Khái niệm quản lý thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 30)

8. Tổng quan tài liệu

1.1.3. Khái niệm quản lý thuế

a. Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói cách khác đó hoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống

cơ quan quản lý thuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các Luật thuế.

Quản lý thuế có vai trò đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường được thiết kế nhằm thực hiện những chức năng cao cả của thuế như điều tiết kinh tế vĩ mô phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư trông xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ trở thành hiện thực nếu quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát tốt để ai là NNT thì phải nộp thuế đúng, nộp thuế đủ và nộp thuế đúng hạn số thuế phải nộp vào NSNN. Vì vậy có thể khẳng định QLT có vai trò Quyết định cho sự thành công của từng chính sách thuế.

b. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế

Thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế. Chính sách thuế là công cụ thực sự có hiệu lực quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế hoạt động có hiệu quả là chủ trương giải phóng mọi tiềm năng sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy tổ chức sắp xếp lại SXKD nâng cao chất lượng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hoạt động của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận, vì vậy các chủ thể kinh tế thường dùng nhiều thủ đoạn, tiểu xảo để trốn thuế hoặc “lách luật”. Vì vậy đòi hỏi ngành thuế phải tăng cường quản lý thu thuế để phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế, ngăn ngừa biểu hiện tiêu cực trong việc chấp hành pháp luật thuế.

1.1.4. Tầm quan trọng của việc quản lý thuế đối với hộ cá thể

kinh doanh nhiều mặt hàng, hay thay đổi địa điểm và ngành nghề kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ còn mang tính tự phát có thể bỏ qua nhiều quy định để thu về lợi nhuận. Trình độ am hiểu và chấp hành ý thức pháp luật của người dân không cao nên đã làm cho công tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hộ kinh doanh cá thể lại hoạt động trong phạm vi dàn trải, địa bàn rất rộng gây không ít khó khăn trong công tác quản lý.

Ngoài ra, đa số các hộ kinh doanh vẫn chưa thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp. Nhiều hộ kinh doanh chưa tự nguyện, tự giác đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và nhiều hộ chây ỳ không nộp thuế, nợ đọng thuế,... Nhiều trường hợp hộ kinh doanh cá thể cá thể khai tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn hoạt động bình thường mà cán bộ thuế không phát hiện ra hoặc không phát hiện được nên số lượng xử lý vẫn còn ít so với thực tế cần xử lý.

Xét trên khía cạnh chủ quan, trong thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, khi cán bộ thuế không đủ năng lực hoặc không đủ lực lượng hoặc nghiêm trọng hơn là lợi dụng sự lỏng lẻo trong quy định quản lý thuế mà cố tình cấu kết với các đối tượng nộp thuế làm thất thu NSNN. Như vậy, việc tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là công tác cần thiết và hết sức quan trọng, không chỉ phục vụ riêng cho công tác thu ngân sách mà còn thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo công bằng xã hội nói chung. Chính vì vậy, từng cấp cơ sở quản lý thuế cần có những biện pháp quản lý riêng cho phù hợp với thực trạng thu thuế ở khu vực đó, góp phần chóng thất thu thuế, ngăn chặn sự thất thu NSNN.

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ 1.2.1. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật. Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật. Hiện nay, tình trạng trốn thuế, sai phạm

về thuế vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, chính sách thuế thường xuyên thay đổi và rất nhiều NNT chưa có điều kiện nắm bắt kịp thời các luật thuế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT sẽ tăng cường tính thực thi của pháp luật Thuế nói riêng và pháp luật của Nhà nước nói chung.

Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là khâu đầu của công tác quản lý thuế theo chức năng. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế có tác dụng không chỉ đối với người nộp thuế, nhằm ngăn ngừa giảm dần các sai phạm, việc làm này còn thuận lợi ngay cả cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuyên truyền hỗ trợ cho người nộp thuế sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Người nộp thuế sẽ nhận được những thông tin, kiến thức về thuế, tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đối với cơ quan thuế sẽ làm tăng số thu, giảm chi phí, tăng mức độ chấp hành và tăng độ tin cậy của NNT. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ thì số thuế do NNT chủ động thực hiện nộp vào ngân sách tăng lên mà chưa cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra. Để làm tốt công tác hỗ trợ người nộp thuế, cơ quan thuế phải thật sự coi người nộp thuế là các khách hàng.

