Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 42)

8. Tổng quan tài liệu

1.3.3. Các nhân tố khác

a. Đặc điểm của địa bàn

Huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum là huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nguồn thu chủ yếu là từ khu vực kinh tế ngoài

quốc doanh, tỷ trọng số thuế từ khu vực này chiếm từ 80% đến 90%, trong đó từ hộ kinh doanh cá thể chiếm từ hơn 50% đến 60% trong tổng số thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện.

Ranh giới hành chính tất cả các phía đều giáp với các huyện lân cận nên trong bối cảnh phát triển, các hộ kinh doanh gia tăng về số lượng cũng như quy mô; công nghiệp trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gia tăng.

b. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan

Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách khác thuế là một phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chính sách thuế không phải là công việc đơn phương của ngành thuế. Cần có sự phối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của Nhà nước.

Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của nhân dân: Nhà nước đưa được công tác thuế vào quần chúng nhân dân là công việc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế; nâng cao tính pháp lý của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác về nghĩa vụ nộp thuế và quyền lợi được hưởng về thuế, tạo điều kiện giúp thuế trở thành công cụ mạnh mẽ trong trong điều khiển kinh tế quốc gia. Nếu trình độ nhận thức và ý thức chấp hành thuế của quần chúng nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng thời qua sự phản hồi những vấn đề bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂKTÔ, TỈNH KON TUM

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ THUẾ

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu- Đặc điểm tự nhiên - Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Đăk Tô nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum. Trung tâm huyện là thị trấn Đăk Tô, cách trung tâm hành chính tỉnh Kon Tum khoảng 42 km về phía bắc theo quốc lộ 14.

Về ranh giới hành chính: Phía đông giáp huyện Đăk Hà và huyện Tu Mơ Rông; phía tây giáp huyện Ngọc Hồi và huyện Sa Thầy; phía nam giáp huyện Sa Thầy và huyện Đăk Hà; phía bắc giáp huyện Tu Mơ Rông.

Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh chạy qua, nối Đăk Tô với các huyện trong tỉnh, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung và Nam Lào, đông bắc Cam Pu Chia. Đường Tam Kỳ-Trà My-Đăk Tô hoàn thành sẽ tạo điều kiện thông thương gần hơn với cảng Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất...

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Đăk Tô 50.641 ha. Đến năm 2010, đất có khả năng nông nghiệp khoảng 14.796 ha; đất lâm nghiệp khoảng 22.921 ha, trong đó rừng tự nhiên có 16.896 ha. Đất đai, địa hình trên địa bàn huyện cơ bản thích nghi với nhiều loại cây trồng vùng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Tài nguyên nước: Tài nguyên mặt nước được phân bố chủ yếu trên 3 lưu vực của các sông chính: Đăk Tờ Kan, Pô Kô, Đăk Pờ Xi. Lượng mưa bình quân từ 2.400-2.600 mm/năm nên nguồn nước mặt rất lớn. Đây là tiềm năng

để xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, cấp nước.

Tài nguyên khoáng sản: Đăk Tô có nguồn khoáng sản đá, cát, sỏi xây dựng, đất sét… suối nước khoáng ở Kon Đào, Đăk Rơ Nga.

Về du lịch: Đăk Tô có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: Rừng thông thị trấn Đăk Tô, suối nước nóng Kon Đào, thác Đăk Lung. Kết hợp du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh và các lễ hội dân tộc của Bắc Tây Nguyên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội + Lĩnh vực kinh tế:

Trong những năm qua, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đã chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (giai đoạn 2006-2010) là 13,07%; năm 2010 là 16,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 15,17 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2006.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: nông lâm nghiệp chiếm 41,23%, công nghiệp-xây dựng chiếm 38,24%, dịch vụ 20,53%.

* Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp tại thôn 1, xã Tân Cảnh nhìn từ bờ Tây sông Pô Kô

Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có diện tích tập trung khá lớn như: Cây cao su năm 2010 có 6.033 ha, cà phê 692 ha, bời lời 2.023 ha.

Công nghiệp trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và nhỏ với tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 (giá SS 1994) đạt 96,45 tỷ đồng, bình quân

hàng năm tăng 16%.

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển mạnh, thị trường hàng hoá ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động bưu chính, viễn thông đã có bước chuyển biến mạnh trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý được tăng cường, khai thác có hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh như ngành ngân hàng, bưu điện.

+ Lĩnh vực xã hội

Dân số trung bình năm 2010: 38.642 người; Trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 30,8%, dân số nông thôn chiếm khoảng 69,2%. Mật độ dân số 76 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động (có khả năng lao động) năm 2010 là 18.732 người.

Hệ thống trường, lớp học từng bước đã được đầu tư, kiên cố hoá, xoá trường lớp tạm. Đến nay trên địa bàn huyện 01 trường dạy nghề, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường THPT, 01 trường PTTHDT nội trú, 9 trường THCS, 12 trường tiểu học và 12 trường mầm non, chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì và phát triển. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường, có 7/9 xã có trạm y tế kiên cố; trang thiết bị hiện đại đã từng bước được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.

