: 2.450 tỷ đồng). Nguồn vốn huy động từ nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, và tăng trƣởng hàng năm khá, năm 2014 là 1.070 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 85,19%, năm 2015 là 1.249 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 62,17%, năm 2016 là 1.542 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 63,82%, đây là nguồn vốn nhàn rỗi và có tính chất ổn định hơn so với nguồn tiền gửi của tổ chức. Xét theo kỳ hạn, nguồn vốn có kỳ hạn
chiếm tỷ trọng đến 90% tổng nguồn vốn, nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn không ổn định và thƣờng xuyên biến động, chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng nguồn vốn qua 3 năm. Chi nhánh duy trì đƣợc cơ cấu nguồn vốn huy động khá hợp lý.
b. Tình hình cho vay
Song song với huy động vốn, công tác cho vay đóng vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho Chi nhánh. Trong giai đoạn 2014-2016, Chi nhánh Quảng Bình luôn đạt kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó kết quả trong công tác cho vay luôn là điểm nhấn. Số liệu cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 2.2 dƣới đây.
Chi nhánh luôn đạt đƣợc mức tăng trƣởng dƣ nợ trên 20% qua các năm. Tổng dƣ nợ cho vay năm 2016 đạt 3.604 tỷ đồng, tăng 803 tỷ đồng so với năm 2015, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 128,67%. Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dƣ nợ, năm 2014 là 77,35%, năm 2015 là 64,19% và năm 2016 là 54,41%, tỷ trọng này giảm dần do những năm gần đây Vietinbank định hƣớng là ngân hàng bán lẻ, tăng tỷ trọng dƣ nợ khách hàng cá nhân. Bám sát định hƣớng chỉ đạo của Vietinbank, Chi nhánh duy trì tỷ lệ dƣ nợ cho vay trung dài hạn ở mức thấp, chiếm 22,36% trong tổng dƣ nợ năm 2014, 26,6% năm 2015 và 30,11 % năm 2016. Chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức dƣới 1% và giảm dần qua từng năm. Chi nhánh đƣợc đánh giá là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2014-2016 ĐVT: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Dƣ nợ 2.102 100 2.801 100 3.604 100 699 33,25 803 28,67 Theo nhóm KH 2.102 100 2.801 100 3.604 100 699 33,25 803 28,67 -Cá nhân 476 22,65 1.003 35,81 1.643 45,59 527 110,71 640 63,81 -KHDN 1.626 77,35 1.798 64,19 1.961 54,41 172 10,58 163 9,07 Theo kỳ hạn 2.102 100 2.801 100 3.604 100 699 33,25 803 28,67 -Ngắn hạn 1.632 77,64 2.056 73,40 2.519 69,89 424 25,98 463 22,52 -Trung dài hạn 470 22,36 745 26,60 1.085 30,11 275 58,51 340 45,64 Nợ xấu 16,16 0,77 15,72 0,56 16,42 0,46 (0.43) (2,67) 0.70 4,45
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Quảng Bình)
c. Kết quả tài chính
Bảng 2.3. Kết quả tài chính của Chi nhánh giai đoạn 2014-2016
ĐVT: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng thu nhập 301 309 399 8 2,66 90 29,13 Trong đó: Thu dịch vụ 8,8 7,3 9,8 (1,5) (17,05) 2,5 34,2 Tổng chi phí 277 272 357 (5) (1,81) 85 31,25
Chênh lệch thu chi 24 37 42 13 54,17 5 13,51
(Nguồn:Báo cáo tổng kết chi nhánh Vietinbank Quảng Bình 2014-2016)
Nhờ sự tăng trƣởng liên tục cả về nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay, nợ xấu duy trì ở mức thấp, tiết giảm các khoản chi phí mà hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt đƣợc những kết quả tốt. Quy mô hoạt động tăng đáng kể, thƣờng xuyên làm ăn có lãi, chênh lệch thu chi tăng lên qua từng
năm, đạt 24 tỷ đồng năm 2014, 37 tỷ đồng năm 2015 và đến năm 2016 là 42 tỷ đồng. Năm 2015 tăng 154% so với 2014 và năm 2016 tăng 113% so với 2015. Đây là kết quả khá trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, là sự nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Chi nhánh.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG TÀI SẢN TRONG CHO VAY KHDN TẠI VIETINBANK QUẢNG BÌNH SẢN TRONG CHO VAY KHDN TẠI VIETINBANK QUẢNG BÌNH
2.2.1. Đặc điểm KHDN vay vốn của Chi nhánh
- Số lƣợng KHDN vay vốn tại Chi nhánh lớn và hàng năm tăng lên đáng kể (từ 292 doanh nghiệp năm 2014 tăng lên thành 428 doanh nghiệp trong năm 2016), chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tăng qua từng năm, các khoản vay của khách hàng thƣờng có giá trị nhỏ, do đó khối lƣợng hồ sơ công việc (hồ sơ vay vốn, hồ sơ TSBĐ…) phát sinh tại Chi nhánh rất lớn, yêu cầu cán bộ tín dụng Chi nhánh phải giải quyết mức độ công việc nhiều. Việc trao đổi thông tin, cung cấp hồ sơ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đƣợc nhanh chóng hơn nhờ tính năng động và linh hoạt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngƣợc lại, tính chuyên nghiệp còn thấp nên thông tin cung cấp có độ tin cậy chƣa cao, Chi nhánh cũng gặp khó khăn hơn trong việc tƣ vấn hồ sơ vay vốn, hồ sơ TSBĐ cho khách hàng. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động mang tính chất gia đình, các thành viên tự đóng góp vốn kinh doanh, nên hạn chế về quy mô vốn và trình độ quản lý, tuy nhiên việc sử dụng vốn thận trọng và có chọn lọc hơn, doanh nghiệp có trách nhiệm và ý thức trong việc trả nợ, giữ gìn tài sản thế chấp.
