Quản lý nợ thuế đối với hộ cá thể

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 38)

8. Tổng quan tài liệu

1.2.5. Quản lý nợ thuế đối với hộ cá thể

Thực hiện nội dung của Luật Quản lý thuế, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những chức năng có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý thuế. Điều này được thể hiện:

Một là, việc quản lý nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống quản lý thuế, một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự tính, tự khai - tự nộp thuế được sử dụng nhằm quản lý hệ thống thuế.

Hai là, đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuế còn nợ thuế vào ngân sách theo quy định của pháp luật. Đảm bảo công bằng xã hội khi người nộp thuế cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách đúng hạn. Thực hiện công bằng xã hội thông qua việc cơ quan thuế có tác động can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi vi phạm về chậm nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của NNT.

Ba là, quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế của ngành thuế. Số thuế nợ đọng không kiểm soát được sẽ dẫn đến khả năng phát sinh các khoản thuế không có khả năng thu hồi.

Chỉ tiêu nợ đọng thuế đánh giá việc thu, nộp thuế chưa kịp thời và đúng quy trình. Mục tiêu của của công tác quản lý nợ thuế là xử lý các cá nhân kinh doanh dây dưa, chây ì tiền thuế, tiền phạt, nhằm thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)