Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế đối với hộ cá thể

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 33 - 36)

8. Tổng quan tài liệu

1.2.2. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế đối với hộ cá thể

Đăng ký thuế:

Là việc người nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một (hoặc một số) loại thuế với cơ quan quản lý thuế, chỉ những người có nghĩa vụ mang tính thường xuyên, định kỳ mới phải đăng ký thuế. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế.

+ Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt qua trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không tồn tại.

Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu, tờ khai thuế để kê khai thuế và khi thực hiện các giao dịch.

+ Hộ cá thể thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

+ Hộ cá thể và cá nhân khác đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, khi có thay đổi một trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Đối với người nộp thuế là hộ cá thể có thay đổi thông tin đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế thì khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện cập nhật các thông tin thay đổi cho người nộp thuế.

+ Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật, hộ cá thể phải thực hiện thủ tục chấm dứt mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

+ Cơ quan thuế có trách nhiệm việc cấp mã số thuế, cập nhật các thông tin thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế; thực hiện đóng mã số thuế thuế và thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khai thuế, tính thuế:

- Khai thuế là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế. NNT sử dụng

hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.

+ Đối với Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế. Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn theo quý.

+ Cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

+ Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân nếu có tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng. Cá nhân lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung. Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nếu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.

- CQT tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế của NNT, đồng thời có các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của NNT, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Ấn định thuế:

Về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế kê khai vào NSNN theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, trường hợp hộ cá thể không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai

thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện quyền ấn định thuế cũng như hạn chế tình trạng lạm dụng khi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trong công tác quản lý thuế.

Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầu NNT chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế khi NNT không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, trung thực.

Căn cứ ấn định thuế:

+ Cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ NNT khai báo về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến NNT; các cơ quan quản lý Nhà nước khác. + Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô tại địa phương.

+ Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực. Tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp (ấn định toàn bộ) hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.

Nộp thuế:

Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 33 - 36)