- Địa bàn hoạt động của các khách hàng doanh nghiệp trải rộng trên toàn tỉnh có điều kiện giao thông đi lại chƣa thực sự thuận lợi, nên Chi nhánh gặp một số khó khăn trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, nắm bắt tình hình
SXKD cũng nhƣ thẩm định, kiểm tra, kiểm soát, quản lý tài sản bảo đảm, cập nhật kịp thời thông tin về khách hàng và tài sản.
- Khách hàng doanh nghiệp hoạt động đa dạng trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong đó dƣ nợ cho vay doanh nghiệp trong ngành xây dựng và thƣơng mại chiếm tỷ trọng cao. Đối với doanh nghiệp xây dựng, tài sản của họ chủ yếu là giá trị xây lắp, máy móc công trình mang tính đặc thù, dễ hao mòn hữu hình do điều kiện bảo quản, hao mòn vô hình do khoa học kĩ thuật, phân tán nhiều nơi theo công trình, thƣờng đƣợc Chi nhánh định giá thấp do có độ rủi ro lớn. Các doanh nghiệp thƣơng mại có tài sản cố định ít, hàng hóa luân chuyển liên tục gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát nên Chi nhánh ít nhận làm bảo đảm. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp thƣờng lớn hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm họ có. Đây cũng là khó khăn trong công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN của Chi nhánh.
- Số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp, doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng phƣơng thức thanh toán chuyển tiền T/T, nên Chi nhánh không áp dụng bảo đảm bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo phƣơng thức L/C, nhờ thu đƣợc; không có khách hàng nào là Tổng công ty Nhà nƣớc, công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán nên không có TSBĐ là cổ phiếu. Đây là những tài sản bảo đảm khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên khách hàng của Chi nhánh không có. Do đó cũng hạn chế khả năng đa dạng hóa danh mục TSBĐ trong cho vay KHDN của Chi nhánh.
2.2.2. Chính sách bảo đảm tín dụng bằng tài sản trong cho vay KHDN của Vietinbank Quảng Bình KHDN của Vietinbank Quảng Bình
Chính sách BĐTDBTS trong cho vay KHDN của Vietinbank Quảng Bình áp dụng dựa trên nền tảng là chính sách BĐTDBTS của Vietinbank, đƣợc quy định tại Quyết định 1718/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 25/12/2014 (chi tiết tại phụ lục 01).
Chính sách BĐTDBTS của Vietinbank Quảng Bình đƣợc xây dựng rõ ràng và chi tiết, tuy nhiên khá thận trọng, nguyên tắc chặt chẽ nên vẫn còn một số khách hàng hiện hữu của Chi nhánh có nhu cầu vốn lớn nhƣng không đủ TSBĐ đáp ứng điều kiện của Chi nhánh hoặc Chi nhánh định giá và xác định tỷ lệ cho vay thấp và bị ngân hàng khác lôi kéo.
2.2.3. Tổ chức quản lý công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN
Vietinbank Quảng Bình tổ chức quản lý công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN theo mô hình chuyên môn hóa, có sự tham gia của các bộ phận: Phòng khách hàng (Khách hàng doanh nghiệp/ phòng bán lẻ/ phòng giao dịch có nghiệp vụ cho vay KHDN), phòng Hỗ trợ tín dụng, phòng phê duyệt tín dụng của TSC, phòng tiền tệ kho quỹ, lãnh đạo Chi nhánh. Việc phân công nhiệm vụ trong công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN tại Chi nhánh đƣợc trình bày ở phụ lục 02..
Tổ chức quản lý công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN của Vietinbank Quảng Bình khá hợp lý, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, kiểm soát chéo rất chặt chẽ, tuy nhiên chƣa thực sự gọn nhẹ: Có nhiều bộ phận tham gia vào một bƣớc trong quy trình, những trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền Chi nhánh phải trình TSC thông qua phòng Phê duyệt tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh, gây mất thời gian.
2.2.4. Tình hình thực hiện công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN tại Vietinbank Quảng Bình tại Vietinbank Quảng Bình
Công tác BĐTDBTS trong cho vay KHDN của Chi nhánh đƣợc thực hiện theo quy trình BĐTDBTS đƣợc Vietinbank xây dựng và ban hành [19]:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ TSBĐ
- CBQHKH hƣớng dẫn bên bảo đảm về trình tự, thủ tục nhận bảo đảm, giải thích đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của bên bảo đảm. CBQHKH hƣớng dẫn bên bảo đảm cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo quy định.
- CBQHKH tiếp nhận hồ sơ TSBĐ, đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ, trung thực, hợp pháp, hợp lệ, thống nhất giữa các tài liệu liên quan của hồ sơ bên bảo đảm cung cấp. Sao chụp một bộ hồ sơ, ký xác nhận đối chiếu bản chính, trả lại hồ sơ cho bên bảo đảm và chuyển bản sao cho CBTĐ để thẩm