7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và thu hồi nợ đọng
Việc quản lý nợ thuế trong thời tới theo hướng không để phát sinh nợ thuế mới quá hạn, xử lý dứt điểm các khoản nợ còn tồn đọng, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cần thực hiện các giải pháp sau:
- Phân loại chi tiết đối với từng hồ sơ nợ thuế của từng doanh nghiệp để có giải pháp xử lý phù hợp.
- Xử lý dứt điểm đối với các khoản nợ thuế hàng tạm nhập – tái xuất phát sinh từ năm 2009, 2010. Theo đó, đối với những khoản nợ người nộp thuế đã tái xuất hàng hóa nhưng không đến cơ quan hải quan để thực hiện thanh khoản hồ sơ tạm nhập. Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum chỉ đạo các Chi cục có văn bản phối hợp với Hải quan cửa khẩu xuất hàng để xác minh thông tin hàng hóa thực xuất khẩu, văn bản phối hợp với hàng vận tải để kiểm tra vận đơn nếu kết quả hàng hóa đã thực xuất khẩu thì các Chi cục Hải quan căn cứ vào hồ sơ lưu tại đơn vị để tự thanh khoản tờ khai tạm nhập, xử lý số thuế nợ đọng thuế theo Công văn số 3912/TCHQ-GSQL ngày 27/04/2015 của Tổng cục Hải quan.
- Đối với những khoản nợ người nộp thuế bỏ địa địa kinh doanh, phá sản, giải thể,… Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum phải phối hợp với các cơ quan liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, cơ quan Công An để xác minh
thông tin về người nộp thuế, làm báo cáo và đề xuất phương án xin ý kiến Tổng cục Hải quan để xử lý số thuế nợ đọng.
- Đối với các khoản nợ người nộp thuế cố tình chây ỳ, có dấu hiệu trốn thuế Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum có phương án phối hợp với các cơ quan Công An, Viện kiểm soát xem xét khởi tố, điều tra để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
- Đối với các khoản nợ có khả năng thu: Xây dựng kế hoạch đôn đốc thu hồi nợ theo tháng, năm trong đó phải nêu trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, phân bổ chi tiêu thu hồi nợ cho từng đơn vị để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và của người đứng đầu đơn vị, các biện pháp thực hiện và cần phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để thu hồi nợ đọng có kết quả. Như có văn bản yêu cầu các hàng thương mại cung cấp số dư tài khoản để thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản và phong tỏa tài khoản. Phối hợp với cơ quan thuế nội địa thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Phối hợp với Đài truyền hình, Báo chí, Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Đối với các khoản nợ trong hạn mới phát sinh, cần phải theo dõi quản lý chặt chẽ, khi sắp đến hạn phải nộp thuế có văn bản thông báo với người nộp thuế, ngân hàng bảo lãnh thuế nhắc nhở, đôn đốc.
3.2.3. Hoàn thiện công tác miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, giảm thuế
Công tác miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, giảm thuế liên quan đến quyền lợi trực tiếp của nộp thuế vì vậy việc quản lý tốt công tác này sẽ đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế được thực hiện, đồng thời hạn chế việc gian lận
của người nộp thuế qua hoàn, miễn thuế. Do đó, trong thời gian tới Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cần thực hiện các giải pháp:
- Hiện nay, việc cấp danh mục miễn thuế hàng đầu tư tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vẫn đang thực hiện bằng hồ sơ giấy. Do đó, trong thời gian tới cần tuyên truyền vận động người nộp thuế thực hiện hồ sơ đề nghị cấp danh mục miễn thuế trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để thuận tiện trong việc theo dõi khi người nộp thuế làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoàn thuế, không thu thuế, miễn thuế từng phần tiến tới điện tử hóa hoàn toàn công tác này.
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các Chi cục thực hiện việc kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế đối với các hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau theo quy định của Luật Quản lý thuế, trong đó cần đánh giá, phân loại hồ sơ đã hoàn thuế trước kiểm tra sau thành hai loại: hồ sơ trọng điểm cần phải kiểm tra trong vòng 1 năm; hồ sơ kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 năm.
- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra việc thực hiện tại các đơn vị qua đó nhận diện các sai sót để kịp thời khắc phục, sửa chữa.
3.2.4. Tăng cường quản lý rủi ro, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi hành chính
Việc áp dụng phương thức quản lý hải quan hiện đại theo nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuân tốt thủ pháp luật tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã bộc lộ một số doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thương mại ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Do đó, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, công tác hậu kiểm (kiểm tra sau thông quan, thanh tra) là yêu cầu cấp thiết. Đồng thời, việc xử lý nghiêm người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật về thuế đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Trong thời gian tới Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cần phải thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch thu thập thông tin với mục tiêu nâng cao chất lượng thu thập thông tin về người nộp thuế, trong đó cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn quản lý để thu thập thông tin.
- Bố trí cán bộ, công chức có khả năng nắm bắt, phân tích, tổng hợp thông tin làm công tác thu thập thông tin áp dụng quản lý rủi ro, phục vụ kiểm tra sau thông quan và thanh tra và bố trí cán bộ, công chức có kiến thức chuyên sâu về kiểm toán, kế toán và ngân hàng để kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, chứng từ thanh toán khi thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra sau thông quan. Đảm bảo việc kiểm tra hải quan đúng đối tượng, nâng tỷ lệ phát hiện qua kiểm tra hải quan, đặc biệt là qua công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra sau thông quan và thanh tra.
- Hiện nay, tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum chỉ có 02 cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Do đó, cần phải tăng cường biên chế cho lực lượng thanh tra.
- Theo quy định tại Luật Hải quan và văn bản hướng dẫn thì các Chi cục được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với những hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan. Tuy nhiên, trong thời gian việc thực hiện kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan chưa thật sự hiệu quả. Do đó, hàng năm khi xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cần giao chỉ tiêu về số cuộc kiểm tra, số thuế thu được và coi đây là tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị, Lãnh đạo Chi cục phụ trách công tác kiểm tra sau thông quan để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị.
- Hiện nay, việc kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum chỉ thực hiện theo kế hoạch và kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, chưa thực hiện kiểm tra sau thông quan trên cơ sở đánh giá rủi ro. Do đó, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum hàng năm cần có kế hoạch kiểm tra sau thông quan trên cở sở áp dụng quản lý rủi ro theo quy định của Luật Hải quan.
- Nâng cấp Hệ thống quản lý sau thông quan, Hệ thống quản lý vi phạm theo hướng tích hợp với các hệ thống nghiệp vụ trong quan để bảo đảm tính liên kết, kế thừa giữa các nguồn thông tin.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra người nộp thuế theo các chuyên đề về hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, chuyền đề về trị giá tính thuế, chuyền đề về xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là các đối tượng được miễn thuế, không chịu thuế sau đó thay đổi mục đích sử dụng nhưng không kê khai thuế.
- Bố trí cán bộ, công chức được đào tạo chuyên ngành Luật và có đạo đức nghề nghiệp thực hiện công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính để nâng cao chất lượng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, qua đó hạn chế tối đa việc xác định sai các hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm đặc biệt là các hành vi liên quan đến hành gian lận, trốn thuế. Hàng năm Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị trực thuộc qua đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, sai sót còn tồn tại.
- Hiện nay, Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/08/2016. Theo đó, một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được nâng khung hình phạt so với Nghị định số 127/2013/NĐ-CP để đảm bảo tính răn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Do đó, để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xử lý vi phạm trong thời gian tới Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cần có kế hoạch tổ chức tập huấn Nghị định số 45/2016/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn cho cán bộ, công chức hải quan, người nộp thuế và các đơn vị có liên quan để đảm bảo hiểu đúng, hiểu đủ và thống nhất trong quá trình thực hiện.
