Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 54)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

a. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Phía đông giáp với các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia), có đường biên giới dài khoảng 90 km và có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum. Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày có giá trị xuất khẩu cao như: hạt tiêu, cà phê, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai, với nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý

Kon Tum là tỉnh miền núi ở phía bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia. Có cửa khẩu quốc tế Bờ Y tiếp giáp với nước bạn Lào. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Kon Tum có tiềm năng về trồng cây công nghiệp dài ngày, có nhiều loại khoảng sản quý đã được phát hiện như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,...

b. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum luôn duy trì ở mức cao và năm sau đều cao hơn năm trước.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có 03 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, gồm: Khu công nghiệp Trà Đa, Khu công nghiệp Tây Pleiku, Khu công nghiệp cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Trong giai đoạn 2010 đến 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,81%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Nông nghiệp phát triển khá bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi phát triển khá cả về số lượng và cơ cấu sản phẩm. Sản xuất công nghiệp-xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất gấp 2,05 lần so với năm 2010, tăng bình quân 15,8%/năm. Các ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh, tăng bình quân 15,5%/năm. Hoạt động tài chính, ngân hàng được triển khai tích cực. Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt 7,81%/năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân hàng năm đạt 6,1%.

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây, có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Tỉnh Kon Tum có ba vùng kinh tế động lực, gồm vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai; vùng kinh tế động lực Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen; vùng kinh tế động lực Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Trong giai đoạn 2010 đến 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 14%, giá trị tổng sản phẩm tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.555 USD, cụ thể các khu vực có mức tăng trưởng như sau: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng là 7,41%; khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng là 16,46%; khu vực dịch vụ có mức tăng là 16,91%.

2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn

a. Tỉnh Gia Lai

Với tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác và

chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tiếp giáp với Campuchia. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm qua diễn ra sôi động, kim xuất nhập khẩu của tỉnh tăng trưởng ổn định: Năm 2011 đạt 347,6 triệu USD; năm 2012 đạt 449,7 triệu USD; năm 2013 đạt 249 triệu USD; năm 2014 đạt 500 triệu USD; năm 2015 đạt 550 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là hàng nông sản với một số mặt hàng cụ thể như: cà phê, cao su, sắn lát, tiêu, chè…, các sản phẩm này đã có mặt trên thị trường của hơn 40 quốc gia. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị nhập khẩu triển khai thực hiện các dự án đầu tư nhà máy thủy điện, chế biến đường, sản xuất sữa,…

b. Tỉnh Kon Tum

Với lợi thế có cửa khẩu quốc tế Bờ Y nằm ở ngã ba Đông Dương giáp Lào và Vương quốc Campuchia, với chiến lược phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tỉnh Kon Tum trở thành khu kinh tế động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào- Campuchia, điểm trung chuyển hàng hóa trên tuyến thương mại quốc tế nối từ Myanmar đến Đông bắc Thái Lan, sang Nam Lào với điểm đến là Khu vực Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung, các hải cảng lớn của Việt Nam. Đồng thời với điều kiện tự nhiên của tỉnh có lợi thế phát triển cây công nghiệp cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ,...phát triển công nghiệp chế biến, thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản. Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu đã phát triển mạnh, trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân đặt 17%/năm.

2.2.2. Khái quát về Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum

Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum được thành lập theo Quyết định số 229/TCHQ-TCCB ngày 30/5/1990 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/1990 trên cơ sở tách 02 cửa khẩu chính thuộc Hải quan tỉnh Nghĩa Bình (nay là Cục Hải quan Bình Định) đó là cửa khẩu đường 18 (Bờ Y – tỉnh Kon Tum) và cửa khẩu đường 19 (Lệ Thanh – tỉnh Gia Lai).

Là đơn vị hành chính trực thuộc Tổng cục Hải quan, có trụ sở đóng tại thành phố Pleiku –tỉnh Gia Lai, thực hiện quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

a. Bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Cục trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Cục và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trước Bộ trưởng Bộ tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công. Có 07 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, gồm: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Chi cục Hải quan Kon Tum, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát Hải quan.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum

b. Chức năng, nhiệm vụ

Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan và của Văn Phòng cục Đội Kiểm soát Chi cục HQCK QT Bờ Y Chi cục HQ Kon Tum Chi cục KTSTQ Chi cục HQCK QT Lệ Thanh Phòng Nghiệp vụ CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG

Bộ Tài chính:

* Về chức năng: là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật [6].

* Về nhiệm vụ: Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn quản lý.

c. Đội ngũ cán bộ quản lý thuế xuất nhập khẩu

Mặc dù trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, số thu thuế của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum không ngừng tăng nhưng theo Quyết định số 16/2011/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì ngành Hải quan không được phép tăng thêm biên chế (trừ trường hợp thành lập đơn vị mới) nên nguồn nhân lực được phân công theo dõi, phụ trách công tác quản lý thuế còn rất nhiều hạn chế và thiếu hụt, cụ thể:

Bảng 2.1. Số lượng công chức quản lý thuế từ năm 2013 - 2015

Năm

Tổng số lượng công chức

(người)

Số lượng công chức được phân công quản

lý thuế (người) Tổng số thu thuế (Đồng) 2011 92 13 145.214.390.612 2012 92 14 113.777.075.552 2013 96 15 150.863.811.950 2014 96 15 278.864.164.145 2015 96 15 400.835.540.627

(Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum)

c. Cơ sở vật chất

Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Tổng cục Hải quan, cở sở vật chất của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã và đang được đầu tư đồng bộ và hiện đại như: trụ sở làm việc của các Chi cục Hải quan được đầu tư xây dựng khang trang, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi hành lý, cân điện tử, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu), máy tính với cấu hình cao, hệ thống mạng nội bộ được lắp đặt hoàn chỉnh, đường truyền kết nối giữa các đơn vị hải quan được trang bị 02 đường chạy song song của hai nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Trụ sở Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đang được xây dựng, đang triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Nhìn chung cơ sở vật chất của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đáp ứng được yêu cầu cải cách hiện đại hóa công tác quản lý hải quan nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng.

d. Tình hình phối hợp giữa các lực lượng quản lý thuế trên địa bàn

Nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý hải quan, công tác quản lý thuế giữa các lực lượng trên địa bàn, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã thực hiện ký quy chế phối hợp với các lực lượng: Bộ Đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, Bộ Đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Viện Kiểm sát 02 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, Công An 02 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, Cục thuế 02 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước 02 tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cũng thường xuyên trao đổi các thông tin về trạng thái hoạt động, thông tin về số dư tài khoản, thông tin về nợ thuế, thông tin về người đại diện theo pháp luật,… của người nộp thuế và trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với các cơ quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thuế, Công An, Viện kiểm sát. Qua đó, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum nhận được sự phối hợp chặt chẽ, liên tục của các cơ quan. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cũng thường xuyên cung cấp các thông tin về người nộp thuế cho các cơ quan để phục vụ cho công tác quản lý.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM GIA LAI – KON TUM

2.2.1. Thực trạng công tác kê khai thuế

a. Tiếp nhận khai báo

Tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trước năm 2013 việc thực hiện thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức thủ công, theo đó công tác tiếp nhận được thực bởi công chức hải quan. Giai đoạn từ năm 2013 đến 31/12/2014 Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum bắt đầu triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Nghị định 187/2012/NĐ-CP của Chính phủ, thủ tục hải quan được thực hiện vừa bằng phương thức thủ công, vừa bằng phương thức điện tử, trong giai đoạn này thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử chỉ ở dạng khuyến kích doanh nghiệp thực hiện không mang tính bắt buộc.

Từ ngày 01.01.2015, thời điểm Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực, thủ tục hải quan bắt buộc phải thực hiện bằng phương thức điện tử thì việc tiếp nhận khai báo hải quan được thực hiện hoàn toàn bằng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, nên việc tiếp nhận khai báo, kiểm tra điều kiện khai báo, kiểm tra logic được thực hiện bởi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Tuy nhiên, để hỗ trợ người khai hải quan tại các Chi cục thường bố trí từ 01-02 công chức có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, có khả năng khai thác tốt các ứng dụng công nghệ thông tin để sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn việc khai báo cho người khai hải quan.

Bảng 2.2. Số lượng hồ sơ hải quan tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Bộ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Xuất khẩu 2.084 3.406 3.726 4.919 4.901

Nhập khẩu 1.367 2.208 1.627 1.561 1.796

Tổng cộng 3.451 5.614 5.353 6.480 6.697

(Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum)

2084 3406 3726 4919 4901 1367 2208 1627 1561 1796 3451 5614 5353 6480 6697 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng

Biều đồ 2.1. Hồ sơ hải quan tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2011-2015

Từ số liệu Bảng 2.2 và Biều đồ 2.1 cho thấy tổng số lượng hồ sơ hải quan đăng ký làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum năm 2012 so với năm 2011 có sự tăng đột biến từ 3.451 hồ sơ hải quan lên 5.614 hồ sơ tăng 2.163 hồ sơ (tăng 62,67%), giai đoạn từ 2012 đến 2015 không có sự biến động lớn giữa các năm nhưng so sánh năm 2015 là 6.697 hồ sơ với năm 2011 là 3.451 hồ sơ tăng 3.246 hồ sơ (tăng 94%) thì thấy tổng lượng hồ sơ hải quan tăng lên gần gấp đôi. Điều đó chứng tỏ rằng việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chuyển từ thủ tục hải quan thủ công hoặc bán thủ công sang hoàn toàn bằng phương thức điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

b. Kiểm tra khai báo

Căn cứ vào kết quả phân luồng của Hệ thống và thông tin tại thời điểm làm thủ tục hải quan Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ và phân công cán bộ, công chức thực hiện việc kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những hồ sơ được phân luồng vàng (mức 2), luồng đỏ (mức 3).

Bảng 2.3. Kiểm tra hải quan tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2011-2015 Năm Tổng số hồ sơ (bộ)

Miễn kiểm tra Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra thực tế hàng hóa Số lượng hồ sơ (bộ) Tỷ lệ (%) Số lượng hồ sơ (bộ) Tỷ lệ % Số lượng hồ sơ (bộ) Tỷ lệ % 2011 3.451 2.133 61,8 1.031 39,32 287 10,95 2012 5.614 3.462 61,67 1.776 35,41 376 7,50 2013 5.353 2.230 41,66 2.525 50,27 598 11,90 2014 6.480 1.237 19,09 3.274 50,52 1.969 30,39 2015 6.697 939 14,03 3.119 46,57 2.639 39,40

(Nguồn: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum)

2133 3462 2230 1237 939 1031 1776 2525 3274 3119 287 376 598 1969 2639 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Miễn kiểm tra Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra thực tế hàng hóa

Biều đồ 2.2. Kiểm tra hải quan tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2011-2015

Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.2 cho thấy tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum giai đoạn 2011-2015 lượng hồ sơ hải quan phân luồng vàng (kiểm tra hồ sơ) và

luồng đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa) có xu hướng tăng mạnh, cụ thể đối với

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)