Thực trạng quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 62 - 65)

8. Tổng quan tài liệu

2.2.4. Thực trạng quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thu thuế vì mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là làm sao số thuế phải nộp vào kho bạc nhà nước theo đúng qui định của các Luật thuế hiện hành.

Công tác quản lý nợ thực hiện theo Quy trình Quản lý nợ thuế (ban hành theo Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục Thuế). Hàng tháng, ngay sau khi khóa sổ thuế và chốt kết quả phân loại tiền thuế nợ, công chức quản lý nợ thực hiện:

- Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế: Công chức Đội Quản lý nợ thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc bằng điện thoại.

- Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức Đội quản lý nợ thực hiện: Lập thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế và gửi Thông báo nợ đến cho HKD.

Bảng 2.8. Báo cáo phân loại nợ thuế

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền thuế nợ đến 31/12 144 142 150 176 190 Nợ có khả năng thu + Nợ dưới 90 ngày 109 48 111 51 125 52 138 58 125 57

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 + Nợ trên 90 ngày 61 60 73 80 68 Nợ có khả năng thu/ tổng nợ 0,73 0,67 0,71 0,62 0,66 Nợ không có khả năng thu/ tổng

nợ

0,27 0,33 0,29 0,38 0,34

(Nguồn: Báo cáo thống kê Hộ cá thể đang QLT – CCT Đăk Tô 2012-2016)

Như vậy, Nợ thuế được phân thành các loại nợ: nợ không có khả năng thu, nợ có khả năng thu (nợ dưới 90 ngày, nợ trên 90 ngày), trong đó có các trường hợp nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ xử lý. Việc phân loại các khoản nợ như trên nhằm mục đích xác định nguyên nhân nợ, tình trạng nợ từ đó có các biện pháp thu hồi nợ hợp lý với từng đối tượng nợ thuế. Tuy nhiên, số tiền nợ thuế của các loại nợ thuế đều có xu hướng tăng, hoặc có giảm nhưng không nhiều, số nợ đọng thuế vẫn còn cao. Sở dĩ có tình trạng này là do Chi cục Thuế chưa cương quyết, chậm áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Đồng thời, Chi cục Thuế chưa có kế hoạch đối với các nhóm đối tượng nợ thuế có sự tuân thủ khác nhau, chưa có biện pháp cưỡng chế thích hợp làm thay đổi dần hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cực hơn. Bởi sự cưỡng chế không chỉ quan tâm đến việc đối tượng nợ thuế nợ bao nhiêu thuế và nợ bao nhiêu lần mà cần xem xét đến hoàn cảnh thực tế cuả người nộp thuế, tại sao nợ và sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế là ở mức độ nào. Các chính sách về ấn định thuế và các hình thức cưỡng chế chưa có những quy định về tìm hiểu nguyên nhân nợ thuế, mức độ tuân thủ để cải thiện sự tuân thủ theo hướng ngày càng tốt hơn mà chủ yếu nhằm mục tiêu hoàn thành các dự toán thu.

Số tiền thuế nợ tính đến 31/12/2016 đã giảm so với năm 2015. Tuy nhiên, số nợ đọng thuế về vẫn còn cao; Chi Cục Thuế chưa cương quyết, chậm áp dụng biện pháp cưỡng chế. Nguyên nhân của tình trạng trên được lý

giải bởi cả yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó do hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, HKD gặp khó khăn, nhiều DN, HKD rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán, tài sản đã thế chấp tại ngân hàng, dẫn đến chưa nộp ngay, nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào NSNN. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi cục Thuế đối với công tác đôn đốc nợ chưa sát sao. Việc thực hiện cưỡng chế, công khai thông tin người nợ thuế còn hạn chế, chưa chỉ đạo thường xuyên liên tục các bộ phận chức năng trong việc thực hiên đôn đốc xử lý nợ và cưỡng chế nợ. Đây là hạn chế làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Một bộ phận NNT chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế, chây ì không nộp thuế đúng hạn, nợ thuế kéo dài, cơ quan thuế xử phạt, tính tiền chậm nộp, dẫn đến khoản tiền phạt chậm nộp tăng lên. Một số HKD kinh doanh thua lỗ đã tự giải thể, bỏ khỏi địa chỉ sản xuất, kinh doanh, còn nợ thuế, không làm thủ tục khai báo lại cho cơ quan thuế, thông báo nợ thuế không gửi đến được với NNT thường bị trả lại, gây khó khăn cho công tác đôn đốc nộp thuế. Nhiều khoản tiền thuế nợ không thể thu được nhưng cũng không thể xử lý xóa được do chính sách chưa có qui định xử lý đối với các trường hợp này cơ quan thuế các cấp vẫn phải thực hiện theo dõi, tính tiền phạt chậm nộp, làm tăng số nợ đọng thuế lũy kế. Số tiền chậm nộp của nhóm nợ có khả năng thu cũng lớn mà không thể thu được do NNT chỉ thực hiện nộp khoản nợ gốc, chưa có ý thức để nộp khoản tiền chậm nộp.

Các biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tiền, tài sản của HKD bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ gặp khó khăn, khó thực hiện được, HKD bị cưỡng chế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn tài sản, hay tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó chưa có quy chế phối hợp cụ thể với các cơ quan liên quan trong công tác cưỡng chế, nên cơ quan thuế chưa thực hiện cưỡng chế kịp

thời. Việc xác định dữ liệu nợ theo ngày trên hệ thống quản lý thuế tập trung TMS chưa được kịp thời, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, xác nhận nợ, đối chiếu nợ với NNT và việc triển khai áp dụng các biện pháp đôn đốc cưỡng chế nợ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa tập trung vào các DN nợ đọng lớn, kéo dài; số lượng NNT liên tục tăng qua các năm và số lượng người nợ thuế cũng tăng theo…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 62 - 65)