Tăng cường quản lý thu thuế đối với hộ cá thể theo hướng hiện đạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 76)

8. Tổng quan tài liệu

3.1.3. Tăng cường quản lý thu thuế đối với hộ cá thể theo hướng hiện đạ

đại hóa

Hiện đại hóa quản lý thu thuế là một yêu cầu rất cấp thiết, vừa mang tính cơ bản, lâu dài. Việc hiện đại hóa được thực hiện theo hướng tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý như: công nghệ thông tin, công nghệ quản lý hiện đại (công nghệ mềm) vào tất cả các khâu của quản lý thu thuế: từ tổ chức bộ máy, cán bộ đến quy trình – thủ tục thu thuế.

việc tổ chức các bộ phận, các khâu quản lý phải phù hợp với chương trình quản lý hiện đại; sử dụng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quản lý; yêu cầu đối với cán bộ trong việc trang bị kiến thức và sử dụng các quy trình, thiết bị hiện đại phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý thuế.

- Trong quy trình quản lý thuế: Từ khâu tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng; Xử lý tờ khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra; quản lý thu nợ đều thực hiện tin hóa học ứng dụng công nghệ thông tin. Hình thức phổ biến và hiệu quả trong công việc hiện đại hóa các khâu của quy trình quản lý thu là: xây dựng cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về thuế và các thông tin liên quan qua trang web và các mạng máy tính; phổ biến các mẫu, biểu qua mạng; kê khai thuế qua mạng; kiểm tra qua mạng…

Tóm lại, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế đối với hộ cá thể thì cần phải triển khai đồng bộ các khâu trong quy trình quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế này.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện theo nội dung

a. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, hỗ trợ về chính sách thuế

Tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và chưa đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là do công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ NNT chưa được coi trọng đúng mức, chưa có định hướng rõ rệt, hình thức còn nghèo nàn, lượng thông tin cung cấp còn ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của NNT và xã hội, làm cho nhận thức và hiểu biết của người dân nói chung và NNT nói riêng về thuế còn hạn chế.

Mặt khác, các chính sách thuế thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, NNT không có hoặc chưa có điều kiện nắm bắt kịp thời, không biết hết các thủ tục và nghĩa vụ thuế của mình. Vì vậy, càng cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế cho NNT nhằm làm cho các tổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội kịp thời nắm bắt các quy định về thuế, hiểu rõ được bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế, đó là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền lợi chính đáng của bản thân NNT. Mọi hành vi trốn thuế, tránh thuế, gian lận về thuế không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức công dân, dư luận xã hội cần phải lên án không khoan nhượng. Từ đó xây dựng ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thuế trong toàn dân, toàn xã hội.

Đứng trước những yêu cầu trên rõ ràng là ngành thuế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho toàn dân triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ, phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp thuế, đưa công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT thành một trong những khâu trọng tâm của ngành trong công tác quản lý và thu thuế.

Mục tiêu của công tác tuyên truyền là: trên cơ sở xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền thuế sâu, rộng trên các phương tiện hiện đại và miễn phí nhằm phục vụ NNT và các tầng lớp nhân dân thuận tiện nhất, tạo mọi điều kiện để NNT tuân thủ nộp thuế một cách tự nguyện. Phấn đấu 100% cán bộ thuế đều là những tuyên truyền viên thuế giỏi.

Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục sẽ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của hộ kinh doanh về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua các giải pháp cụ thế sau:

- Chi cục Thuế cần chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, tranh thủ phối hợp với các cơ quan tuyên truyền đại chúng để định hướng dư luận một cách kịp thời, triệt để. Thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế với

hộ kinh doanh, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Phấn đấu mỗi cán bộ thuế đều là người tuyên truyền, giáo dục tích cực nhất đối với người nộp thuế và mọi công dân, thu hút sự hợp tác của các hộ kinh doanh trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, tạo điều kiện để người dân hiểu việc thu thập thông tin là giải pháp hỗ trợ xác định số thuế sát với doanh thu phát sinh, từ đó đảm bảo công khai, minh bạch giữa các hộ kinh doanh đồng thời giúp NNT nắm vững chính sách, quy trình thủ tục thu và nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN;

- Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế cũng được đẩy mạnh. Giải đáp thắc mắc cho các đối tượng nộp thuế không nhất thiết phải thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế mà phải gắn với trách nhiệm cán bộ thuế quán lý địa bàn là một tuyên truyền viên có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích khi hộ cá thể có yêu cầu trả lời. Từ chỗ hiểu rõ được chính sách thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà người nộp thuế thường mắc phải. Thường xuyên tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật về thuế tại xã, phường nhất là những đợt cao điểm như đầu năm và cuối năm để giúp hộ kinh doanh có thể dự tính doanh thu hoặc quyết toán thuế được chính xác. Từ đó, giúp cho hộ kinh doanh chủ động xác định doanh thu và có thể so sánh với mức doanh thu mà cơ quan thuế đưa ra.

