CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh kon (Trang 97 - 102)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Các dự báo

Để đảm bảo quyền lợi của NNT và đơn giản trong công tác quản lý thuế TNCN, dự báo trong thời gian tới chính sách thuế TNCN sẽ đƣợc thay đổi nhƣ sau:

- Giảm mức thuế suất phải nộp ở bậc 1 xuống 1-2% thay vì 5% nhƣ hiện hành, tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 12- 13 triệu đồng /ngƣời/tháng,ngƣời phụ thuộc lên 4-5 triệu đồng /ngƣời/tháng. Giảm thuế suất và tăng mức giảm trừ gia cảnh sẽ khuyến khích NNT tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

- Giảm mức thuế suất phải nộp ở bậc 7 xuống còn 25-30% cho đảm bảo đƣợc mối tƣơng quan với thuế TNDN theo từng bƣớc của lộ trình cải cách thuế và phù hợp xu thế cải cách thuế ở các nƣớc trong khu vực. Mức thuế cao sẽ làm giảm tính cạnh tranh nội bộ quốc gia và quốc tế trong thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao vào Việt Nam làm việc.

- Biểu thuế lũy tiến cần phải giảm bậc thuế, chỉ tối đa là 3-4 bậc thay vì 7 bậc (Phụ lục 10). Chính sách thuế càng đơn giản, NNT dễ thực hiện và cơ quan thuế cũng dễ quản lý. Thay đổi mức thuế suất theo biểu thuế lũy tiến sao cho khoảng cách giữa các mức không quá chênh lệch, có nhƣ vậy mới khuyến khích đƣợc những ngƣời lao động có tài năng, đồng thời cũng giảm đƣợc hiện tƣợng khai man thu nhập, hiện tƣợng gian lận thuế.

khơng bị lạc hậu thì Luật khơng nên quy định ngƣỡng khởi điểm tính thuế TNCN bằng một mức tiền tuyệt đối, làm nhƣ vậy phải thƣờng xuyên điều chỉnh ngƣỡng khởi điểm tính thuế khi tốc độ lạm phát của nền kinh tế tăng cao. Luật nên quy định ngƣỡng khởi điểm tính thuế theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lƣơng, tiền cơng tối thiểu, có nhƣ vậy khi nhà nƣớc điều chỉnh tiền lƣơng, tiền công tối thiểu sẽ không ảnh hƣởng đến luật thuế thu nhập cá nhân. Đây chính là một trong những căn cứ quan trọng để tạo ra sức sống lâu bền cho Luật thuế TNCN.

Những dự báo về thay đổi chính sách thuế TNCN sẽ phù hợp với tình hình thực tế của đất nƣớc, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế từng thời kỳ, phù hợp với tốc độ lạm phát của đồng tiền và phù hợp với thu nhập bình quân của mọi ngƣời dân trong xã hội, phù hợp xu hƣớng cải cách thuế trong nƣớc và thông lệ quốc tế. Số thu từ thuế TNCN sẽ giảm số thu ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, gây áp lực cho ngành thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

3.1.2. Các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc

- Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 thì tới năm 2020 một số sắc thuế của Việt Nam sẽ áp dụng cơ bản một mức thuế suất, từng bƣớc đơn giản biểu thuế, điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích tổ chức, cá nhân làm giàu hợp pháp. Theo đó, mức thuế TNCN sẽ giảm bớt 3 mức thuế suất từ 7 mức thuế suất (từ 5% đến 35%) nhƣ hiện nay xuống còn 4 mức thuế suất, hơn nữa sẽ giảm mức thuế suất cao nhất (35%) trong biểu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền cơng xuống cịn 30%. Việc đơn giản hóa biểu thuế TNCN giúp dễ triển khai, dễ áp dụng, giúp ngăn ngừa khả năng lợi dụng để trốn thuế. Mặt khác, giảm mức thuế suất đảm bảo sự điều tiết lũy tiến đối với thu nhập cao, giảm khoảng

cách giàu nghèo, qua đó góp phần cải sách thủ tục hành chính thuế, tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

- Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành quyết định 2309/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 về giao dự tốn ngân sách nhà nƣớc năm 2017, trong đó có quy định cụ thể về điều chỉnh tiền lƣơng. Theo đó, từ 1/7/2017, thực hiện điều chỉnh mức lƣơng cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng sẽ góp phần thúc đẩy cải cách mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, hạn chế tiêu cực góp phần cải cách thủ tục hành chính thuế.

- Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Theo đó, thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, minh bạch hoá các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào cơng tác phịng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế. Đồng nghĩa với nó là sẽ hạn chế các hoạt động bất hợp pháp nhƣ: làm tiền giả, trả công lao động bằng tiền mặt, trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng,... tăng cƣờng sự minh bạch và năng lực thực thi của pháp luật sẽ tạo điều kiện cho cơng tác kiểm sốt tài sản, thu nhập, xác định chính xác thu nhập chịu thuế TNCN của cán bộ, công chức, ngƣời lao động góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế.

- Các dự án xây dựng sẽ và đang đƣợc triển khai đầu tƣ nhƣ: Tuyến đƣờng cao tốc từ Cửa khẩu quốc tế Bờ Y-Ngọc Hồi, Kon Tum đến PleiKu, Gia Lai; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18B đến Lào đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; Dự án thuỷ điện thƣợng Kon Tum (220MW) sẽ phát điện vào tháng 3/2019; Phấn đấu xây dựng thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại II

vào năm 2020. Các dự án trên sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm tới.[44]

3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum

Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2015-2020 xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2020 trên 9%/năm. Đến năm 2020, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế1

: nông-lâm-thuỷ sản là 26-27%, công nghiệp-xây dựng là 31-32%, thƣơng mại-dịch vụ là 35-36%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 2.500 USD; thu ngân sách nhà nƣớc tại địa bàn trên 3.500 tỷ đồng.

- Đến năm 2020, dân số khoảng 580 nghìn ngƣời; trên 52% lao động qua đào tạo; có 80% ngƣời trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thơng và tƣơng đƣơng; 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; 50% xã, phƣờng, thị trấn có nhà văn hóa; ít nhất 25 xã đạt chuẩn nơng thơn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 3-4%/năm.

- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách vào năm 2020 khoảng 14,0-15,0%. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 18-19% thời kỳ 2016- 2020; theo đó, giá trị xuất khẩu của tỉnh đến năm 2020 khoảng 300-320 triệu USD.

3.1.4. Mục tiêu và định hƣớng chung của ngành thuế

a) Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống

nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất

trong nước và là một trong những cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mơ có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; cơng tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thơng lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hố cao.”

Đối với chính sách thuế TNCN quyết định đã nêu rõ nội dung cải cách nhƣ sau:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hƣớng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phƣơng pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hƣớng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế; điều chỉnh số lƣợng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tƣợng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tƣơng tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa thể nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.

- Cơ cấu lại theo hƣớng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu NSNN; Tỷ lệ huy động thu NSNN giai đoạn 2016-2020 khoảng 20-21% GDP; Tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 19-20% GDP; Tốc độ tăng trƣởng số thu thuế, phí và lệ phí bình qn hàng năm từ 16-18%/năm.

- Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến năm 2020 là một trong bốn nƣớc đứng đầu khu vực Đơng Nam Á đƣợc xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế;

- Đến năm 2020 tối thiểu có 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số ngƣời nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

- Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đƣợc kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%.

b) Định hướng chung

Hiện đại hóa tồn diện cơng tác quản lý thuế cả về phƣơng pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hƣớng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho ngƣời nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đƣa Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh kon (Trang 97 - 102)