Thực trạng quản lý đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 54 - 59)

8. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Thực trạng quản lý đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế

* Thực trạng quản lý đăng ký thuế:

- Công tác đăng ký thuế được thực hiện theo Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 11/08/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thuế về đăng ký thuế: Theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BT hướng dẫn về đăng ký thuế thì “Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thi hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh”.

- Công tác quản lý Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 quy định: Căn cứ kết quả quản lý thường xuyên trên địa bàn, Đội thuế LXP tổ chức phát tờ khai thuế theo mẫu quy định cho cá nhân mới ra kinh doanh tại địa bàn và cá nhân có thay đổi về hoạt động kinh doanh trong năm phải khai điều chỉnh bổ sung.

Bảng 2.3. Số lượng hộ cá thể đang quản lý thuế Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Hộ cá thể đang QLT 631 717 758 901 996 Hộ cá thể tăng bình quân qua các năm

0 86 31 43 95

(Nguồn: Báo cáo thống kê Hộ cá thể đang QLT – CCT Đăk Tô 2012-2016)

- Quản lý số hộ kinh doanh cá thể là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế. Có quản lý tốt hộ kinh doanh cá thể thì các công việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt. Thông qua công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn sẽ giúp cơ quan thuế nắm bắt được số lượng hộ kinh doanh cá thể đăng ký, kê khai nộp thuế, tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp.

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả điều tra hộ kinh doanh cá thể đã lập bộ quản lý

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số HCT thực tế kinh doanh 752 733 772 926 1014 Số HCT lập bộ đăng ký lập bộ 731 727 758 901 996

Chênh lệch số thực tế với số đăng ký lập bộ

27 6 14 25 16

Số tiền thuế HCT lập bộ phải nộp (Tr đ) 1.965 2.149 2.532 3.811 4.116 Số tiền đã nộp vào NSNN 1.821 2.007 2.382 3.560 3.824

Số tiền thuế nợ 144 142 150 251 292

Tổng số nợ/ Tổng số thu (%) 7.33 6.61 6.21 6.59 7.09 Số tiền thuế nợ bình quân mỗi HCT 0.197 0.195 0.198 0.279 0.293

Khác với việc đăng ký thuế của Doanh nghiệp được thực hiện đồng thời để đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, thì việc đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh lại tách rời. Tình trạng này khiến số hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh và số hộ đăng ký thuế có sự chênh lệch về số lượng. Đồng thời, đối với hộ cá thể mới ra kinh doanh hoặc hộ cá thể thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm, chưa có cơ chế liên thông phối hợp giữa các đơn vị có liên quan để quản lý sự thay đổi này. Từ đó dẫn tới công tác quản lý hộ kinh doanh không chặt chẽ, tốn kém thời gian, chi phí; bỏ lọt đối tượng thu thuế và làm thất thu cho nguồn ngân sách nhà nước.

* Thực trạng công tác quản lý doanh thu, mức thuế khoán của hộ kinh doanh:

Đội KK-KTT chủ trì phối hợp với Đội thuế LXP và Đội THNVDT để đưa ra dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của HKD trên cơ sở: mức doanh thu khoán năm liền trước năm tính thuế; mức doanh thu do cá nhân tự khai của năm tính thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nộp NSNN năm sau. Mức dự kiến được xác định cho HKD ổn định cả năm. Chi cục Thuế tổ chức việc công khai thông tin lần 1 đồng thời theo 02 hình thức như sau:

Hình thức 1: Gửi trực tiếp

Chậm nhất là ngày 20/12 hằng năm, Đội thuế LXP gửi Thông báo dự kiến doanh thu, mức thuế khoán kèm theo Bảng công khai thông tin theo mẫu quy định và địa chỉ tiếp nhận ý kiến phản hồi trực tiếp đến HKD. (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính). Đồng thời Bộ phận HCVT gửi Danh sách HKD thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN; Danh sách HKD và mức thuế phải nộp; địa chỉ nhận ý kiến phản hồi đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

Hình thức 2: Dán niêm yết công khai

Từ ngày 20/12 đến ngày 31/12 hằng năm, Đội thuế LXP tổ chức dán niêm yết Danh sách HKD thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế

TNCN; Danh sách HKD và mức thuế phải nộp và địa chỉ nhận thông tin phản hồi, góp ý về nội dung niêm yết công khai tại các địa điểm sau:

- Bộ phận “một cửa” của Chi cục Thuế; - Trụ sở UBND xã, phường, thị trấn; - Trụ sở Đội thuế;

- Ban quản lý chợ.