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực quản lý thuế
Kết quả hoạt động quản lý của tổ chức có thật sự đặt được hiệu quả, hiệu lực phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng các nguồn lực: vốn, cơ sở
vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động. Trong đó: cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị có thể trang bị được nhưng con người thì không thể. Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức trong khi khối lượng công việc ngày càng tăng và phương thức quản lý hải quan thay đổi. Vì vậy, để hoàn thiện công tác quản lý thuế trong thời gian tới Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cần thực hiện các giải pháp sau để hướng đến quản lý nguồn nhân lực theo năng lực:
- Rà soát Danh mục vị trí việc làm và Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm tại các đơn vị thuộc và trực thuộc.
- Triển khai thực hiện Khung năng lực chuyên môn về lĩnh vực Giám sát quản lý và Thuế xuất nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan ban hành. Theo đó, rà soát, đánh giá và phân loại trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực giám sát quản lý và thuế xuất nhập khẩu dựa trên cơ sở khung năng lực và lập hồ sơ năng lực cho từng cán bộ công chức. Kết quả này cơ sở khoa học để thực hiện bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, xác định nhu cầu đào tạo và bỗi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm theo hướng chuẩn hóa theo vị trí việc làm, ngạch công chức và nhiệm vụ được giao phải phù hợp với khung năng lực trong đó cần chú trọng đến đạo tạo kiến thức chuyên sâu về: kỹ năng chuyên sâu kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo tài chính doanh nghiệp; công tác áp mã hàng hóa; kiểm tra chứng từ xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá hàng hàng hóa, công tác quản lý rủi ro, nghiệp vụ về thanh toán quốc tế. Đồng thời trang bị kỹ năng mềm như: văn hóa giao tiếp, ứng xử; khả năng về tổng hợp, phân tích, so sánh thông tin. Cần chú trọng đến phương pháp đào tạo tại chỗ, đạo tạo lại trong nội bộ từng đơn vị. Lãnh đạo Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là đào tạo sau đại học và sử dụng kết quả đạo tạo, bỗi dưỡng là
một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phân loại công chức.
- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ, công chức cần dựa trên nguyên tắc có đi có lại và phù hợp với khung năng lực đã được phân loại, tránh khi thực hiện luân chuyển có đơn vị thừa công chức chuyên sâu trong một số lĩnh vực nhưng có đơn vị lại thiếu sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục, hiệu quả hoạt động của một số đơn vị.
- Trong thời gian từ nay đến năm 2020, số lượng cán bộ, công chức của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum nghỉ hưu tương đối lớn, trong đó có số lượng lớn cán bộ lãnh đạo chủ chốt: Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chi cục trưởng và tương đương. Do đó, để đảm bảo tính kế thừa trong công tác quản lý, điều hành, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum có kế hoạch quy hoạch cán bộ lãnh đạo theo từng chức danh cụ thể, dài hạn, có tiêu chuẩn rõ ràng, ưu tiên cho cán bộ, công chức trẻ đã được đào tạo chính quy, thạc sỹ để kịp thời bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và điều hành như: văn hóa giao tiếp, ứng xử; tâm lý lãnh đạo; kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng kiểm tra, giám sát các hoạt động hành chính. Đồng thời khi tuyển dụng công chức để thay thế công chức nghỉ hưu cần có chính sách ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ để người được bổ nhiệm xứng đáng với chức vụ và thật sự được mọi người tín nhiệm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng câu hỏi về nghiệp vụ hải quan, nghiệp vụ quản lý thuế để định kỳ hàng năm tổ chức thi nghiệp vụ hải quan theo hình thức trực tuyến, kết quả cuộc thi là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng, trình độ chuyên môn của từng cán bộ, công chức một cách khách quan và sử dụng kết quả này là một chỉ tiêu trong việc phân loại công chức hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo.
- Xây dựng quy chế làm việc của các đơn vị phải đề cao tính chịu trách nhiệm cá nhân, từ công chức thừa hành đến lãnh đạo các cấp, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
- Coi trọng công tác bồi dưỡng về lý luận chính trị, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức với mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực có: năng lực chuyên môn, tư tưởng lập trường vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có