- Phối hợp với Đài truyền thanh, truyền hình của huyện phổ biến, tuyên truyền chính sách thuế. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chỉ tiêu, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, các văn bản, chính sách, chế độ thuế, kết quả hoạt động của Chi cục thuế. Thường xuyên cung cấp tài liệu, định hướng cho Đài truyền thanh, truyền hình lồng ghép các nội dung tuyên tuyền thuế vào chương trình công tác của đơn vị, cụ thể hóa nội dung Quy chế xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư.

- Nâng cao trách nhiệm của hộ kinh doanh trong quá trình cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Kết hợp đồng bộ và hài hoà các biện pháp kiểm tra, khảo sát, vận động, tuyên truyền, đấu tranh để NNT tự giác kê khai doanh thu sát với thực tế.

b. Hoàn thiện các thủ tục hành chính thuế về đăng ký, kê khai thuế

Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của các HKD. Cơ quan thuế có chức năng quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các HKD thực hiện nghĩa vụ kê khai đăng ký thuế và kê khai doanh thu tính thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

Tiến hành rà soát để đưa 100% hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn vào quản lý thu thuế.

Kịp thời kiện toàn hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế theo quy định tại thông tư 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 tại các xã, thị trấn theo Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Thông qua Hội đồng tư vấn thuế, tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn; Tư vấn về miễn, giảm thuế; Tư vấn về xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Giúp cơ quan thuế thực hiện đảm bảo đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng hợp lý.

* Tăng cường kiếm soát số lượng hộ cá thể thuộc cấp quản lý

Việc quản lý chặt chẽ Sổ danh bạ hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn là rất cần thiết giúp cho CQT đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh để có biện pháp hiệu quả trong công tác thu NSNN:

- Đối với bản thân Chi cục Thuế:

+ Đối với Lãnh đạo Chi cục Thuế: Căn cứ theo quy định tại Điều 11, điều 12, Điều 13 Luật Quản lý thuế hợp nhất số 03/VBHN-VPQH ngày 28/4/2016 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn và trách nhiệm của các cơ quan khác của Nhà

nước trong việc quản lý thuế. Tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng để ban hành quy chế phối hợp định kỳ hàng tháng cung cấp thông tin quản lý thuế của các HKD được cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động; HKD có phát sinh hoạt động kinh doanh khác như: Thuê quày tại các chợ, trung tâm thương mại, cho thuê nhà, hoạt động xây dựng cơ bản nhà tư nhân, hoạt động kinh doanh vận tải….để tiến hành quản lý thuế theo đúng quy định hiện hành.

+ Đội Kê khai-Kế toán thuế và tin học: Định kỳ hàng tháng có trách nhiệm tổng hợp và đối chiếu thông tin về HKD do các cơ quan chức năng trên địa bàn cung cấp với số HKD Chi cục Thuế đang lập bộ quản lý, xác định chênh lệch và lập danh sách trình Lãnh đạo Chi cục Thuế duyệt và chuyển cho các Đội Thuế liên xã, phường, thị trấn (Đội thuế LXP) rà soát, xác minh. Căn cứ kết quả rà soát, xác minh của các Đội thuế LXP. Đội KK-KKT-TH thực hiện:

. Đối với các HKD đang hoạt động nhưng chưa đưa vào quản lý thuế (kể cả HKD chưa có giấy phép): Đội KK-KKT-TH chủ trì phối hợp với Đội thuế LXP và Đội Tổng hợp-nghiệp vụ-dự toán để thực hiện các thủ tục lập bộ thuế phát sinh theo quy định.

. Đối với các HKD thực tế không hoạt động ( kể cả trong hạn 6 tháng), : Đội KK-KKT-TH tổng hợp, lập danh sách phản hồi lại các cơ quan chức năng để có biện pháp quản lý theo quy định.

+ Đội Thuế liên xã, phường, thị trấn:

1. Định kỳ hàng tháng khi nhận được danh sách HKD chưa được quản lý thuế do Đội KK-KKT-TH chuyển đến, tiến hành phân công cho cán bộ quản lý địa bàn tiến hành rà soát, xác minh và thực hiện:

+ Đối với các HKD đang hoạt động nhưng chưa đưa vào quản lý thuế: Thực hiện yêu cầu HKD thực hiện các thủ tục kê khai thuế theo đúng hướng

dẫn tại Mục I, Phần II Quy trình quản lý thuế đối với HKD ban hành kèm theo Quyết định 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.

+ Đối với các HKD thực tế không hoạt động ( kể cả trong hạn 6 tháng ): Đội thuế LXP tiến hành lập biên bản xác minh đến từng HKD. Đồng thời lập danh sách các HKD thực tế không hoạt động có xác nhận của Hội đồng tư vấn xã, phường kèm theo biên bản xác minh gửi về Đội KK-KKT-TH tổng hợp và phản hồi lại các cơ quan chức năng để có biện pháp quản lý theo quy định.