Từ ngày 20/12 đến ngày 31/12 hằng năm, Đội thuế LXP tiếp nhận ý kiến phản hồi của HKD, UBND xã, phường, thị trấn và người dân về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến. Đội thuế LXP lập Danh sách ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán để làm tài liệu họp tham vấn ý kiến HĐTVT và tài liệu duyệt Sổ Bộ Thuế ổn định để điều chỉnh đối tượng, doanh thu, mức thuế phải nộp của từng HKD. Chi cục Thuế tổ chức việc công khai thông tin lần 2: ngoài 2 hình thức công khai như lần 1, còn có hình thức công khai trên trang thông tin điện tử ngành Thuế.

Như vậy, công tác quản lý doanh thu, mức thuế khoán của hộ kinh doanh chủ yếu còn dựa trên mức doanh thu khoán năm liền trước năm tính thuế; mức doanh thu do cá nhân tự khai của năm tính thuế dẫn đến tình trạng mức khai doanh thu không sát với thực tế. Đồng thời, việc xử lý vi phạm và ấn định thuế của Chi cục Thuế chưa có trường hợp nào trong năm, thực trạng sẽ tồn tại các trường hợp các hộ cá thể vi phạm chế độ kê khai thuế, dẫn đến việc thất thoát nguồn thu về thuế từ hộ cá thể là rất lớn. Mặt khác, theo quy định tại Tiết a1 Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì “Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn quyển thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn”. Tức là hộ kinh doanh phải nộp cả thuế khoán và thuế dựa trên doanh thu theo hoá đơn. Tuy nhiên, cơ quan thuế rất khó quản lý được doanh thu theo hoá đơn của hộ kinh doanh. Trên thực tế, hiện nay, nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Đăk Tô không có đủ kiến thức về tài chính kế toán nên việc ghi chép lại sổ sách kế

toán gặp khó khăn. Ngoài ra, do khách hàng sử dụng dịch vụ, hàng hoá của hộ kinh doanh thường không lấy hoá đơn nên hộ kinh doanh cũng không xuất hoá đơn (ví như như nhà hàng, khách sạn, quán karaoke…)

* Thực trạng nộp thuế của hộ kinh doanh:

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả nộp thuế

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số HCT lập bộ đăng ký lập bộ 731 727 758 901 996 Số tiền thuế HCT lập bộ phải nộp (Tr đ) 1.965 2.149 2.532 3.811 4.116 Số tiền đã nộp vào NSNN 1.821 2.007 2.382 3.560 3.824

(Nguồn: Báo cáo thống kê Hộ cá thể đang QLT – CCT Đăk Tô 2012-2016)

Đội thuế LXP căn cứ Sổ Bộ Thuế đã được duyệt để thực hiện đôn đốc HKD nộp tiền thuế theo đúng thời hạn đã ghi trên Thông báo nộp thuế. Đội thuế LXP thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn HKD lưu giữ các Thông báo thuế, Giấy nộp tiền, Biên lai thu thuế,… để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu và chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ thuế của HKD.

Hiện nay, chủ yếu vẫn là Đội thuế LXP trực tiếp thu thuế bằng biên lai quyển: Đội thuế LXP thực hiện viết biên lai, ghi rõ tên, MST của HKD, loại thuế, số tiền từng loại thuế mà HKD đã nộp, ngày tháng nhận tiền thuế, ký tên và giao biên lai cho HKD. Cán bộ trực tiếp thu thuế của Đội thuế LXP có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác đã thu của HKD vào NSNN tại KBNN. Thời hạn nộp tiền vào KBNN tối đa không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền thuế của HKD đối với địa bàn thu thuế là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn; không quá 08 (tám) giờ làm việc đối với các địa bàn khác. Trường hợp số tiền thuế thu được vượt quá mười (10) triệu đồng thì phải nộp vào NSNN ngay trong ngày hoặc chậm nhất là sáng ngày làm việc tiếp theo.

Như vậy, hình thức nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá thể vẫn hạn chế ở hình thức đội thuế đi thu trực tiếp. Điều này hạn chế việc thu thuế cũng như hiệu quả công tác thu thuế chưa cao, sẽ dẫn đến tình trạng chấm biên lai thuế còn chậm dẫn đến việc thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 54 - 59)