Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể ở địa phương theo hướng tuân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 75 - 76)

8. Tổng quan tài liệu

3.1.2. Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể ở địa phương theo hướng tuân

tuân thủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước

Tăng cường quản lý thuế trước hết phải phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý thuế, Phải đảm bảo đúng chính sách theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ tăng thuế theo định hướng chung của ngành và không để sót hộ kinh doanh; phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và tạo sự đồng thuận cao của cộng đồng hộ kinh doanh;

Trong tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới quản lý thu thuế đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, khai thác triệt để các nguồn thu đồng thời kích thích sản xuất phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu.

Để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật và chính sách, quản lý thu thuế cần đổi mới theo hướng:

- Hiện đại hóa và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế

- Thực hiện dân chủ trong quản lý thuế và công khai các thủ tục hành chính thuế.

Mục tiêu quản lý thuế là trên cơ sở thi hành đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế. Qua quản lý thu thuế có thể kiểm soát, hướng dẫn khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, góp phần điều chỉnh những điểm mất cân đối trong nền kinh tế. Để quản lý thu thuế một cách đúng đắn, hiệu quả cần phải quán triệt các yêu cầu sau:

Một là, phải nuôi dưỡng nguồn thu, không vì số thu trước mắt mà làm lụi tàn nguồn thu lâu dài. Các biện pháp thu thuế phải đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu đồng thời tạo điều kiện, tạo mối trường để SXKD phát triển.

Hai là, phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đây là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý thuế. Có thu đúng mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thuế, tọa cho mọi người tin tưởng vào hệ thống pháp luật. Đồng thời thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo yêu cầu của chi NSNN, phát huy tính tích cực của các sắc thuế, hạn chế chiếm dụng nguồn thu NSNN từ người nộp thuế.

Ba là, biện pháp quản lý thu thuế phải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với tình hình SXKD ở từng hộ kinh doanh.

Bốn là, phải tối thiểu hóa các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý từ phía người nộp thuế cũng như cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 75 - 76)