Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 44 - 47)

8. Tổng quan tài liệu

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

- Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Đăk Tô nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum. Trung tâm huyện là thị trấn Đăk Tô, cách trung tâm hành chính tỉnh Kon Tum khoảng 42 km về phía bắc theo quốc lộ 14.

Về ranh giới hành chính: Phía đông giáp huyện Đăk Hà và huyện Tu Mơ Rông; phía tây giáp huyện Ngọc Hồi và huyện Sa Thầy; phía nam giáp huyện Sa Thầy và huyện Đăk Hà; phía bắc giáp huyện Tu Mơ Rông.

Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh chạy qua, nối Đăk Tô với các huyện trong tỉnh, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung và Nam Lào, đông bắc Cam Pu Chia. Đường Tam Kỳ-Trà My-Đăk Tô hoàn thành sẽ tạo điều kiện thông thương gần hơn với cảng Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất...

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Đăk Tô 50.641 ha. Đến năm 2010, đất có khả năng nông nghiệp khoảng 14.796 ha; đất lâm nghiệp khoảng 22.921 ha, trong đó rừng tự nhiên có 16.896 ha. Đất đai, địa hình trên địa bàn huyện cơ bản thích nghi với nhiều loại cây trồng vùng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Tài nguyên nước: Tài nguyên mặt nước được phân bố chủ yếu trên 3 lưu vực của các sông chính: Đăk Tờ Kan, Pô Kô, Đăk Pờ Xi. Lượng mưa bình quân từ 2.400-2.600 mm/năm nên nguồn nước mặt rất lớn. Đây là tiềm năng

để xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, cấp nước.

Tài nguyên khoáng sản: Đăk Tô có nguồn khoáng sản đá, cát, sỏi xây dựng, đất sét… suối nước khoáng ở Kon Đào, Đăk Rơ Nga.

Về du lịch: Đăk Tô có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: Rừng thông thị trấn Đăk Tô, suối nước nóng Kon Đào, thác Đăk Lung. Kết hợp du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh và các lễ hội dân tộc của Bắc Tây Nguyên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội + Lĩnh vực kinh tế:

Trong những năm qua, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đã chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (giai đoạn 2006-2010) là 13,07%; năm 2010 là 16,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 15,17 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2006.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: nông lâm nghiệp chiếm 41,23%, công nghiệp-xây dựng chiếm 38,24%, dịch vụ 20,53%.

* Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp tại thôn 1, xã Tân Cảnh nhìn từ bờ Tây sông Pô Kô

Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có diện tích tập trung khá lớn như: Cây cao su năm 2010 có 6.033 ha, cà phê 692 ha, bời lời 2.023 ha.

Công nghiệp trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và nhỏ với tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 (giá SS 1994) đạt 96,45 tỷ đồng, bình quân

hàng năm tăng 16%.

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển mạnh, thị trường hàng hoá ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động bưu chính, viễn thông đã có bước chuyển biến mạnh trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý được tăng cường, khai thác có hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh như ngành ngân hàng, bưu điện.

+ Lĩnh vực xã hội

Dân số trung bình năm 2010: 38.642 người; Trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 30,8%, dân số nông thôn chiếm khoảng 69,2%. Mật độ dân số 76 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động (có khả năng lao động) năm 2010 là 18.732 người.

Hệ thống trường, lớp học từng bước đã được đầu tư, kiên cố hoá, xoá trường lớp tạm. Đến nay trên địa bàn huyện 01 trường dạy nghề, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường THPT, 01 trường PTTHDT nội trú, 9 trường THCS, 12 trường tiểu học và 12 trường mầm non, chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì và phát triển. Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường, có 7/9 xã có trạm y tế kiên cố; trang thiết bị hiện đại đã từng bước được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.

Nhiều công trình, thiết chế văn hoá đã được đầu tư xây dựng ở hầu hết các xã, thị trấn. Các di tích lịch sử, văn hoá từng bước được tôn tạo và phục dựng. Các thôn có điều kiện đã tu sửa và làm mới nhà rông truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)