Những biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 86 - 97)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

B Không có thói quen góp ý với thầy (cô) của mình

3.3. Những biện pháp đề xuất

3.1.1.Biện pháp 1: Xác định tiêu chuẩn đánh giá giảng viên phù hợp với trường Đại học Thăng Long

Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận rằng việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy và học. Một giảng viên giỏi phải là người biết kích thích tính tò mò học hỏi của sinh viên bằng cách hướng sinh viên đến những phát hiện nghiên cứu mới nhất và những tranh luận thuộc về chuyên ngành của họ. Muốn giảng dạy có hiệu quả thì cần phải kết hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học. Một giảng viên giỏi không chỉ truyền thụ kiến thức mà đồng thời còn giúp sinh viên phát triển những kỹ năng phát hiện vấn đề và kỹ năng phân tích và qua đó họ có thể phát triển suy nghĩ của riêng mình. Do đó, để đánh giá đầy đủ năng lực của giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy cần có những tiêu chuẩn đánh giá bao quát toàn bộ những yêu cầu về hoạt động giảng dạy đối với mỗi giảng viên.

Nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên trường Đại học Thăng Long sẽ được quy định theo như Điều 4 của Quy định Chế độ làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đó là:

- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học.

- Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống.

- Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học.

- Hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ).

- Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.

- Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên, giúp sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn sinh viên thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở giáo dục đại học.

- Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học.

- Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành.

Các nhiệm vụ giảng dạy trên của giảng viên cùng định mức giờ chuẩn đối với giảng viên cơ hữu của Trường, ngoài việc ghi trong hợp đồng lao động của giảng viên, cần phải được trường Đại học Thăng Long quy định rõ trong văn bản lưu tại phòng Hành chính tổng hợp, đồng thời gửi lên từng Bộ môn để giảng viên nắm rõ và thực hiện.

Sau đây, tác giả xin đề xuất một số các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên trường Đại học Thăng Long:

Tiêu chuẩn 1: Thành tích trong giảng dạy

Tiêu chí 1: Những ấn phẩm về giáo dục như phản biện các bài báo của đồng nghiệp, tham gia viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng video, đĩa CD. Tiêu chí 2: Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục: Trình bày báo cáo tại các hội nghị quốc tế, báo cáo viên cho các hội nghị.

Tiêu chí 3: Số các giải thưởng về giáo dục được nhận, kể cả trong và ngoài nước.

Tiêu chuẩn 2: Số lượng và chất lượng giảng dạy

Tiêu chí 1: Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới phù hợp với trình độ của sinh viên. Tham gia tích cực vào các chương trình bồi dưỡng phát triển chuyên môn, tham gia giảng dạy hệ sau đại học, tham gia hướng dẫn luận văn cho học viên cao học.

Tiêu chí 2: Tham gia vào việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo, có ý thức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để không ngừng nâng cao trình độ giảng dạy.

Tiêu chí 3: Tham gia vào việc đánh giá sinh viên, đặc biệt là việc tham gia vào các hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án.

Tiêu chuẩn 3: Hiệu quả trong giảng dạy

Tiêu chí 1: Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của sinh viên cho mỗi môn học.

Tiêu chí 2: Cung cấp cho sinh viên kiến thức mới, cập nhật. Tạo điều kiện, giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

Tiêu chí 3: Tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến giảng dạy như tư vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.

Tiêu chí 4: Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học ở các mức độ khác nhau.

Tiêu chuẩn 4: Tham gia vào đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, tài

liệu học tập

Tiêu chí 1: Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, chẳng hạn như đánh giá các

môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao gồm cả việc tham gia vào việc điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.

Tiêu chí 2: Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, chẳng hạn như các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy, có đầy đủ các tài liệu học tập bắt buộc.

Tiêu chí 3: Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ

năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ cho giảng dạy…

Các yêu cầu về đánh giá giảng viên cần được quy định cụ thể trong các văn bản gửi tới từng bộ môn, từng giảng viên và cần được công khai, phổ

biến cho sinh viên biết để có những đánh giá chính xác, khách quan hơn trong các đợt lấy ý kiến sinh viên về đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

3.1.2.Biện pháp 2: Tăng cương phối hợp trong việc thực hiện quy trình đánh giá GV

Trường Đại học Thăng Long hiện chưa có đơn vị thống nhất đảm nhiệm công tác đánh giá giảng viên. Căn cứ trên nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban, có thể nhận thấy có 2 đơn vị hiện đang tiến hành rời rạc các hoạt động liên quan đến công tác này đó là: Phòng Công tác chính trị - Sinh viên và Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí.

