Công tác quản lý thông tin người nộp thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Công tác quản lý thông tin người nộp thuế

Tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum việc quản lý thông tin người nộp thuế giao cho Phòng Nghiệp vụ chịu trách nhiệm quản lý chung như: xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, triển khai khai thực hiện với 04 cán bộ công chức (01 Lãnh đạo Phòng, 03 công chức). Các Chi cục, Đội kiểm soát chịu trách nhiệm trực tiếp cập nhật, khai thác và sử dụng thông tin để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, bố trí từ 01-03 công chức chịu trách nhiệm quản lý thông tin người nộp thuế.

Các thông tin thu thập được, sau khi thực hiện phân tích, đánh giá công chức cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để thực hiện việc đánh giá rủi ro phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thông tin người nộp thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum hàng năm đều ban hành Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro trong đó phân công nhiệm cụ thể cho từng đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin chủ yếu là gửi Phiếu thu thập thông tin từ người nộp thuế, số lượng thông tin thu thập được từ các cơ quan chức năng khác chưa nhiều.

Bảng 2.12. Tình hình thu thập thông tin người nộp thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2011-2015

Năm

Tổng số doanh nghiệp làm thủ tục

hải quan

Số lượng doanh nghiệp

được thu thập thông tin Tỷ lệ (%)

2011 238 50 21,0

2012 292 65 22,3

2013 320 76 23,8

2014 215 88 40,9

2015 290 110 37,9

(Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum)

Bảng 2.12 cho thấy số lượng người nộp thuế Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum thu thập được thông tin giai đoạn 2011-2015 năm sau cao hơn trước. Phần nào đã phản ánh Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã quan tâm đến công tác này góp phần vào việc đánh giá rủi ro của người nộp thuế chính xác hơn.

2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý hải quan với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch và đầu tư. Công tác quản lý hải quan chuyển từ kiểm tra trước, trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan. Từ đó, một số đối tượng nộp thuế lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro để gian lận thương mại, buôn lậu với mục đích trốn thuế. Do đó, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thất thu ngân sách nhà nước, trong đó công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra luôn được chú trọng.

Hàng năm, từ việc thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin đối với những hồ sơ hải quan đã thông quan Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan và thanh tra đề nghị Tổng cục Hải quan phê duyệt. Ngoài việc kiểm tra sau thông quan theo Kế hoạch Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum còn thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm.

Bảng 2.13. Tình hình kiểm tra sau thông quan được thực hiện giai đoạn 2011- 2015 tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum

Năm

Tổng số doanh nghiệp được kiểm tra

Trong đó

Số thu thuế (đồng) Tại trụ sở cơ

quan Hải quan

Tại trụ sở doanh nghiệp 2011 17 17 0 20.647.721 2012 24 20 4 1.793.635.097 2013 20 19 1 949.344.970 2014 10 05 5 896.213.904 2015 18 07 11 3.295.770.685

(Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum)

Căn cứ vào kế hoạch thanh tra được phê duyệt hàng năm, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum triển khai thực hiện các thanh tra định kỳ, đột xuất nội bộ nhằm phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục hải quan tại các Chi cục để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục. Từ năm 2013 đến năm 2015, đơn vị đã thực 03 cuộc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với 03 doanh nghiệp.

Việc xử lý vi phạm hành chính với mục đích ngăn chặn, răn đe người khai hải quan, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã bố trí cán bộ công chức có trình độ về Luật, nghiệp vụ hải quan thực hiện chuyên trách công tác xử lý vi phạm hành chính. Các hành vi vi phạm hành chính đều được phát hiện kịp thời, xử lý theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn. Các hành vi phạm chủ yếu tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum: khai sai trị giá dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, chậm nộp hồ sơ thanh khoản; nộp hồ sơ chứng từ hải quan không đúng thời hạn quy định; khai không đúng nội dung trên tờ khai (sai mã số, tên hàng,...); lưu trữ hồ sơ không đúng theo quy định; không tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất đúng thời hạn; phương tiện vận tải tạm

nhập – tái xuất, tạm xuất-tái nhập không đúng thời hạn. Từ số liệu Bảng 2.14 cho thấy từ năm 2013 đến năm 2015 số vụ vi phạm hành chính và số tiền phạt có xu hướng gia tăng.

