6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện công tác thẩm định TSBĐ
- Tất cả các cán bộ tham gia công tác BĐTDBTS cần thực hiện nghiêm túc quy trình công tác, các quy định, văn bản hƣớng dẫn của Vietinbank về thẩm định TSBĐ.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ thẩm định về vai trò của công tác thẩm định TSBĐ. Thẩm định TSBĐ là nội dung trọng tâm có tính quyết định trong công tác BĐTDBTS, do đó CBTĐ cần có định hƣớng và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thẩm định TSBĐ cũng nhƣ vai trò nhiệm vụ của mình thì mới có thể hoàn thành tốt công việc, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN.
- Cần thẩm định kĩ nội dung về pháp lý của của TSBĐ, của bên bảo đảm, kiểm tra kĩ lƣỡng các cam kết của khách hàng về TSBĐ không có tranh chấp, đƣợc phép giao dịch, tăng cƣờng liên hệ các cơ quan chức năng có liên quan để làm rõ các nội dung về pháp lý, tính thật giả của tài sản, hồ sơ tài sản chứ không bị động phụ thuộc thông tin khách hàng cung cấp. Để hạn chế tranh chấp phát sinh, những trƣờng hợp bên bảo đảm là hộ gia đình, cần yêu cầu có biên bản họp gia đình có sự chấp thuận của các thành viên đủ 15 tuổi trở lên có tên trong hộ khẩu, những thành viên tại thời điểm ký HĐBĐ chƣa đủ 15 tuổi nhƣng sau đó đủ 15 tuổi thì yêu cầu văn bản chấp thuận khi sửa đổi bổ
sung hoặc ký lại HĐBĐ. Trƣờng hợp thành viên gia đình đi làm ăn, học tập ở xa thì có văn bản ủy quyền. Đối với bên bảo đảm là ngƣời già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo, Chi nhánh nên yêu cầu có văn bản định đoạt tài sản (di chúc thừa kế) khi còn sống.
- Định giá là nội dung quan trọng trong thẩm định TSBĐ, CBTĐ cần áp dụng linh hoạt các phƣơng pháp định giá phù hợp đặc điểm từng loại tài sản. Hiện nay Vietinbank đã có văn bản hƣớng dẫn các phƣơng pháp định giá TSBĐ, CBTĐ nên nghiên cứu kĩ để có thể vận dụng thành thạo, không chỉ tập trung vào phƣơng pháp phổ biến, dễ áp dụng mà có thể chƣa phù hợp, lảng tránh phƣơng pháp khó, phức tạp, có thể kết hợp nhiều phƣơng pháp để định giá một tài sản (ví dụ trung tâm thƣơng mại, cao ốc văn phòng…). Việc định giá còn cần phải có căn cứ đầy đủ, tuân thủ quy định, nên xây dựng các chỉ tiêu định giá đối với từng nhóm tài sản để tài sản không bị định giá quá cao hoặc quá thấp. Nếu định giá theo giá thị trƣờng cần lƣu hồ sơ các căn cứ định giá là tài liệu về các giao dịch trên thị trƣờng đã thành công… Đối với tài sản hình thành trong tƣơng lai, định giá dựa trên thực tế, căn cứ giá thị trƣờng thay vì căn cứ hồ sơ dự án, giá trị quyết toán của khách hàng.
- Tái thẩm định TSBĐ cần cập nhật tình trạng của TSBĐ, pháp lý của bên bảo đảm, của TSBĐ, của doanh nghiệp vay vốn, phải định giá lại tài sản theo giá thị trƣờng tại thời điểm tái thẩm định, lƣu ý phát hiện các tranh chấp, các nội dung thực hiện cam kết của khách hàng, các dấu hiệu rủi ro để có ứng xử kịp thời.
- Nội dung dự báo, phân tích rủi ro liên quan TSBĐ cần đƣợc đầu tƣ hơn, nội dung này yêu cầu nhiều thời gian, công sức và trình độ do thị trƣờng diễn biến phức tạp, cơ chế Nhà nƣớc thay đổi, TSBĐ đa dạng. Chi nhánh có thể giao cho một vài cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm làm đầu mối công
tác này nhằm cung cấp những dự báo, đánh giá tổng quát cho công tác thẩm định của Chi nhánh.
- Những TSBĐ thuộc loại tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm, Chi nhánh cần thẩm định chặt chẽ các điều kiện về bảo hiểm để đảm bảo đáp ứng quy định. Trƣờng hợp nào nhận thấy rủi ro lớn, dù không thuộc quy định bắt buộc, Chi nhánh vẫn có thể chủ động yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm đã thanh toán phí bảo hiểm, do đó Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hóa đơn, biên lai thể hiện đã thanh toán phí bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm phải có điều khoản thể hiện Vietinbank Quảng Bình là bên thụ hƣởng thứ nhất, trƣờng hợp khách hàng đã mua bảo hiểm trƣớc thời điểm ký HĐBĐ, Chi nhánh yêu cầu bên bảo đảm có văn bản ủy quyền thụ hƣởng bảo hiểm cho Vietinbank Quảng Bình là ngƣời thụ hƣởng thứ nhất.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu có chọn lọc, cập nhật thông tin về giá, về thị trƣờng giao dịch, về xu hƣớng biến động giá các loại tài sản, các khu vực đất quy hoạch, giải tỏa…, thông tin cảnh báo đối với các loại TSBĐ là cần thiết và hữu ích để công tác thẩm định TSBĐ thuận lợi và nhanh chóng hơn.
- Ngoài các trƣờng hợp theo quy định, Chi nhánh nên linh hoạt thuê cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp thẩm định giá đối với tài sản bảo đảm có giá trị lớn hoặc TSBĐ đặc thù, ít thông tin tham khảo trên thị trƣờng, thiếu tài liệu làm căn cứ định giá để đánh giá đúng giá trị tài sản và xác định mức cấp tín dụng phù hợp.
- Kết hợp tốt giữa thẩm định TSBĐ và thẩm định phƣơng án vay vốn, vì một phƣơng án vay vốn khả thi, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn tiền trả nợ ngân hàng mà không cần phải dùng đến TSBĐ.
- Hƣớng tới việc thành lập bộ phận thẩm định riêng, cán bộ thẩm định đƣợc đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ để thẩm định dự án, thẩm định TSBĐ của toàn bộ KHDN của Chi nhánh. Hiện nay ở Chi nhánh đã có sự phân công công việc cho cán bộ thẩm định, tuy nhiên nhiều cán bộ thẩm định kiêm cán bộ quan hệ khách hàng, thực hiện nhiều nội dung công việc khác nhau, nên không thực sự chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định.