Phòng Công tác chính trị - Sinh viên có chức năng, nhiệm vụ chính là phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến kỷ luật và thực hiện nội quy quy định Nhà trường đã đề ra của sinh viên, giảng viên, cán bộ và nhân viên toàn trường. Hàng ngày, Phòng thường xuyên tiến hành thanh tra, giám sát các lớp học, theo dõi việc chấp hành quy định, và việc đảm bảo giờ giảng của toàn bộ giảng viên. Cán bộ của Phòng sẽ ghi lại toàn bộ tình hình chấp hành nội quy quy định của đội ngũ giảng viên, những lỗi vi phạm và cả những hành động tốt đáng tuyên dương. Cuối mỗi tuần và cuối mỗi tháng, Phòng sẽ tổng hợp lại, lập báo cáo về tình hình chấp hành quy định của giảng viên toàn trường và trình lên Ban Giám hiệu, đồng thời gửi tới từng bộ môn. Trong buổi họp giao ban hàng tuần giữa Hội đồng quản trị Nhà trường, Ban Giám hiệu và Trưởng các Bộ môn, phòng ban, những lỗi sai phạm lớn, lặp lại nhiều lần sẽ được Ban Giám hiệu nhắc nhở, từ đó các bộ môn và giảng viên sẽ có phương án điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí là đơn vị được Ban Giám hiệu Nhà trường giao cho nhiệm vụ tổ chức các đợt lấy ý kiến sinh viên về các môn học và về hoạt động giảng dạy của giảng viên toàn trường. Trung tâm đảm nhiệm từ việc lên kế hoạch, thiết kế phiếu Nhận xét môn học, tiến hành phát phiếu điều tra cho sinh viên, tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, và lập báo cáo gửi lên Ban Giám hiệu. Đồng thời, kết quả điều tra được gửi

tới các bộ môn để các giảng viên biết và điều chỉnh. Khi có những phản hồi không tốt về hoạt động giảng dạy của số lượng lớn sinh viên (thường là trên 50%), Nhà trường sẽ có những biện pháp để xác minh lại thông tin như đề nghị bộ môn cử người dự giờ, lấy ý kiến nhận xét của trưởng bộ môn và các giảng viên trong bộ môn...

Những thông tin thu thập được từ công tác lấy ý kiến sinh viên kết hợp với các báo cáo về tình hình chấp hành nội quy, quy định của Phòng Công tác chính trị - Sinh viên sẽ giúp Ban Lãnh đạo Nhà trường có cơ sở để ra các quyết định về nhân sự. Vấn đề ở đây là Phòng Công tác chính trị - Sinh viên và Trung tâm Đảm bảo chất lượng – Khảo thí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, lập báo cáo và định kỳ gửi trực tiếp lên Ban Giám hiệu và tới các bộ môn. Hai hoạt động này có thể nói là gần như tách biệt, độc lập với nhau. Như vậy, những thông tin trong các báo cáo này sẽ không phát huy được triệt để giá trị của nó, sẽ chỉ là những thông tin mang tính ngắn hạn. Ban Giám hiệu và Bộ môn trực tiếp nhận được hai nguồn thông tin rời rạc nhau, như vậy sẽ khó nhận thấy được những đánh giá tổng quan chính xác.

Như vậy, Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long cần nghiên cứu và thống nhất một đơn vị tổ chức thực hiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên. Tác giả đề xuất phương án như sau:

Lựa chọn Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí là đơn vị duy nhất và chính thức tổ chức thực hiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên. Theo đó, ngoài việc định kỳ lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, Trung tâm còn rất nhiều việc khác nữa.

Phòng Công tác chính trị - Sinh viên sẽ vẫn thực hiện công tác thanh tra, giám sát các lớp học, theo dõi việc chấp hành quy định, và việc đảm bảo giờ giảng của toàn bộ giảng viên, bởi đây là một phần của nhiệm vụ, chức năng của Phòng. Hàng tuần và hàng tháng, ngoài việc báo cáo tình hình lên Ban Giám hiệu và gửi về các bộ môn, Phòng Công tác chính trị - Sinh viên cần gửi một bản báo cáo tới Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí để Trung tâm tổng hợp thông tin.

