Thực trạng quản lý thông tin người nộp thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)

8. Tổng quan tài liệu

2.2.3. Thực trạng quản lý thông tin người nộp thuế

Tổng cục Thuế đã từng bước tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng để phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin NNT. Cụ thể:

Ứng dụng thu thập thông tin Đăng ký thuế và Quyết toán thuế TNCN (TNCN online): Ứng dụng hỗ trợ cấp MST cho các cá nhân, hỗ trợ nhận gửi quyết toán thuế TNCN được nhanh và hiệu quả.

Trang Website thông tin ngành Thuế (Internet): Thông tin tham khảo về định danh, mã số thuế của NNT,...

Website tra cứu hóa đơn: Là trang web cung cấp các thông tin về hóa đơn của tất cả NNT có sử dụng hóa đơn cho NNT, cơ quan thuế và toàn xã hội.

Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế và Quản lý hồ sơ tập trung (TMS):

Được thiết kế để thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại cục thuế và chi cục thuế, đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ: đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai quyết toán thuế, kế toán thuế nội địa, quản lý nợ, báo cáo phân tích, đánh giá..., Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế: Đã trợ giúp theo dõi, xử lý việc in ấn,quản lý kho ấn chỉ; theo dõi tình hình hình sử dụng hoá đơn, ấn chỉ trong từng đơn vị thuế, từng đối tượng nộp thuế; phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra; truyền nhận dữ liệu giữa các cấp phục công tác tra cứu, đối chiếu khai thác số liệu ấn chỉ trên mạng máy tính toàn ngành.

* Kết quả xử lý dữ liệu Đăng ký thuế: Theo thống kê đến ngày 28/3/2017, ứng dụng TMS đang quản lý 835.920 mã số thuế doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác (trong đó số lượng doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng

đại diện của doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp và cấp mã qua Sở Kế hoạch và đầu tư là 627.182 mã số thuế), 44.809.022 mã số thuế cá nhân nộp thuế (trong đó 1.956.471 cá nhân kinh doanh, 25.567.224 cá nhân nộp thuế TNCN từ tiền lương tiền công, 17.285.327 cá nhân nộp thuế SDĐPNN).

Bảng 2.6. Kết quả xử lý dữ Đăng ký thuế

Chỉ tiêu Tổ chức Hộ kinh doanh Cá nhân nộp thuế TNCN NNT SD đất PNN

Kết quả xử lý dữ liệu Đăng ký thuế

3.102 11.364 76.757 98.038

(Nguồn: Báo cáo thống kê – Cục Thuế Kon Tum đến 28/3/2017)

* Kết quả xử lý dữ liệu nhận, trả hồ sơ thuế (Hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ của NNT): Theo thống kê đến hết tháng 03/2017, kết quả xử lý đối với các loại hồ sơ có kết quả trả ra bao gồm 05 loại: hồ sơ đăng ký thuế mới, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn giảm, hồ sơ xóa nợ, hồ sơ đề nghị gia hạn đã được cập nhật trên ứng dụng TMS của 63 Cục Thuế là 1.058.626 hồ sơ trên tổng 1.266.095 hồ sơ nhận vào, đạt tỷ lệ 83,61%.

Bảng 2.7. Kết quả xử lý dữ liệu nhận, trả hồ sơ thuế

Chỉ tiêu Hồ sơ

vào Hồ sơ ra Tỷ lệ hồ sơ ra/vào

Kết quả xử lý dữ liệu nhận, trả hồ sơ thuế

5.698 5.526 96.98%

(Nguồn: Báo cáo thống kê – Cục Thuế Kon Tum đến 28/3/2017)

Việc triển khai ứng dụng hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) ngay từ đầu đã cho thấy nhiều lợi ích cơ bản như: dễ dàng áp dụng một quy trình

nghiệp vụ quản lý thuế chuẩn trên toàn quốc ở cả 3 cấp của ngành thuế; cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác; tránh được các sai sót khi trao đổi dữ liệu giữa các cấp và các hệ thống; giảm thiểu chi phí vận hành và triển khai hệ thống; nâng cấp dễ dàng và tận dụng được các tính năng công nghệ mới để tối ưu hóa tốc độ của hệ thống. Theo đánh giá, về cơ bản hệ thống TMS đã đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với các nghiệp vụ cơ bản trong toàn hệ thống, tạo cơ sở nền tảng để đảm bảo tính thống nhất về nghiệp vụ, quy trình xử lý trong cả nước; dữ liệu thông tin được hạch toán đầy đủ, chính xác; đáp ứng cơ bản các nghiệp vụ quản lý thuế cốt lõi, đặc biệt đáp ứng yêu cầu thí điểm chế độ kế toán thuế nội địa; hỗ trợ tổng hợp và cung cấp dữ liệu quản lý thuế nhanh và tạo điều kiện để mở rộng các dịch vụ điện tử cung cấp cho người nộp thuế.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song với một dự án CNTT có phạm vi triển khai tới 700 cơ quan thuế và khoảng 13.000 người sử dụng cùng khối lượng công việc đồ sộ từ rà soát, chuẩn hoá và chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống quản lý phân tán hiện hành sang TMS, cho đến cài đặt máy trạm, xử lý dữ liệu tồn, tạo tài khoản và phân quyền cho người sử dụng..., thì quá trình triển khai hệ thống TMS khó tránh khỏi các lỗi, cũng như các vướng mắc phát sinh. Bên cạnh những thách thức do yêu cầu về nghiệp vụ thường xuyên thay đổi thì yêu cầu vừa phục vụ cho cán bộ quản lý theo đối tượng (các bộ phận kiểm tra), vừa phục vụ cho cán bộ quản lý theo chức năng (bộ phận kê khai, quản lý nợ), cùng vô vàn các tình huống quản lý phát sinh đã khiến những tính năng sẵn có theo chuẩn thiết kế của ứng dụng chưa đáp ứng được. Một khó khăn khác là, trong lúc yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính đang đòi hỏi phải tăng cường trao đổi điện tử và minh bạch hoá mọi thông tin với người nộp thuế, thì TMS vẫn đang trong quá trình triển khai xử lý các nghiệp vụ lõi.

Đồng thời, Chi cục Thuế quản lý thông tin hộ kinh doanh cá thể chủ yếu dựa trên các cơ sở dữ liệu tập trung của ngành trên cở sở cập nhật thông tin từ hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh cá thể và số liệu quản lý thu thuế thực tế đối với hộ kinh doanh cá thể. Chi cục Thuế vẫn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu riêng cho địa phương mình để cơ sở dữ liệu quản lý thu thuế sát với thực tế phát sinh trên địa bàn huyện Đăk Tô.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)