7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với Tổng cục Hảiquan
- Việc kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định của Luật quản lý thuế được chia thành loại trong thời hạn 1 năm đối với hồ sơ trọng điểm, trong thời hạn 10 năm đối với những hồ sơ còn lại được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy trình hướng dẫn kiểm tra sau hoàn thuế, cũng như đưa ra các tiêu chí để đánh giá rủi ro sau hoàn thuế do đó đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét ban hành quy trình kiểm tra sau hoàn thuế và bộ tiêu chí đánh giá rủi ro sau hoàn thuế để Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất.
- Theo quy định của Luật quản lý thuế thì đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế trước khi thông quan giải phóng nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và không quy định điều kiện người nộp thuế được bảo lãnh thuế. Nhưng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định điều kiện của người nộp thuế được bảo lãnh như sau:
+ Người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
+ Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan;
+ Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan;
+ Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
+ Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Theo quan điểm của tác giả không cần phải quy định điều kiện của người nộp thuế được hưởng bảo lãnh, mà chỉ quy định điều kiện của tổ chức tín dụng được bảo lãnh thuế, vì theo quy định của Luật Quản lý thuế khi hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế, tiền chậm nộp thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế. Do đó, đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét không quy định điều kiện của người nộp thuế được bảo lãnh hoặc bỏ bớt điều kiện.
- Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định nội dung ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đo đó, đề nghị Tổng cục Hải quan đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi điều kiện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan quy định về điều kiện đại lý thủ tục hải quan để phù hợp và đồng bộ với các quy định hiện hành.
- Ngày 06/04/2016, Quốc Hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/09/2016. Theo đó, sẽ có một số nội dung mới như miễn thuế cho một số loại hàng hóa tạm-tái xuất, nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu,… Để Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sớm đi vào thực hiện có hiệu quả, Bộ Tài chính cũng được giao trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn. Với trách nhiệm là đơn vị chủ trì giúp Bộ Tài chính xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn đề nghị Tổng cục Hải quan sớm xây dựng các văn bản hướng dẫn để các đơn vị thực hiện.
- Ngày 22/6/2015, Quốc Hội đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Theo đó, tại khoản 4 Điều 14 Luật này quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong ban hành văn bản QPPL là “Quy định thủ tục hành chính trong thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban
nhân dân cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật”. Và thực hiện Nghị
quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/04/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Do vậy, để đảm bảo thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các mục tiêu của Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP đề ra, đề nghị Tổng cục Hải quan rà soát thủ tục hành
chính ngành hải quan đang thực hiện theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính, xem xét các nội dung phù hợp với thực tiễn nâng lên thành lên Nghị định của Chính phủ.
- Theo quy định của Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, có một số loại tang vật vi phạm như (Ngà voi, sừng tê giác, pháo nổ, thuốc lá…) dù có thành lập Hội đồng định giá như quy định tại khoản 2, 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cũng không thể xác định được trị giá tang vật. Vì vậy, đề nghị Tổng cục Hải quan đề xuất cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp này theo hướng là quy định một số loại tang vật vi phạm không phải xác định trị giá.
- Hiện nay, theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
thì “Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo các
quy định quản lý nhà nước về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất
lượng hàng hóa” thuộc trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế. Theo quy định
của Luật Hải quan năm 2014 thì kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa phải kiểm tra là điều kiện để được thông quan hàng hóa, không phải là điều kiện về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Trong thực tế hồ sơ hoàn thuế liên đến hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành rất lớn, việc kiểm tra trước hoàn thuế sau được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế sẽ làm gia tăng thủ tục hành chính, gây áp lực lên cơ quan quản lý và có thể phiền hà cho doanh nghiệp vì cơ quan quản lý phải đến doanh nghiệp nhiều lần trong thời gian ngắn. Vì vậy, trong bối cảnh Tổng cục Hải quan đang gấp rút triển khai Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ để nâng cao năng lực canh tranh cho doanh nghiệp, giảm chi phí, cải cách thủ tục hành chính. Do đó, đề nghị Tổng cục Hải quan tham mưu Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ sửa đổi điểm h khoản 2 Điều 41 Nghị định số
83/2013/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn công tác quản lý.
- Nhằm nâng cao năng lực, tăng tính chủ động cho doang nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để tận lợi thế, tiếp cận và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường việc phổ biến thông tin về các cam kết quốc tế trong các hiệp định kinh tế-thương mại, hiệp định thương mại tự do.
- Tổng cục Hải quan cần có kế hoạch, giải pháp đề xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về người nộp nộp thuế để sử dụng chung cho các cơ quan quản lý. Đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan chức năng trong việc cập nhật, khai thác và sử dụng thông tin tiến tới điện tử hóa việc trao đổi thông tin, hạn chế việc trao đổi thông bằng văn.
- Hiện nay, việc trao đổi dữ liệu thanh toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử vẫn thường xuyên xảy ra sự cố dẫn đến người nộp thuế phải xuất trình chứng từ giấy để được thông quan hàng hóa. Do đó, trong thời gian tới đề nghị Tổng cục Hải quan nâng cấp cổng thanh toán điện tử, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải gửi dữ liệu thông tin người nộp thuế ngay sau khi có thông tin.
- Hiện nay, các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin còn phân mảng theo từng lĩnh vực, đơn vị quản lý dẫn đến thiếu tính liên kết, chia sẽ, chồng chéo dẫn đến thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho việc tự động hóa và hệ thống công nghệ thông chưa theo kịp sự thay đổi về chế độ, chính sách, quy trình thủ tục dẫn đến dễ có khoảng trống trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, một số ứng dụng mức độ tự động hóa chưa cao, phải khai thác cùng lúc nhiều hệ thống dẫn đến tăng áp lực công việc cho công chức hải quan. Vì vậy, đề nghị Tổng cục Hải quan có kế hoạch xây dựng các quy trình nghiệp vụ theo chuỗi để làm cơ sở tập trung hóa toàn bộ các ứng dụng công nghệ thông tin tạo sự liên kết, đồng bộ và tăng mức tự động hóa của hệ thống.