7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế ngoại thương, quản lý nhà nước
trong thời gian tới
Về định hướng phát triển kinh tế và quản lý nhà nước của Đảng trong Báo cáo đánh giá kết quản thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020 trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam.
Về phát triển kinh tế ngoại thương giai đoạn 2016-2020, Đại hội đã xác định “Khai thác tốt các cam kết quốc tế, mở rộng và đa dạng hóa thị trường ngoài nước, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp, phấn đấu cân bằng thương mại bền vững. Tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam. Tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của các Hiệp định, Thoả thuận thương mại để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời có biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng. Phấn
đấu đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân khoảng 10%/năm” [18,
tr.279-278].
Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Báo cáo đã nêu “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế”
[18,tr.309].
Về cải cách thủ tục hành chính Báo cáo đã chỉ rõ “Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, gắn với nâng cao chất lượng chính sách,
pháp luật” [18, tr.310].
Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 04 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, theo đó đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả và đến năm 2020 môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế. Đồng thời Nghị quyết cũng đã xác định một số mục tiêu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể: Cải cách toàn diện các quy định về Điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm. Đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế trên 03 nhóm chỉ tiêu: hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu [16].
Những định hướng của Đảng và Nhà nước là căn cứ cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật về chính sách thuế, thủ tục hành chính về thuế và quản lý thuế của cơ quan Hải quan và hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum theo hướng “Chuyên nghiệp - Minh bạch – Hiệu quả”.