Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh kon (Trang 86 - 91)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN

2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý thuế TNCN tại tỉnh Kon Tum còn những hạn chế sau:

a. Về cơng tác lập dự tốn thu thuế TNCN

Cơng tác lập dự tốn thu chƣa sát với thực tế, cơ quan Thuế chƣa dựa trên việc thu thập thông tin từ các chỉ tiêu kinh tế nhƣ: GDP, CPI, giá cả thị trƣờng, thành lập DN; Các chính sách thu, chính sách tiền tệ, đất đai; Việc đăng ký kê khai, hoàn thuế, thanh tra thuế; Số thu theo địa bàn, theo khu vực và theo sắc thuế. Phƣơng pháp phân tích và lập dự tốn thu cịn thủ cơng, lạc hậu chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại; chƣa đáp ứng yêu cầu trong hoạch định chính sách.

Cơng tác lập dự tốn thu thuế chƣa đƣợc chi tiết đến từng loại thu nhập chịu thuế làm cho đơn vị thực hiện cũng thiếu quan tâm quản lý chi tiết do không đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể trong dự toán thu thuế TNCN. Lập và giao dự tốn cịn mang tính áp đặt, chủ quan, cảm tính chƣa khoa học và chính xác, chỉ tập trung nghiên cứu các diễn biến kinh tế, các chính sách thuế, phân tích các nhân tố làm tăng, giảm nguồn thu nhƣng chƣa có thơng tin về hộ kinh doanh, các doanh nghiệp để xác định cơ sở thực tế và tiềm năng của nguồn thu. Do áp lực về chi ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng nên giao dự toán năm sau cao hơn năm trƣớc, tạo nhiều áp lực cho công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng.

b. Về cơng tác quản lý thu thuế TNCN

Cơng tác quản lý thuế TNCN địi hỏi ngành thuế phải xây dựng đƣợc một thống xử lý dữ liệu tập trung. Theo đó, mọi thơng tin về NNT, gia cảnh của NNT cần phải đƣợc lƣu giữ tập trung làm cơ sở đối chiếu, kiểm tra việc kê khai giảm trừ gia cảnh, phát hiện các trƣờng hợp khai trùng, khai thiếu hồ sơ... việc áp dụng luật thuế TNCN trong hệ thống phần mềm và dung lƣợng máy chủ của ngành thuế chƣa đáp ứng nhu cầu của việc cấp mã số thuế TNCN và quản lý thuế TNCN.

Việc quản lý thuế TNCN ở địa bàn cấp huyện, thành phố địi hỏi các cơ chế chính sách có liên quan cần phải đƣợc hồn thiện hơn.Ví dụ vấn đề quản lý đất đai của ngƣời dân cần có cơ sở dữ liệu về quyền sử đất mới có thể đối chiếu đƣợc việc chuyển nhƣợng nhà, đất làm căn cứ xác định các trƣờng hợp phải nộp thuế hoặc đƣợc miễn thuế.

Về nội dung hƣớng dẫn của Luật, Nghị định và thông tƣ chƣa thống nhất đƣợc với chính quyền địa phƣơng trong việc xác nhận để giảm trừ gia cảnh: Một trong những đặc thù cơ bản của Luật thuế TNCN là ngƣời nộp thuế tùy điều kiện thực tế của mình để đƣợc giảm trừ gia cảnh. Theo luật thuế TNCN, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ... của ĐTNT ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhƣng bị tàn tật khơng có khả năng lao động, khơng có thu nhập hoặc có thu nhập nhƣng khơng vƣợt quá 1.000.000đồng/ tháng...sẽ đƣợc giảm trừ 3.6 triệu đồng/ngƣời/tháng. Hồ sơ chứng minh ngƣời phụ thuộc trong độ tuổi lao động khơng có khả năng lao động đƣợc cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của UBND cấp xã, phƣờng về mức độ tàn tật khơng có khả năng lao động. Tuy nhiên, trong thực tế đang có một phần lớn ngƣời tàn tật có xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng tàn tật nhƣng khơng mất hết khả năng lao động và vẫn đang làm việc một cơ sở kinh doanh nào đó thì cơ quan y tế từ

cấp huyện trở lên xác nhận nhƣ thế nào? Và quản lý việc xác nhận của các cơ quan y tế ra sao để thống nhất trong cả nƣớc nhằm tránh những tiêu cực trong việc xác nhận làm thất thoát nguồn thu.

Việc khấu trừ tại nguồn còn chƣa thực hiện tốt, nhiều khoản chi trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ tại nguồn theo quy định nhƣng các cơ quan chi trả thu nhập không thực hiện khấu trừ kịp thời, cơ quan thuế cũng không kiểm tra hƣớng dẫn, đôn đốc kịp thời dẫn tới việc truy thu thuế TNCN gặp khó khăn.

