Thực trạng công tác kiểm tra thuế, quản lý miễn giảm thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 65)

8. Tổng quan tài liệu

2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra thuế, quản lý miễn giảm thuế

Công tác kiểm tra thuế là nghiệp vụ hết sức quan trọng, nó vừa liên quan đến mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vừa có tác dụng đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và sự nghiêm minh của pháp luật. Thông qua công tác kiểm tra thuế sẽ góp phần phòng ngừa những mặt tiêu cực trong công tác kê khai và nộp thuế.

Theo Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015, đối với hộ kinh doanh cá thể thì công tác kiểm tra thuế thực hiện khi có yêu cầu đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể ngừng/nghỉ kinh doanh tại địa bàn và cơ quan thuế cần làm rõ thêm thông tin để xác định số thuế được miễn, giảm.

Bảng 2.9. Báo cáo tình hình kiểm tra thuế

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số HKD được kiểm tra (lượt) 78 63 72 76 74

Số HKD bị phạt 3 2 1 2 1

Tỉ lệ HKD bị phạt/Số HKD được kiểm tra 3,8% 3,2% 1,4% 2,6% 1,4% Số tiền phạt và truy thu bình quân (tr đ) 1,68 1,26 0,6 1,2 0,6

(Nguồn: Báo cáo thống kê Hộ cá thể đang QLT – CCT Đăk Tô 2012-2016)

Công tác quản lý miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh hiện tại được Chi cục Thuế huyện Đăk Tô thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy

trình quản lý thuế đối với hộ cá thể ban hành kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế. Kết quả thực hiện miễn giảm thuế từ 2012 đến 2016 được thể hiện ở Bảng sau.

Bảng 2.10. Kết quả miễn, giảm đối với hộ cá thể

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Số hộ cá thể được miễn giảm

Tổng số tiền miễm giảm 2012 115 41,4 2013 98 38.6 2014 106 41.1 2015 84 36.8 2016 92 38.1

(Nguồn: Báo cáo thống kê Hộ cá thể đang QLT – CCT Đăk Tô 2012-2016)

Hiện nay, có hai trường hợp quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể ngừng/nghỉ kinh doanh là có ra quyết định miễn, giảm thuế và trường hợp không ra quyết định miễn, giảm thuế:

- Đối với hộ kinh doanh đã được CQT lập bộ thuế ổn định và hộ này có thông báo bằng văn bản đến CQT về việc ngừng/ nghỉ kinh doanh: Đội KK- KTT thực hiện xác nhận nợ thuế của HKD để xác định số thuế được miễn, giảm.

- Đối với các trường hợp còn lại: Đội thuế LXP sẽ thực tế xuống địa bàn xác minh:

+ Nếu cá nhân đã ngừng/nghỉ kinh doanh tại địa bàn không thông báo và không còn cư trú tại địa bàn thì Đội thuế LXP làm thủ tục thông báo HKD bỏ địa điểm kinh doanh theo quy định

+ Nếu cá nhân vẫn còn hoạt động kinh doanh nhưng chuyển địa bàn trong cùng CQT quản lý thì Đội thuế LXP hướng dẫn cá nhân làm thủ tục thay đổi thông tin hoạt động kinh doanh.

+ Nếu cá nhân vẫn còn hoạt động kinh doanh nhưng chuyển địa bàn khác CQT quản lý thì Đội thuế LXP hướng dẫn cá nhân làm thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh theo quy định hiện hành về Đăng ký thuế.

Căn cứ kết quả kiểm tra, Đội KK- KTT theo dõi thay đổi nghĩa vụ thuế kể từ tháng ngừng/nghỉ kinh doanh.

- Trường hợp: Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo

Đội KK-KTT thực hiện kiểm tra các tài liệu tại hồ sơ để xác định trường hợp được miễn, giảm thuế theo quy định. Căn cứ vào mức độ thiệt hại, các khoản chi phí phát sinh, tình hình tài chính của hộ kinh doanh trên hồ sơ, tài liệu kèm theo văn bản đề nghị miễn, giảm thuế, đối chiếu về số thuế mà hộ phải nộp, đã nộp trong kỳ... để xác định tiền thuế được miễn, giảm cho từng loại thuế theo quy định.

Như vậy, công tác kiểm tra quản lý miễn giảm đối với hộ kinh doanh cá thể đã phân rõ các dạng thức hộ kinh doanh cá thể quản lý trong công tác miễn, giảm thuế, điều này giúp quản lý chặt chẽ hơn từng đối tượng, có thực hiện công tác xác minh địa bàn theo địa chỉ đăng ký kinh doanh của hộ cá thể. Tuy nhiên, cả ba trường hợp khi hộ kinh doanh được miễn, giảm thuế, chưa xác định rõ được trường hợp nào cần thì yêu cầu kiểm tra địa bàn, xác minh thực tế để có căn cứ ra quyết định miễn, giảm. Chính vì vậy, Đội thuế LXP chưa phối hợp thực hiện kiểm tra địa bàn, xác minh thông tin về tiền thuế được miễn, giảm của HKD, số lượng, chất lượng kiểm tra không đạt.Trường hợp hộ kinh doanh cá thể chưa được đưa vào diện lập Bộ Thuế,

Đội thuế LXP vẫn chưa có sự phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan (UBND huyện) trong công tác đối chiếu, xác minh địa bàn dẫn đến với đối tượng hộ mà CQT không phải ra quyết định miễn, giảm thuế này khó quản lý có ngừng/ nghỉ kinh doanh thực tế hay không. Công tác kiểm tra còn mang tính chủ quan (Đội thuế LXP phụ trách và thực hiện kiểm tra thực tế).