Bảng 2.14. Tình hình xử lý vi phạm tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2011-2015

Năm Số vụ vi phạm Số tiền thu được (đồng)

2011 112 989.800.000

2012 152 1.092.800.000

2013 85 603.924.939

2014 136 1.173.534.900

2015 197 2.489.371.536

(Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum)

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM GIA LAI – KON TUM

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã thực hiện tốt quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ chế độ, chính sách thuế, qui trình quản lý đảm bảo thu đúng, thu đủ và thực hiện nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Kết quả được thể hiện như sau:

- Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, chỉ có năm 2012 đạt 94,12% chỉ tiêu thu ngân sách được giao. Còn lại các năm đều đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách được giao: năm 2011 vượt 41,5%; năm 2013 vượt 0,57%; năm 2014 vượt 132,39%; năm 2015 vượt 24,1%.

- Số hồ sơ hải quan làm thủ tục tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum tăng lên theo từng năm từ 3.451 hồ sơ hải quan năm 2011 lên 6.696 hồ sơ năm 2015.

- Số lượng hồ sơ hải quan trung bình hàng năm thực hiện bởi công chức đều tăng theo từng năm từ 37,51 hồ sơ/công chức năm 2011 tăng lên 69,75 hồ

sơ/công chức năm 2015.

- Tổng chi phí thường xuyên chi cho hoạt động của cơ quan Hải quan trên tổng số thu có xu hướng giảm, từ chiếm 24,707% trên tổng số thu năm 2011 xuống còn 12,17% vào năm 2014.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hải quan, quản lý thuế theo đúng kế hoạch cải cách, hiện đại hóa đã được phê duyệt từ việc triển khai khai báo từ xa, thực hiện thủ tục hải quan điện tử đến nay là Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã đánh dấu sự thay đổi lớn về cách thức quản lý, góp phần rút ngắn thời gian tiếp nhận, đăng ký, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho người khai hải quan.

- Thực hiện quản lý số thuế phải thu, thực hiện tốt việc xử lý và thu hồi nợ đọng thuế, số nợ thuế quá hạn giảm dần theo từng năm.

- Công tác kiểm tra, thanh tra được chú trọng và đạt kế hoạch đề ra.

- Cán bộ, công chức Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn hướng đến phương châm hành hành động của ngành đó là “Chuyên nghiệp-Minh bạch-Hiệu quả” và đảm bảo yêu cầu theo “Tuyên ngôn khách hàng”.

- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ thông tin cho đối tượng nộp thuế được thực hiện thường xuyên, đa dạng về hình thức như: trực tiếp, bằng điện thoại, qua email, website, bảng tin tại các địa điểm làm thủ tục hải quan, cung cấp đường dây nóng, hàng năm đều tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vẫn còn tồn tại, hạn chế như sau:

- Việc áp mã số hàng hóa, xác định trị giá tính thuế vẫn còn tình trạng cùng một mặt hàng nhưng tại các đơn vị xác định mã số, trị giá tính thuế khác nhau, chưa kịp thời phát hiện các sai sót trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

- Công tác xử lý, thu hồi nợ đọng thuế đạt được kết quả nhất định nhưng chưa thật sự quyết liệt để xử lý số thuế nợ dọng của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, ngừng hoạt động kinh doanh.

- Việc cập nhật các chứng từ kế toán, các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế, xử lý vi phạm vào các hệ thống quản lý chưa được thực hiện kịp thời.

- Công tác quản lý miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế đang thực hiện bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng phương thức điện tử.

- Chưa thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế đối với những hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Tình trạng người khai hải quan khai sai, khai thiếu các chỉ tiêu trên tờ khai, nộp hồ sơ không đúng thời hạn quy định, nộp thuế không đúng tài khoản vẫn còn diễn ra. Vẫn còn sai sót trong việc tính tiền chậm nộp thuế.

