Tăng cƣờng công tác quản lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng bằng tài sản trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Tăng cƣờng công tác quản lý tài sản bảo đảm

- Quản lý TSBĐ là một vấn đề rất quan trọng nhƣng trong thực tế các ngân hàng chƣa thực sự quan tâm đúng mức. TSBĐ khi đƣợc ngân hàng nhận cầm cố, thế chấp bảo đảm cho khoản vay thì ngân hàng phải có trách nhiệm quản lý, theo dõi để đảm bảo tài sản luôn trong trạng thái bình thƣờng hoặc để kịp thời khi phát hiện các vấn đề xảy ra nhằm có biện pháp ứng xử thích hợp. Quản lý TSBĐ tốt trƣớc hết là việc thực hiện nghiêm túc quy định về theo dõi, kiểm tra, định giá lại TSBĐ theo định kỳ và đột xuất, công tác này nếu đƣợc duy trì thƣờng xuyên và liên tục sẽ giúp Chi nhánh kịp thời phát hiện việc tài sản bị hao hụt, hỏng hóc, giảm giá trị để yêu cầu khách hàng bổ sung, thay thế tài sản, rút giảm dƣ nợ, phát hiện và ngăn chặn đƣợc việc khách hàng tẩu tán tài sản khi không có khả năng trả nợ, hoặc chí ít là để giữ uy tín của ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ và nhận lại nguyên vẹn tài sản.

- Tăng cƣờng rà soát, kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn, tình hình TSBĐ, đặc biệt TSTC đƣợc khách hàng khai thác thƣờng xuyên nhƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải… Đánh giá việc sử dụng tài sản bảo đảm của khách hàng có đúng mục đích hay không, có đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật hay không, có ảnh hƣởng đến giá trị tài sản hay không, trƣờng hợp tài sản đặc thù, mang tính kĩ thuật chuyên môn cao, có thể thuê chuyên gia đi cùng kiểm tra.

- Đối với tài sản bảo đảm là kho hàng, kho nguyên vật liệu, việc quản lý sẽ gặp khó khăn hơn do khách hàng vẫn có nhu cầu sử dụng, định đoạt tài sản khi đã cầm cố, thế chấp cho ngân hàng. Do đó, Chi nhánh cần cử cán bộ hoặc thuê bên thứ ba quản lý sát sao đối với loại tài sản này, giữ chìa khóa kho và giấy tờ sổ sách cần thiết, giám sát việc xuất kho, nhập kho của khách hàng khi phát sinh hoặc có thể trực tiếp xuất nhập kho đối với loại hàng hóa dễ thực hiện.

- CBQLKH phối hợp phòng Tiền tệ kho quỹ và các phòng nghiệp vụ liên quan rà soát, đối chiếu dữ liệu về tài sản bảo đảm của khách hàng theo định kỳ hàng tháng, để đảm bảo số liệu luôn khớp đúng, không có trƣờng hợp tài sản đã xuất kho trên hồ sơ mà thực tế chƣa xuất hoặc ngƣợc lại hồ sơ chƣa giải chấp mà tài sản đã đƣợc trả lại cho khách hàng. Thực tế trong quá khứ tại Chi nhánh đã có trƣờng hợp tài sản chƣa xuất kho trên hệ thống nhƣng thực tế cán bộ lấy cắp hồ sơ gốc tài sản thế chấp để cấu kết với khách hàng tƣ lợi mà phòng Tiền tệ kho quỹ và CBQHKH đều không biết vì không rà soát, kiểm tra đối chiếu hồ sơ, tài sản định kì theo quy định.

- Thực hiện đúng quy định về định giá lại TSBD theo định kì và đột xuất, đặc biệt trong trƣờng hợp giá cả thị trƣờng biến động giảm trên 20%, tính khấu hao hàng năm theo quy định đối với máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, xác định giá trị TSBĐ tại thời điểm định giá lại, yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ hoặc rút giảm dƣ nợ tƣơng ứng nếu tài sản bị giảm giá bởi vì đến khi phải phát mại TSBĐ để thu hồi nợ thì giá trị định giá tại thời điểm thế chấp, cầm cố không còn ý nghĩa gì.

- Trƣờng hợp khách hàng bổ sung hồ sơ thiếu, cần tiến hành nhập kho ngay trong ngày, tránh trƣờng hợp thất lạc.

- Đối với tài sản hình thành trong tƣơng lai, CBQHKH cần kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn, tiến độ hình thành tài sản, cƣờng độ sử dụng, bảo quản tài sản của khách hàng.

- Hạn chế cho khách hàng mƣợn hồ sơ TSBĐ mang ra khỏi trụ sở Chi nhánh, trƣờng hợp cho mƣợn, CBQHKH cần theo sát để kiểm tra, giám sát trong cả quá trình cho mƣợn. Sau đó tiến hành kiểm tra, đối chiếu kĩ, nhập kho ngay khi khách hàng trả lại tài sản.

- Xây dựng phần mềm, chƣơng trình theo dõi, nhắc nhở, in báo cáo các TSBĐ sắp hết hạn bảo hiểm để kịp thời nhắc nhở khách hàng mua bổ sung, báo cáo các TSBĐ đến hạn kiểm tra, định giá lại trong vòng 1 tuần, 1 tháng để cán bộ có kế hoạch, sắp xếp công việc đi kiểm tra.

- Tạo mối quan hệ tốt và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nhƣ: chính quyền địa phƣơng, cơ quan quản lý nhà đất địa phƣơng, các đơn vị liên quan để có thông tin, nắm bắt kịp thời những biến động về tài sản giúp việc quản lý TSBĐ thuận lợi hơn, hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng bằng tài sản trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 95 - 97)