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

2.3.1. Những mặt đạt được

Trong những năm vừa qua, trước bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung và huyện Đăk Tô nói riêng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh sụt giảm, nhiều ngành nghề sản xuất bị thu hẹp, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng trong toàn tình làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Tổng cục Thuế; Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao của Uỷ ban nhân dân các cấp; Cục Thuế tỉnh Kon Tum; sự phối kết hợp của các ngành, các cấp; sự nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn, duy trì phát triển sản xuất kinh doanh và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế của đại bộ phận các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể cùng với sự tích cực phấn đấu của cán bộ công chức ngành thuế huyện Đăk Tô, công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể là:

- Trong những năm qua, Chi cục Thuế luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức Dự toán thu ngân sách Nhà nước được giao trên địa bàn huyện hàng năm, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Kinh tế huyện Đăk Tô đạt chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc, năng lực và chất lượng cạnh tranh của các

hộ kinh doanh còn thấp, sản xuất nông nghiệp vẫn còn chủ yếu. Đòi hỏi Chi cục Thuế huyện Đăk Tô quản lý và khai thác tốt mọi nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của mình, Chi cục Thuế huyện Đăk Tô đã phấn đấu liên tục nhiều năm liền hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao.

- Công tác chỉ đạo điều hành quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kịp thời. Thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách để kịp thời báo cáo cho Cục Thuế, Uỷ ban nhân dân các cấp nắm bắt để điều hành công tác thu ngân sách nói chung, quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể nói riêng trên địa bàn. Tính toán cụ thể các khoản giảm thu do kinh tế, do chính sách; đồng thời rà soát lại nguồn thu trên địa bàn, kịp thời phát hiện những khoản thu có thể tăng thu để từ đó có các biện pháp quản lý cụ thể, sát thực cho từng địa bàn, từng lĩnh vực.

- Thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế. Công tác Tuyên truyền Hỗ trợ NNT: Trong những năm qua công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã được đẩy mạnh, triển khai thông suốt, sâu rộng từ Cục Thuế đến Chi cục Thuế các huyện, thành phố. Nhờ vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã đạt được một số kết quả tiến bộ, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách thuế, cùng ngành thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; cung cấp thông tin, hỗ trợ kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; Tạo được quan hệ mang tính hợp tác, phục vụ của cơ quan thuế, đảm bảo từng bước dân chủ hoá công tác quản lý thuế, xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp và NNT.

Công tác Kê khai- Kế toán thuế ngày càng đi vào nề nếp từ công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế đến công tác miễn, giảm,… đã thực hiện đúng quy trình của Tổng cục Thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ

thông tin vào tất cả các khâu của công tác kê khai- kế toán thuế đã giúp cho việc tổng hợp, phân tích, báo cáo được nhanh chóng, kịp thời phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo thu của ngành.

Công tác quản lý nợ thuế: Đã thực hiện kiểm tra rà soát, xác định số thuế nợ đọng của từng đối tượng nợ thuế, tiến hành phân loại theo tình trạng nợ thuế như: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ có khả năng thu; Triển khai chương trình ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế để hiện đại hoá công tác quản lý nợ thuế, đáp ứng yêu cầu tổng hợp, chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế của Tổng cục Thuế; tích cực tuyên truyền vận động, thuyết phục các đối tượng tự giác nộp thuế kịp thời đúng quy định; Áp dụng một số biện pháp cưỡng chế mạnh đối với các đối tượng nợ thuế dây dưa, chây ỳ.

Công tác kiểm tra: Với việc thực hiện Luật quản lý thuế đã làm tăng vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của các luật thuế. Qua công tác kiểm tra đã chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện ghi chép chứng từ, sổ sách đúng quy định; chấn chỉnh sửa chữa kịp thời những sai sót, vi phạm, đồng thời động viên đôn đốc các doanh nghiệp kê khai chính xác, nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, phát hiện và truy thu trốn lậu thuế, đảm bảo đóng góp công bằng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

- Ứng dụng CNTT đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính thuế và hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Để phục vụ tốt người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, Chi cục Thuế huyện Đăk Tô đã đầu tư thiết bị, triển khai tốt các ứng dụng phần mềm vào các khâu quản lý thuế và quản lý nội bộ cơ quan. Đến nay, tỷ lệ ứng dụng tin học đạt khoảng 80% các công việc quản lý thuế, tự động hoá hầu hết các chức năng quản lý thuế chủ yếu như: đăng ký thuế, xử lý kê khai, nộp thuế, kế toán thuế, quản lý nợ, thanh kiểm tra.

