7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Đội ngũ nguồn nhân lực quản lý thuế có trình độ không đồng đều, thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về một số lĩnh vực như: trị giá hải quan, áp mã HS, kế toán-kiểm toán,…chưa thường xuyên cập nhật văn bản quản lý.
- Việc bố trí công chức quản lý thuế chưa theo hướng chuyên trách mà đang thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm. Việc thu thập, xử lý thông tin về người nộp thuế thực hiện chưa hiệu quả.
- Chưa thực hiện đánh giá trình độ chuyên môn của công chức theo Khung năng lực theo từng lĩnh vực đã được Tổng cục Hải quan ban hành để làm cơ sở khoa học trong việc bố trí, sắp xếp, đào tạo công chức phù hợp.
- Cơ quan Hải quan đã chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhưng chưa hoàn thiện trong quá trình sử dụng phải thực hiện nâng cấp thường xuyên, có nhiều hệ thống quản lý liên quan đến nhiều lĩnh nghiệp vụ khác nhau dẫn đến việc thiếu đồng bộ, kết nối giữa các hệ thống. Chưa ứng chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
- Một số người nộp thuế thiếu kiến thức về cơ chế, chính sách thuế nhưng không chủ động quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu mà ỷ lại, trông chờ vào sự hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Người nộp thuế chưa đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. - Việc trao đổi thông tin trên cổng thanh toán điện tử giữa kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại với cơ quan Hải quan chưa kịp thời, thông suốt. Người nộp thuế chưa nhận thấy được lợi ích của nộp thuế, bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử.
- Hệ thống pháp luật quản lý chính sách hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế được thực hiển bởi nhiều Bộ, Ngành khác nhau với số lượng văn bản nhiều. Một số quy định chưa rõ ràng nhưng việc sửa đổi, bổ sung chưa thực hiện kịp thời.
- Hiện nay, trên địa bàn quản lý các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa triển khai thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, mặt khác người nộp thuế không quan tâm và chưa được đào tạo về sử dụng cổng thông tin một cửa quốc gia.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum, có thể rút ra một số kết luận chung sau:
Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã thực hiện tốt công tác quản lý thuế, bảo đảm thu đúng, thủ đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước, tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính về hải quan, công khai và minh bạch hóa các thủ tục hải quan, phục vụ người khai hải quan theo đúng Tuyên ngôn phục vụ khách hàng với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công tác quản lý hải quan. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã quan tâm đến hiện đại hóa cơ sở vật chất, về đạo tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên, công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao năng lực canh tranh quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI –
KON TUM