Quản lý thông tin người nộp thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 46 - 49)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Quản lý thông tin người nộp thuế

Thông tin người nộp thuế được cơ quan hải quan quản lý tập trung thống nhất tại Tổng cục Hải quan, thông tin người nộp thuế được thu thập, lưu trữ, quản lý để phục vụ hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế: thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục về thuế, kiểm tra sau thông quan, phòng chống buôn lậu.

Thông tin về người nộp thuế được Cơ quan Hải quan, bao gồm: - Thông tin từ hoạt động nghiệp vụ hải quan:

+ Thông tin thuộc bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Thông tin nghiệp vụ hải quan được thực hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

- Thông tin từ Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan:

+ Thông tin về chính sách quản lý hàng hóa sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc

lĩnh vực quản lý chuyên ngành;

+ Thông tin về chính sách thuế, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

+ Thông tin về cấp phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Thông tin về xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tin về các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:

+ Thông tin về đăng ký, thành lập, giải thể, phá sản và tình trạng tài chính; + Thông tin về quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Thông tin về quá trình tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực hải quan, thuế, kế toán, thống kê;

+ Thông tin khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do các tổ chức, cá nhân thực hiện.

- Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

*Tiêu chí đánh giá:

- Số lượng doanh nghiệp được thu thập thông tin trong năm.

1.2.6. Kiểm tra sau thông quan, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế

a. Công tác kiểm tra sau thông quan

Hiện nay, công tác kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn. Theo đó, Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan và trụ sở người khai hải quan. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan: Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục. Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.

Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

* Chỉ tiêu đánh giá:

- Số cuộc kiểm tra được thực hiện so với kế hoạch. - Số thuế thu được từ hoạt động kiểm tra.

b. Công tác thanh tra

Thanh tra hải quan thuộc thanh tra chuyên ngành được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Hiện nay, công tác thanh tra hải quan được thực hiện trên cơ sở: Luật Thanh tra; Luật Hải quan; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Thông tư số 19/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

* Tiêu chí đánh giá:

- Số cuộc kiểm tra được thực hiện so với kế hoạch. - Số thuế thu được từ hoạt động kiểm tra.

c. Xử lý vi phạm pháp hành chính

Là việc cơ quan Hải quan thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với người khai hải quan, người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Hải quan khi người nộp thuế vi phạm: các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan; các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

* Tiêu chí đánh giá:

- Số vụ xử lý vi phạm hành chính được thực hiện trong năm. - Số tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)