Nhiều công trình, thiết chế văn hoá đã được đầu tư xây dựng ở hầu hết các xã, thị trấn. Các di tích lịch sử, văn hoá từng bước được tôn tạo và phục dựng. Các thôn có điều kiện đã tu sửa và làm mới nhà rông truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

2.1.2. Tình hình hoạt động của hộ cá thể trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum tỉnh Kon Tum

a. Đặc điểm của hộ cá thể trên địa bàn huyện

Trong thời gian qua, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hộ cá thể cá thể ở huyện Đăk Tô đã và đang phát triển cả về số lượng, quy mô kinh doanh. Phạm vi họat động của hộ cá thể cá thể dàn trải khắp 9 xã, thị trấn trong huyện.

Đặc điểm cơ bản của hộ cá thể cá thể trên địa bàn huyện Đăk Tô: Số hộ cá thể nhiều, song doanh thu nhỏ và phân tán, chủ yếu là hoạt động thương nghiệp phân phối, cung cấp hàng hóa. Ngoài ra các hộ cá thể thường xuyên thay đổi ngành nghề kinh doanh, địa điểm và quy mô kinh doanh… những đặc điểm đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế hộ cá thể của Chi cục Thuế.

b. Quy mô phát triển của hộ cá thể trên địa bàn huyện

- Số lượng hộ cá thể trên địa bàn huyện phát triển chậm về số lượng. Hiện nay, tổng số hộ quản lý: 996 hộ, trong đó tổng số hộ lập bộ thuế khoán: 838 hộ, tính trung bình từ năm 2011, số hộ kinh doanh cá thể tăng bình quân: 64 hộ/năm.

- Về quy mô kinh doanh: Phần lớn hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn có quy mô kinh doanh nhỏ.

- Tổng số hộ quản lý: 996 hộ - Số hộ doanh thu thấp: 156 hộ.

- Tổng số hộ lập bộ thuế khoán: 838 hộ.

- Tổng số thuế lập bộ cả năm: 4.116 triệu đồng Trong đó: + Thuế Môn bài: 581 triệu đồng; + Thuế GTGT: 2.267 triệu đồng; + Thuế TNCN: 1.168 triệu đồng; + Thuế TTĐB: 100 triệu đồng.

2.1.3. Giới thiệu về cơ quan thuế

Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Tổ chức bộ máy thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Đăk Tô

- Chi cục thuế huyện Đăk Tô là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Kon Tum, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo phân cấp quản lý, Chi cục Thuế huyện Đăk Tô thực hiện quản lý thu thuế của các DN ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và chủ yếu là quản lý thu thuế của các hộ kinh doanh cá thể.

- Chi cục Thuế huyện Đăk Tô (tính đến năm 2016) có 22 cán bộ công chức, viên chức; Trong đó:

- Ban Lãnh đạo Chi cục Thuế: gồm 3 công chức.

- Cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng: 19 cán bộ, chiếm: 86,37%. - Cán bộ có trình độ Trung cấp: 02 cán bộ, chiếm: 13,63%.

- Cán bộ nữ: 09 cán bộ, chiếm: 40,90%.

* Được tổ chức biên chế: 6 Đội chức năng trực thuộc Chi cục Thuế gồm: 1. Đội Thuế liên xã, thị trấn;

2. Đội Kiểm tra thuế;

3. Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học;

4. Đội Nghiệp vụ dự toán - Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; 5. Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;

*

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế huyện Đăk Tô

Chức năng, nhiệm vụ của từng Đội thuộc Chi cục Thuế (theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế:

(1) Đội Nghiệp vụ dự toán – Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế:

Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. Đồng thời giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

(2) Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin

Chi cục trưởng Đội Thuế liên xã, thị trấn Đội Kiểm tra thuế Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học Đội Nghiệp vụ dự toán – Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Đội quản lý nợ cưỡng chế nợ thuế Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ và thu khác

học phục vụ công tác quản lý thuế.

(3) Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. Tham mưu, giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý hóa đơn, ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; thực hiện cấp, bán hóa đơn, ấn chỉ thuế cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý việc phát hành, sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

(4) Đội Thuế liên xã, thị trấn: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...).

(5) Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

(6) Đội Kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐĂK TÔ, TỈNH KON TUM

2.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế

Xác định công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT là rất quan trọng cho nên trong những năm qua công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn được Chi Cục Thuế huyện Đăk Tô quan tâm bằng việc nâng cao chất lượng công tác truyên truyền, hỗ trợ về thuế qua đó nâng cao được tính chủ động, tính tự giác, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật do đó góp phần tăng thu NSNN.

- Công tác tuyên truyền chủ yếu là phổ biến các chính sách thuế mới và được thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó hình thức tuyên truyền nhiều nhất là cấp phát tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp do Tổng cục Thuế biên soạn.

- Công tác hỗ trợ được thực hiện bằng nhiều hình thức như hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, hỗ trợ qua điện thoại, hỗ trợ bằng văn bản giải đáp vướng mắc.

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền

Năm Tập huấn Đối thoại Số bài báo Số lớp Số lượt người Số cuộc Số người

2012 2 560 2 360 16

2013 3 600 3 560 17

2014 3 717 3 620 17

2015 4 647 4 353 19

2016 4 127 4 773 21

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 42)