Đối với thu nhập của cá nhân không ký hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, việc khấu trừ ngay các lần chi trả thu nhập trên 2.000.000đồng/lần gặp nhiều khó khăn, gây phản ứng của các ĐTNT. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền cơng chủ yếu thực hiện thu thuế TNCN thông qua tổ chức, chi trả thu nhập. Tuy nhiên, những cá nhân này cịn có các nguồn thu nhập khác nhƣng khơng tổng hợp chung vào thu nhập chung của cá nhân để tính thuế thu nhập cũng nhƣ quyết tốn thuế TNCN.

Hiện nay, việc quản lý thu nhập đối với ngƣời lao động ở địa bàn tỉnh Kon Tum còn rất nhiều bất cập. Một loạt đối tƣợng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập nhƣng vẫn chƣa phải nộp thuế đơn giản là vì cơ quan thuế khơng nắm đƣợc thu nhập của họ là bao nhiêu. Từ đó, các thu nhập tính thuế cũng bị bỏ sót. Thu nhập từ đi họp, dự hội nghị, nhận quà tặng đối với các cán bộ thuộc khu vực nhà nƣớc, thu nhập của cá nhân hành nghề tự do không thuộc diện điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập của ca sĩ, thu nhập từ các hoạt động giảng dạy, luyện thi...vẫn chƣa đƣợc cơ quan thuế quản lý.Thu nhập từ tiền thuê nhà ngƣời thuê và chủ nhà thơng đồng về việc khai báo giá tính thuế.

Do tính chất các khoản thu nhập không đều đặn, cùng với sự buông lỏng của các CQCT thu nhập đối với việc khấu trừ thuế trƣớc khi chi trả thu nhập đã tạo điều kiện cho các khoản thu nhập này trên thực tế nằm ngoài diện phải nộp thuế. Bản thân cơ quan thuế cũng chƣa kiểm tra việc khấu trừ thuế

của các đơn vị chi trả thu nhập, chƣa theo dõi sát sao việc thực hiện sổ sách kế toán của các đơn vị đối với việc trả thu nhập cho ngƣời lao động, hoặc các đơn vị khấu trừ tiền thuế TNCN của ngƣời lao động ngƣời làm công ăn lƣơng nhƣng không nộp cho cơ quan. Phần lớn hộ gia đình cá nhân kinh doanh chƣa biết kê khai thuế, khơng thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa đơn chứng từ do trình độ dân trí thấp và hình thức thanh tốn chủ yếu là tiền mặt.

Hiện nay, việc quy định MST cho từng ĐTNT vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, do vậy công tác quản lý thuế thu nhập của ĐTNT gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều ngƣời có thu nhập trên mức khởi điểm tính thuế, có nộp thuế cho cơ quan thuế nhƣng vẫn chƣa có MST, do đó cơ quan thuế sau này khơng thể xác định đƣợc các thông tin cụ thể về ĐTNT. Các đơn vị chi trả thu nhập nộp thuế lên cho cơ quan thuế bao nhiêu thì cơ quan thuế biết bấy nhiêu.

Khơng kiểm sốt đƣợc tính chân thực trong kê khai, tính thuế và quyết tốn thuế cũng là điểm yếu của ngành thuế cả nƣớc nói chung và ngành thuế Kon Tum nói riêng. Cơng việc này đƣợc thực hiện từ các đơn vị chi trả thu nhập hoặc các ĐTNT nếu nhƣ thuộc diện tự kê khai. Cơ quan thuế sẽ nhận bản kê khai và tính thuế, qua đó kiểm tra việc tính thuế có chính xác khơng. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào những kê khai này để tiến hành thu thuế.

Vì vậy, cơng tác quản lý thu nhập cịn nhiều bất cập, cơng tác quản lý việc kê khai của cơ quan thuế dựa hoàn toàn vào kê khai của các đơn vị chi trả thu nhập gửi lên hay các ĐTNT gửi lên. Công việc của cơ quan thuế chỉ đơn giản là việc kiểm tra tính tốn số thuế trong bản khai đã đúng chƣa. Sau đó sẽ tiến hành thu thuế căn cứ vào tờ khai thuế đã đƣợc gửi lên. Các bƣớc trong công tác quản lý thu thuế chƣa có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, do vậy một cơng đoạn quản lý khơng tốt thì những cơng đoạn sau sẽ mất đi ý nghĩa và hiệu quả.