2.Tổng hợp danh sách HKD xin tạm nghỉ kinh doanh trong tháng chuyển ngay cho Đội Ktra thuế một bộ.

3. Báo cáo UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo các bộ phận chức năng có liên quan phối hợp với Đội thuế LXP thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm tình hình biến động về hoạt động kinh doanh của các HKD. Trong đó cần lưu ý thường xuyên đối chiếu, rà soát các HKD tại các chợ, trung tâm thương mại; Kinh doanh lưu động; kinh doanh sáng tối; kinh doanh vãng lai; kinh doanh vận tải; kinh doanh xây dựng nhà tư nhân; cho thuê nhà…..đang hoạt động nhưng không có giấy phép kinh doanh và chưa đưa vào quản lý thuế để thực hiện yêu cầu HKD thực hiện các thủ tục kê khai thuế theo đúng hướng dẫn tại Mục I, Phần II Quy trình quản lý thuế đối với HKD ban hành kèm theo Quyết định 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.

4- Lập ngay danh sách và sơ đồ quản lý người nộp thuế theo đúng quy định điểm 11.2, khoản 11, Phần I Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế

+ Chi cục thuế phối hợp Phòng Thống kê của thị trấn, xã, phường tiến hành thống kê và lập sơ đồ tên các hộ cá thể chi tiết ngõ, thôn, xóm, đường phố, hẻm, …Định kỳ hàng tháng, cán bộ thuế quản lý địa bàn báo cáo Lãnh đạo Đội thuế tình hình tăng, giảm, biến động ngành nghề của hộ cá thể để có phương án dự kiến mức thuế lập bộ, thông qua tập thể Đội, Lãnh đạo phụ trách lập bộ chính thức để quán lý hàng tháng. Tổ chức đối chiếu và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch giữa số lượng hộ cá thể đã được cấp mã số thuế với số lượng người nộp thuế được phản ánh trên sổ bộ thuế môn bài, sổ bộ thuế GTGT, TNCN, TTĐB để có biện pháp bổ sung ngay những hộ cá thể đã được cấp mã số thuế nhưng chưa được phản ánh trên sổ bộ thuế, chấm dứt tình trạng số hộ cá thể trên bộ thuế thấp hơn số hộ cá thể đã được cấp mã số thuế.

- Kết quả quản lý HKD phải được Đội Thuế phản ánh vào sổ danh bạ và phải lập được sơ đồ các HKD theo đường phố, số nhà, số quày hàng (ở các chợ …). Mọi trường hợp chưa phản ánh vào sổ đều được xác định là chưa quản lý phải gắn trách nhiệm với cán bộ quản lý địa bàn:

+ Đối với HKD có cửa hàng, cửa hiệu, quày hàng cố định phải quản lý thu 100%.

+ Đối với HKD tại các chợ, trung tâm thương mại; Kinh doanh lưu động; kinh doanh sáng tối; kinh doanh vãng lai; kinh doanh vận tải; hoạt động kinh doanh xây dựng nhà tư nhân; hoạt động cho thuê nhà… phải quản lý thuế theo quy định. Riêng đối với HKD vận tải Đội thuế phải phối hợp với HĐTV thuế nắm lại số hộ có phương tiện vận tải, phân loại HKD đang kinh doanh nhưng chưa nộp thuế; Đối với HKD cho thuê nhà, thuê cửa hàng, cửa hiệu (nếu có) phải phối hợp với HĐTV thuế và Tổ trưởng (Trưởng thôn) để xác định trường hợp nào thực tế là cho thuê nhưng núp bóng dưới dạng danh nghĩa cho người nhà ở nhờ để trốn thuế.

được lập theo địa bàn xã, phường, thị trấn; mỗi xã, phường, thị trấn thành một sơ đồ riêng.

Trong mỗi xã, phường, thị trấn được chi tiết từng đường phố, thôn, xóm, nếu có hẻm phải được chi tiết theo hẻm. Sơ đồ có thể lập theo hình thức bản đồ hoặc theo hình thức lập danh sách từng số nhà theo đường phố, hẻm … Nếu lập danh sách theo từng số nhà thì phải phản ánh hết từng số nhà trên đường phố, sau đó phản ánh đến hẻm…

Cụ thể: Nếu lập sơ đồ theo hình thức lập danh sách từng số nhà theo đường phố, ngõ hẻm… thì phải phản ánh đầy đủ các số nhà (Phụ lục).

+ Số nhà có hộ HKD thì phản ảnh họ tên HKD, MST, ngành nghề, diện tích KD, lao động … (nếu HKD thuê nhà của hộ cho thuê thì ghi rõ chủ nhà).

+ Số nhà không kinh doanh ghi rõ không kinh doanh;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)