7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Cơ quan quản lý thuế
a. Yếu tố nguồn nhân lực
Pháp luật về quản lý thuế có được thực thi hiệu quả, hiệu lực hay không phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan Hải quan các cấp. Khi chất lượng nguồn nhân lực quản lý thuế của cơ quan hải quan có năng lực tốt, trình độ chuyên môn cao, có đạo đức và phẩm chất chính trị tốt, luôn tận tâm, tận tụy với công việc thì hiệu quả của chính sách thuế, quy trình quản lý thuế sẽ
được nâng lên, đạt được mục tiêu đặt ra của công tác quản lý, ngược lại đội ngũ nguồn nhân lực yếu kém về năng lực lẫn đạo đức chuyên môn, đặc biệt là tại các đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện thì cho dù chính sách, công cụ quản lý có tốt đến đâu đến khi thực hiện sẽ không đạt hiệu quả như mục tiêu đã đạt ra.
b. Yếu tố cơ sở vật chất
Yếu tố cơ sở vật chất góp phần quan trọng quyết định tính hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý lý của cơ quan Hải quan. Với việc được trang bị hệ thống máy soi container, hệ thống camera giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý một cách thống nhất, đồng bộ và hiện đại phục vụ cho công tác khai báo hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại giúp cho công tác quản lý của cơ quan Hải quan ngày càng chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả hơn.
c. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý
Trách nhiệm chính trong quản lý thuế đối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc về cơ quan hải quan. Tuy nhiên, để quản lý thuế đạt được hiệu quả toàn diện thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các đơn vị có liên quan như: chính quyền địa phương các cấp, cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại, cơ quan Công an, Viện Kiểm soát, các Hiệp hội ngành nghề... Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay cơ quan Hải quan cần phải mở rộng mối quan hệ với Hải quan các nước, đặc biệt là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ quản lý, trao đổi thông tin nghiệp vụ.