1.2.2. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế đối với hộ cá thể

Đăng ký thuế:

Là việc người nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một (hoặc một số) loại thuế với cơ quan quản lý thuế, chỉ những người có nghĩa vụ mang tính thường xuyên, định kỳ mới phải đăng ký thuế. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế.

+ Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt qua trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không tồn tại.

Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu, tờ khai thuế để kê khai thuế và khi thực hiện các giao dịch.

+ Hộ cá thể thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

+ Hộ cá thể và cá nhân khác đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, khi có thay đổi một trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Đối với người nộp thuế là hộ cá thể có thay đổi thông tin đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế thì khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện cập nhật các thông tin thay đổi cho người nộp thuế.

+ Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật, hộ cá thể phải thực hiện thủ tục chấm dứt mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

+ Cơ quan thuế có trách nhiệm việc cấp mã số thuế, cập nhật các thông tin thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế; thực hiện đóng mã số thuế thuế và thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khai thuế, tính thuế:

- Khai thuế là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế. NNT sử dụng

hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.

+ Đối với Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế. Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn theo quý.

+ Cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

+ Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân nếu có tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng. Cá nhân lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung. Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.

- CQT tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế của NNT, đồng thời có các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của NNT, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Ấn định thuế:

Về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế kê khai vào NSNN theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, trường hợp hộ cá thể không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai

thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện quyền ấn định thuế cũng như hạn chế tình trạng lạm dụng khi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trong công tác quản lý thuế.

Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầu NNT chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế khi NNT không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, trung thực.

Căn cứ ấn định thuế:

+ Cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ NNT khai báo về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến NNT; các cơ quan quản lý Nhà nước khác. + Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô tại địa phương.

+ Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực. Tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp (ấn định toàn bộ) hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.

Nộp thuế:

Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

1.2.3. Quản lý miễn thuế, giảm thuế đối với hộ cá thể

Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được qui định tại các văn bản pháp luật về thuế.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán ngừng/nghỉ kinh doanh thì thông báo ngừng/nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế chậm nhất là một ngày trước khi ngừng/nghỉ kinh doanh. Cơ quan thuế căn cứ vào thời gian ngừng/nghỉ kinh doanh của cá nhân nộp thuế khoán để xác định số tiền thuế khoán được giảm

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì gửi văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ miễn (giảm) thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành để xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

1.2.4. Quản lý thông tin người nộp thuế đối với hộ cá thể

Hệ thống thông tin về người nộp thuế là tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, bao gồm các thông tin định danh, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác do người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thông tin về người nộp thuế được thu thập từ các nguồn: Thông tin, tài liệu do NNT hoặc tổ chức, các nhân được NNT uỷ quyền kê khai, cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan quản lý thuế thu thập trong quá trình theo dõi đăng ký, kê khai, nộp thuế; giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ; kiểm tra, thanh tra, điều tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về thuế; và quản lý sử dụng hoá đơn của người nộp thuế; thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của NNT; thông tin về chính sách và tình hình phát triển kinh tế; đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của NNT hoặc nhóm NNT do bên thứ ba là các cơ quan, tổ cức, cá nhân cung cấp; thông tin, tài liệu mua từ tổ chức, cá nhân (nếu có).

thống nhất từ trung ương đến địa phương; đảm bảo cơ sở dữ liệu tập trung về trung ương; xây dựng chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ giữa cơ quan quản lý thuế các cấp.

1.2.5. Quản lý nợ thuế đối với hộ cá thể

Thực hiện nội dung của Luật Quản lý thuế, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những chức năng có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý thuế. Điều này được thể hiện:

Một là, việc quản lý nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống quản lý thuế, một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự tính, tự khai - tự nộp thuế được sử dụng nhằm quản lý hệ thống thuế.

Hai là, đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuế còn nợ thuế vào

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 30)