Các tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 60 - 63)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

2.2.1. Các tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Giảng viên đại học là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được xã hội, nhà trường, sinh viên tôn vinh và kính trọng, đồng thời tạo mọi điều kiện để họ học tập, tu dưỡng và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Mặt khác, xã hội, nhà trường, sinh viên cũng đòi hỏi cán bộ giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm toàn ý với công việc của họ. Chính vì vậy việc đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân giảng viên, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường. Trong quy trình đánh giá thực hiện công việc, đầu tiên là phải xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc, cụ thể là phải xác định các yêu cầu cơ bản khi thực hiện công việc cho đối tượng được đánh giá. Trong công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên cũng vậy, nếu không mô tả được đầy đủ các tiêu chuẩn, yêu cầu của hoạt động giảng dạy giảng viên thì không thể đánh giá được hoạt động đó, người giảng viên cũng không thể biết được hành vi nào cần cải tiến, hành vi nào cần loại bỏ, hành vi nào cần duy trì...

Các tiêu chuẩn trong đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long hiện nay cũng được xây dựng căn cứ vào tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên được nêu trong Luật giáo dục (2005); căn cứ vào Quy định Chế độ làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); và căn cứ vào Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng 5 năm 2010 về Hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Những yêu cầu đối với giảng viên nói chung và đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng được quy định trong Hợp đồng lao động của Trường Đại học Thăng Long. Định mức giờ chuẩn mà Trường quy định cho các giảng viên nói chung là 75 tiết/kì. Tuy nhiên, yêu

cầu về đảm bảo định mức giờ chuẩn không thể áp dụng cho tất cả các bộ môn vì số giờ lên lớp trong một kì còn phụ thuộc vào số lượng sinh viên của từng bộ môn, từng chuyên ngành. Trường ĐHTL có một số bộ môn mới thành lập, đào tạo chuyên ngành mới, có ít sinh viên hơn các chuyên ngành khác, do đó giảng viên dạy một số môn thuộc chuyên ngành này sẽ khó đảm bảo giờ chuẩn theo quy định hơn các môn khác. Định mức giờ chuẩn này chủ yếu chỉ để tính tiền dạy của các giảng viên.

Một thực trạng là ngoài hợp đồng lao động đối với giảng viên, Trường Đại học Thăng Long chưa có văn bản nào quy định rõ về tiêu chuẩn thực hiện công việc nói chung và tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng. Nhưng trong Phiếu Nhận xét môn học dùng để lấy ý kiến sinh viên, Nhà trường sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên:

- Giảng viên (GV) đã nêu rõ mục tiêu môn học và bám sát các mục tiêu đó khi giảng dạy;

- GV biên soạn hoặc cung cấp tài liệu học tập đầy đủ và có chất lượng cao;

- GV thường xuyên cập nhật kiến thức và liên hệ với thực tiễn; - GV rất chú ý lôi cuốn sự tham gia của sinh viên (SV);

- GV rất chú ý cho SV làm bài tập, thực hành và chữa bài, giải đáp;

- GV sử dụng phương tiện, công nghệ phục vụ dạy và học có hiệu quả tốt; - GV đánh giá kết quả học tập của SV chính xác, công bằng;

- GV truyền được cho SV niềm say mê học tập và tu dưỡng nhân cách; - GV đảm bảo đúng giờ giấc và thời gian giảng dạy.

Theo kết quả điều tra bảng hỏi của tác giả, trong câu hỏi số 16: “Thầy/Cô thấy trường ĐHTL đã có văn bản quy định rõ các yêu cầu về công tác giảng dạy đối với giảng viên chưa?”, có tỉ lệ các câu trả lời như trong bảng sau:

về văn bản quy định yêu cầu đối với giảng viên

Phương án trả lời Số người trả lời Tỉ lệ %

Chưa có 53 66,25

Có nhưng chưa rõ, đó là… 27 33,75

Có nhiều văn bản quy định rất rõ 0 0

Như vậy, có đến 66,25% số giảng viên được hỏi đều cho biết trường Đại học Thăng Long chưa có văn bản quy định rõ các tiêu chuẩn về thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên. Chỉ có 27% giảng viên trả lời là có nhưng chưa rõ, đa phần các giảng viên trả lời phương án này đều nêu ra văn bản mà họ biết là hợp đồng lao động khi ký kết với Trường. Và không có giảng viên nào trả lời rằng Trường có nhiều văn bản quy định rất rõ. Ngay trong quá trình tìm hiểu thông tin tại phòng Hành chính tổng hợp của trường Đại học Thăng Long, tác giả cũng nhận thấy được điều này. Một phần nguyên nhân của vấn đề này đó là do Trường mới thành lập chưa lâu.

Câu hỏi số 10 trong Bảng hỏi của tác giả: “Các câu hỏi trong Phiếu Nhận xét môn học có rõ ràng để sinh viên có thể hiểu được ý của câu hỏi không?” nhằm tìm hiểu về độ rõ ràng của các tiêu chí đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong phiếu Nhận xét môn học dùng để lấy ý kiến sinh viên của Nhà trường. Kết quả các câu trả lời của giảng viên như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá của giảng viên về các câu hỏi trong phiếu Nhận xét môn học

Phương án trả lời Số người trả lời Tỉ lệ %

Rất rõ ràng 3 3.75

Khá rõ ràng 53 66.25

Bình thường 13 16.25

Chưa rõ ràng 11 13.75

Có tới 70% giảng viên cho rằng các câu hỏi trong Phiếu Nhận xét môn học hiện nay của Trường là khá rõ ràng và rất rõ ràng, 16,25% giảng viên trả lời là bình thường và 13,75 cho rằng các câu hỏi chưa rõ, dễ dẫn đến sinh viên hiểu sai ý của câu hỏi, từ đó dẫn đến thông tin sai lệch.

Cũng theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi của tác giả, trong câu hỏi số 17: “Theo Thầy/Cô, những tiêu chuẩn nào dưới đây là yêu cầu cơ bản đối với công tác giảng dạy của giảng viên tại trường ĐHTL?”, 100% giảng viên đều trả lời là tất cả các tiêu chuẩn được nêu trong bảng hỏi và không đề xuất thêm được yêu cầu nào khác. Tiêu chuẩn thực hiện công việc nói chung và tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên nói riêng là rất quan trọng, không thể thiếu, đó là cơ sở và cũng là yếu tố xuyên suốt trong công tác đánh giá thực hiện công việc của Trường.

2.2.2. Bộ phận phụ trách công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w