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí cần phải lên kế hoạch cụ thể, mục tiêu, chương trình hành động, trình tự thực hiện, thời gian, đối tượng thu thập thông tin, người tiến hành... để trình lên Ban Giám hiệu. Sau mỗi đợt đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên, Trung tâm sẽ là đơn vị trực tiếp báo cáo những kết quả đánh giá tổng quan, chính xác và khách quan nhất tới Ban Giám hiệu Nhà trường. Những thông tin này sẽ rất hữu ích cho việc ra quyết định về nhân sự, kế hoạch và chương trình đào tạo... của Ban Giám hiệu cũng như Hội đồng quản trị Nhà trường.

Sau khi đã thống nhất một đơn vị phụ trách công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên và có kế hoạch cụ thể, Nhà trường cần có những hoạt động đào tạo những người trực tiếp tiến hành đánh giá để công tác này được tiến hành một cách khoa học, chuyên nghiệp nhằm đem lại những thông tin đánh giá chính xác và khách quan. Những người tiến hành đánh giá cần được hướng dẫn cách làm thế nào để đưa ra những phản hồi có giá trị và khách quan và cũng cần hiểu rõ tầm quan trọng của tính chính xác và việc tuân thủ các nguyên tắc bảo mật thông tin.

3.1.3.Biện pháp 3: Coi trọng phương pháp Phản hồi 360 độ để đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Sinh viên là người đầu tiên được thụ hưởng sự giảng dạy của giảng viên nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp các bằng chứng về các vấn đề như mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học, quan điểm của sinh viên về phương pháp truyền đạt kiến thức của giáo viên, sinh viên học được gì từ khoá học, tính công bằng trong kiểm tra, đánh giá…. Tuy nhiên, sinh viên không phải là nguồn đánh giá về chất lượng, nội dung khoá học, cũng như không thể đánh giá về trình độ chuyên môn của giảng viên. Theo một số nghiên cứu, kết quả dùng phiếu phản hồi để đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như ngành học, kết quả môn học (điểm môn học) của người điền phiếu câu hỏi, và sinh viên cấp cử nhân hay cao học. Có một số lĩnh vực cụ thể về chất lượng giảng dạy mà sinh viên không thể có

đánh giá chính xác, chẳng hạn như là mục tiêu, nội dung môn học, đánh giá hoạt động học tập của sinh viên. Giảng viên thường có những khả năng, giải pháp và mục tiêu giảng dạy khác nhau mà một bộ câu hỏi sẵn có không thể đánh giá một cách phù hợp các hoạt động giảng dạy của họ.

Do vậy, muốn đánh giá giảng viên một cách công bằng và khoa học phải sử dụng đầy đủ các nguồn thông tin đánh giá, tức phải sử dụng phương pháp Phản hồi 360 độ. Theo đó, để đánh giá kết quả thực hiện công việc của một giảng viên cần phải thu thập thông tin, ý kiến từ các nguồn khác nhau có liên quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên như: trưởng bộ môn, các giảng viên cùng bộ môn, giảng viên tự đánh giá, sinh viên đang học tại trường và cựu sinh viên. Việc phân tích so sánh các kết quả đánh giá từ nhiều nguồn thông tin khác nhau sẽ cho phép phản ánh một cách khách quan tình hình thực hiện công việc của đối tượng được đánh giá. Ngoài ra, Trường vẫn cần phải duy trì phương pháp Ghi chép các sự kiện quan trọng như hiện nay, đó chính là phương pháp theo dõi việc chấp hành nội quy, quy định của Nhà trường của đội ngũ giảng viên do phòng Công tác chính trị - Sinh viên tiến hành hàng ngày. Công tác này sẽ là một nguồn cung cấp thông tin về việc chấp hành giờ giấc giảng dạy của giảng viên một cách chính xác, thường xuyên và khách quan nhất. Trước khi tiến hành phương pháp phản hồi 360 độ, Trường nên triệu tập một cuộc họp để giải thích rõ cho giảng viên về mục đích, cách thức tiến hành việc đánh giá dựa trên phương pháp này, thông báo ai sẽ là người sử

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w