- Một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro để thực hiện các hành vi khai báo không chính xác, gian lận để trốn thuế.

- Tỷ lệ số thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan Hải quan, bảo lãnh thuế bằng giấy vẫn còn rất cao, người nộp thuế chưa quan tâm đến phương thức nộp thuế, bảo lãnh bằng phương thức điện tử.

- Một số nội dung quy định của chính sách thuế chưa rõ ràng, dễ hiểu, thiếu tính nhất quán dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Hiện nay, người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành: Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra chất lượng, Kiểm tra An toàn thực phẩm, Kiểm tra thực vật vẫn phải thực hiện bằng giấy.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Đội ngũ nguồn nhân lực quản lý thuế có trình độ không đồng đều, thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về một số lĩnh vực như: trị giá hải quan, áp mã HS, kế toán-kiểm toán,…chưa thường xuyên cập nhật văn bản quản lý.

- Việc bố trí công chức quản lý thuế chưa theo hướng chuyên trách mà đang thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm. Việc thu thập, xử lý thông tin về người nộp thuế thực hiện chưa hiệu quả.

- Chưa thực hiện đánh giá trình độ chuyên môn của công chức theo Khung năng lực theo từng lĩnh vực đã được Tổng cục Hải quan ban hành để làm cơ sở khoa học trong việc bố trí, sắp xếp, đào tạo công chức phù hợp.

- Cơ quan Hải quan đã chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhưng chưa hoàn thiện trong quá trình sử dụng phải thực hiện nâng cấp thường xuyên, có nhiều hệ thống quản lý liên quan đến nhiều lĩnh nghiệp vụ khác nhau dẫn đến việc thiếu đồng bộ, kết nối giữa các hệ thống. Chưa ứng chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế.

- Một số người nộp thuế thiếu kiến thức về cơ chế, chính sách thuế nhưng không chủ động quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu mà ỷ lại, trông chờ vào sự hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Người nộp thuế chưa đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. - Việc trao đổi thông tin trên cổng thanh toán điện tử giữa kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại với cơ quan Hải quan chưa kịp thời, thông suốt. Người nộp thuế chưa nhận thấy được lợi ích của nộp thuế, bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử.

- Hệ thống pháp luật quản lý chính sách hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế được thực hiển bởi nhiều Bộ, Ngành khác nhau với số lượng văn bản nhiều. Một số quy định chưa rõ ràng nhưng việc sửa đổi, bổ sung chưa thực hiện kịp thời.

- Hiện nay, trên địa bàn quản lý các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa triển khai thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, mặt khác người nộp thuế không quan tâm và chưa được đào tạo về sử dụng cổng thông tin một cửa quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum, có thể rút ra một số kết luận chung sau:

Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã thực hiện tốt công tác quản lý thuế, bảo đảm thu đúng, thủ đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước, tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính về hải quan, công khai và minh bạch hóa các thủ tục hải quan, phục vụ người khai hải quan theo đúng Tuyên ngôn phục vụ khách hàng với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công tác quản lý hải quan. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã quan tâm đến hiện đại hóa cơ sở vật chất, về đạo tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên, công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao năng lực canh tranh quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI –

KON TUM

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế ngoại thương, quản lý nhà nước trong thời gian tới trong thời gian tới

Về định hướng phát triển kinh tế và quản lý nhà nước của Đảng trong Báo cáo đánh giá kết quản thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020 trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam.

Về phát triển kinh tế ngoại thương giai đoạn 2016-2020, Đại hội đã xác định “Khai thác tốt các cam kết quốc tế, mở rộng và đa dạng hóa thị trường ngoài nước, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam. Tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của các Hiệp định, Thoả thuận thương mại để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời có biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng. Phấn

đấu đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân khoảng 10%/năm” [18,

tr.279-278].

Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Báo cáo đã nêu “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế”

[18,tr.309].

Về cải cách thủ tục hành chính Báo cáo đã chỉ rõ “Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, gắn với nâng cao chất lượng chính sách,

pháp luật” [18, tr.310].

Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 04 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, theo đó đến năm 2017 đạt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)