thực hiện. Điều này càng làm cho việc quản lý thu thuế bộc lộ nhiều kẽ hở cho các đối tƣợng tìm cách trốn thuế.

c. Cơng tác tun truyền hỗ trợ NNT chưa đạt hiệu quả cao

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở Cục Thuế Kon Tum đƣợc tổ chức từ Văn phòng Cục đến các Chi cục Thuế nhƣng hiệu quả còn hạn chế. Cục Thuế Kon Tum nói riêng và ngành thuế Việt Nam hiện nay cũng đã xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục thuế sâu rộng tuy nhiên mới chỉ mang tính chất phong trào, chƣa thƣờng xuyên. Công tác hỗ trợ ĐTNT còn nghèo nàn, rời rạc, phân tán. Chức năng hỗ trợ hƣớng dẫn NNT còn chƣa đƣợc phân định rõ ràng trong cơ quan thuế giữa phòng Tuyên truyền hỗ trợ và phòng kiểm tra. Nội dung hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số lƣợng rất hạn chế các văn bản hƣớng dẫn, chƣa có điều tra, khảo sát, phân tích nhu cầu của ĐTNT theo nhu cầu của đối tƣợng. Cán bộ làm cơng tác hỗ trợ cịn chƣa có kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hỗ trợ ĐTNT.

Là một tỉnh nhỏ, nguồn nhân lực về tài chính - kế tốn, luật kinh tế có trình độ lạc hậu hoặc đội ngũ những ngƣời làm công tác kế tốn chƣa có kinh nghiệm, khơng đƣợc đào tạo bài bản nên việc thực hiện chứng từ, sổ sách và hạch toán kế toán một số doanh nghiệp nhất là DN ngoài quốc doanh chƣa đầy đủ, đúng chế độ kế tốn dẫn đến việc tính tốn kê khai khơng chính xác. Phịng Tun truyền hổ trợ chƣa thực hiện hổ trợ những đối tƣợng này nhƣ mở lớp tập huấn về chế độ kế tốn, chính sách pháp luật... chỉ mới đơn thuần tập huấn giới thiệu chính sách thuế mới, trả lời những vƣớng mắc của DN.

d. Công tác thanh, kiểm tra thuế chưa đạt hiệu quả cao

Cơng tác thanh tra thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng vẫn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và hiệu quả cịn thấp. Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN chƣa đƣợc đặt đúng vị trí, chất lƣợng cịn hạn chế, phƣơng pháp kỹ thuật thanh tra, kiểm tra còn lạc hậu. Đối tƣợng thanh tra, kiểm tra

thuế mới chỉ là các DN, còn các cá nhân có thu nhập thì chƣa phải là đối tƣợng của công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thanh, kiểm tra thuế TNCN chủ yếu đƣợc kết hợp với thanh kiểm tra quyết tốn thuế của DN, do đó chỉ mới giám sát đƣợc ngƣời có thu nhập tại một nơi trong phần liên quan tới chi phí hợp lý của DN. Việc ứng dụng CNTT trong công tác thanh kiểm tra thuế TNCN còn rất hạn chế, hệ thống thông tin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tra cứu thơng tin tổng thể về NNT, do đó những ngƣời có thu nhập ở nhiều nơi thì khó kiểm sốt và phát hiện.

Kinh nghiệm, trình độ một bộ phận cán bộ các phịng chức năng nhƣ quản lý thuế TNCN, thanh tra, kiểm tra thuế cũng còn hạn chế nhất định trong chuyên mơn nghiệp vụ thuế, kế tốn doanh nghiệp, ứng dụng tin học khai thác thông tin NNT, nên một phần chƣa đáp ứng kịp thời với các hành vi trốn tinh vi của NNT nhƣ hiện nay.

Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế vẫn thực hiện theo phƣơng pháp thủ công, truyền thống, sự trợ giúp của CNTT ở mức độ thấp, số hồ sơ phát hiện có sai sót qua kiểm tra ít, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế cịn mang tính hình thức, việc phân loại theo đối tƣợng, theo loại hồ sơ, theo nội dung thƣờng xuyên có sai sót để tập trung nguồn lực kiểm tra chƣa thực hiện đƣợc. Chƣa có chƣơng trình, kế hoạch riêng, chuyên đề về thanh, kiểm tra thuế TNCN, công tác kiểm tra tại trụ sở NNT có tỷ lệ tƣơng thấp so với số lƣợng NNT phải kiểm tra, việc xử lý số thuế TNCN tăng thêm sau khi kết thúc thanh, kiểm tra còn thấp, hoạt động thanh, kiểm tra chƣa tập trung vào các đối tƣợng có gian lận, vi phạm có rủi ro cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh kon (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)