7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vẫn còn tồn tại, hạn chế như sau:
- Việc áp mã số hàng hóa, xác định trị giá tính thuế vẫn còn tình trạng cùng một mặt hàng nhưng tại các đơn vị xác định mã số, trị giá tính thuế khác nhau, chưa kịp thời phát hiện các sai sót trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
- Công tác xử lý, thu hồi nợ đọng thuế đạt được kết quả nhất định nhưng chưa thật sự quyết liệt để xử lý số thuế nợ dọng của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, ngừng hoạt động kinh doanh.
- Việc cập nhật các chứng từ kế toán, các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế, xử lý vi phạm vào các hệ thống quản lý chưa được thực hiện kịp thời.
- Công tác quản lý miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế đang thực hiện bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng phương thức điện tử.
- Chưa thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế đối với những hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau theo quy định của Luật Quản lý thuế.
- Tình trạng người khai hải quan khai sai, khai thiếu các chỉ tiêu trên tờ khai, nộp hồ sơ không đúng thời hạn quy định, nộp thuế không đúng tài khoản vẫn còn diễn ra. Vẫn còn sai sót trong việc tính tiền chậm nộp thuế.
- Một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro để thực hiện các hành vi khai báo không chính xác, gian lận để trốn thuế.
- Tỷ lệ số thuế nộp bằng tiền mặt tại cơ quan Hải quan, bảo lãnh thuế bằng giấy vẫn còn rất cao, người nộp thuế chưa quan tâm đến phương thức nộp thuế, bảo lãnh bằng phương thức điện tử.
- Một số nội dung quy định của chính sách thuế chưa rõ ràng, dễ hiểu, thiếu tính nhất quán dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Hiện nay, người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành: Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra chất lượng, Kiểm tra An toàn thực phẩm, Kiểm tra thực vật vẫn phải thực hiện bằng giấy.