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế

chưa thống nhất. Về cơ bản, Chi cục Thuế chưa chú trọng và quản lý được đối tuợng là hộ cá thể là các chủ thầu xây dựng. Công tác phối kết hợp giữa Chi cục Thuế với Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh (Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban quản lý chợ, Trung tâm thương mại, ... có lúc còn chưa chặt chẽ, chưa nắm bắt kịp thời số hộ đăng ký kinh doanh mới, số quản lý thu phí chợ Trung tâm thương mại, … cho nên dẫn đến hiện tượng một số hộ cá thể đã hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực hiện kê khai, đăng ký thuế nên chưa đưa vào quản lý thu thuế kịp thời.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về hộ cá thể của Chi cục Thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế.

- Công tác miễn, giảm thuế cũng như công tác quản lý nợ thuế nhất là việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế mang lại hiều quả chưa cao.

- Công tác bán, cấp hoá đơn lẻ chưa được quan tâm đúng mức; chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục nên đã xảy ra tình trạng lợi dụng bán, cấp hoá đơn lẻ để hợp thức hoá chứng từ mua vào, bán ra gây thất thu NSNN.

- Công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế đối với một số ngành nghề đặc trưng chưa được chú trọng.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

- Các cơ sở pháp lý trong công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể còn chưa chặt chẽ, gây lúng túng và khó khăn trong việc thực hiện. Chưa có quy chế phối hợp công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh ( Phòng Tài chính - kế hoạch; Phòng VHTT…), BQL Chợ, TTTM… có lúc còn chưa chặt chẽ, chưa nắm bắt kịp thời số hộ đăng ký kinh doanh mới, số quản lý thu phí chợ TTTM … cho nên dẫn đến hiện tượng một số hộ kinh doanh đã hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực hiện kê khai, đăng ký thuế nên chưa đưa vào quản lý thu thuế kịp thời.

- Bên cạnh những ưu điểm, mô hình quản lý thuế theo chức năng vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như: Mô hình này chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện, trình độ hiểu biết pháp luật và tính tự giác thực hiện nghĩa vụ về thuế của người nộp thuế chưa cao, nhất là đối với các hộ cá thể. Cơ chế cho phép hộ cá thể tự kê khai, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về các khoản kê khai nhưng nhiều hộ cá thể có ý thức tự giác nộp thuế chưa cao, đa số không thực hiện ghi chép sổ sách, vì vậy gây khó khăn trong thực hiện quản lý số thuế phải nộp.

- Quy định xử phạt đối với chậm nộp tiền thuế còn thấp dẫn tới tình trạng nợ đọng thuế còn cao. Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay, khi hộ kinh doanh chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và chậm nộp sẽ bị xử phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền chậm nộp. Việc chậm nộp tiền thuế của hộ kinh doanh có thể do khách quan như: sự hạn chế về kiến thức pháp luật, kế toán – tài chính dẫn tới việc tính toán không chính xác, thời hạn nộp thuế chưa đảm bảo; cố tình chây ì và tính toán thiệt hơn trong thời gian nộp. Nói cụ thể hơn, với lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân như hiện nay (kỳ hạn 7-14 ngày là 1%; 1 tháng là 4,5%; 2 tháng là 4,8%) thì có thể số tiền thuế mà hộ kinh doanh đáng lẽ phải nộp sẽ đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn số tiền bị phạt vì chậm nộp. Như vậy, hộ kinh doanh vừa bù đắp được số tiền chậm nộp thuế cừa có thể thu được một khoản lợi ích. Việc làm này sẽ làm số nợ đọng thuế tăng cao, làm tăng chi phí quản lý nợ thuế và gây thất thu cho Ngân sách nhà nước. Đồng thời, công tác quản lý nợ thuế chưa mang lại hiệu quả cao một mặt do thiếu cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chưa kịp thời; hình thức nộp thuế của các hộ cá thể chủ yếu vẫn là tiền mặt, một số ngân hàng chưa tích cự phối hợp hỗ trợ trích tiền từ tài khoản để xử lý nợ thuế. Ngoài ra, các hộ cá thể còn nợ thuế

nhưng đã ngưng hoạt động, mất tích và hiện cơ quan thuế chưa xác định được cá nhân đó có tài sản để nộp tiền thuế hay không.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế chưa được đồng bộ, với tính chất Đội Thuế liên xã, phường năm riêng, không nằm cùng trụ sở với Chi cục Thuế dẫn đến việc khai thác thông tin trên hệ thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn huyện đắk tô, tỉnh kon tum (Trang 65)