BÁO CÁO SỐ LẦN MẮC KHUYẾT ĐIỂM THÁNG

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 67 - 72)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

BÁO CÁO SỐ LẦN MẮC KHUYẾT ĐIỂM THÁNG

2 Lớp tan sớm trên 15 phút 3 Lớp vào muộn trên 15 phút

BÁO CÁO SỐ LẦN MẮC KHUYẾT ĐIỂM THÁNG

TT Ngày kiểm Ngày báo Giờ học Phòng học Họ tên Bộ môn Khuyết điểm Vào lớp muộn trên 15 phút Lớp tan sớm trên 15 phút Bỏ giờ dạy Lớp học lộn xộn Không tắt điện sau giờ học Không thu màn chiếu Không xóa bảng sau giờ học Không tắt máy chiếu Ghi chú (Môn học) 1 2 3

Nơi gửi: Người lập biểu Trưởng phòng CTCT - SV

Hiệu trưởng, để báo cáo Các bộ môn, biết thực hiện Lưu phòng CTCT-SV

(Đã ký)

Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi của tác giả, câu số 7: “Mức độ đồng ý của Thầy/Cô đối với công tác theo dõi tình hình chấp hành nội quy, quy định Nhà trường”, tỉ lệ các câu trả lời như sau:

Bảng 2.10: Đánh giá của giảng viên về công tác theo dõi chấp hành nội quy

Phương án trả lời Số người trả lời Tỉ lệ %

Rất đồng ý 8 10

Đồng ý 42 52.5

Bình thường 18 22.5

Không đồng ý 12 15

Rất không đồng ý 0 0

Như vậy, có tới 62,5% số giảng viên được hỏi đồng ý và rất đồng ý với công tác thanh tra, theo dõi việc chấp hành nội quy, quy định của Nhà trường của phòng Công tác chính trị - Sinh viên. Có 22,5 % giảng viên cảm thấy bình thường, không có giảng viên nào trả lời ở phương án “Rất không đồng ý”.

Trong bảng hỏi tác giả có ghi: “Nếu chưa đồng ý, xin các Thầy/Cô cho một số ý kiến đóng góp”, một số giảng viên có điền suy nghĩ của mình. Có tới 15% giảng viên trả lời là “Không đồng ý”, tuy nhiên các ý kiến đóng góp mà những giảng viên này nêu ra đều không liên quan tới vấn đề chấp hành giờ giấc của giảng viên, đa phần giảng viên phản hồi về một số quy định của Nhà trường theo họ là chưa hợp lý, giả dụ như quy định giảng viên phải xóa bảng sau giờ học, phải nhắc nhở sinh viên xếp ghế, không vứt rác ra lớp học…

Câu hỏi số 8 trong bảng hỏi: “Hoạt động này của phòng CTCT-SV ảnh hưởng như thế nào tới việc chấp hành giờ giấc và thời gian giảng dạy của Thầy/Cô?”, số người trả lời như sau:

Bảng 2.11: Đánh giá của giảng viên về tác động của công tác theo dõi tình hình chấp hành nội quy của Trường

Phương án trả lời Số người trả lời Tỉ lệ %

Giúp chấp hành tốt hơn 32 40

Cũng không ảnh hưởng nhiều 29 36.25

Hoàn toàn không ảnh hưởng 13 16.25

Ảnh hưởng tiêu cực, gây tâm lý không thoải mái 6 7.5

Có thể nhận thấy, 40% số giảng viên cho rằng việc theo dõi chấp hành nội quy của Nhà trường sẽ giúp họ chấp hành tốt hơn, giảm số lần sai phạm. Theo câu hỏi số 7, có 15% giảng viên trả lời là “Không đồng ý” với công tác

thanh tra của phòng Công tác chính trị - Sinh viên, tuy nhiên, ở câu hỏi số 8, chỉ có 6% giảng viên cho rằng công tác này là ảnh hưởng tiêu cực tới họ, gây tâm lý không thoải mái khi làm việc. Đối với một trường đại học, công tác theo dõi việc chấp hành nội quy của Nhà trường của toàn bộ giảng viên, sinh viên là rất cần thiết và có hiệu quả.

2.2.3.2.Công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/1/2010 của Ban Cán sự Đảng bộ GD & ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCSĐ theo quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/1/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, và theo hướng dẫn của Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2010-2011, các cơ sở giáo dục đại học triển khai lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của tất cả giảng viên thuộc cơ sở giáo dục đại học. Kênh thông tin phản hồi của người học là cơ sở rất quan trọng giúp cho lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về các mục tiêu quản lý đã xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch. Tổ chức lấy ý kiến của người học để đề ra các giải pháp đổi mới quản lý là thể hiện quyết tâm đổi mới của lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học nhằm đảm bảo lợi ích của người học và vì sự phát triển của xã hội.

Trường đại học Thăng Long rất đồng tình và tuân thủ các chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngay từ niên học 2004 – 2005, Trường đã tiến hành công tác lấy ý kiến sinh viên về các môn học, về hoạt động giảng dạy của giảng viên, công tác đánh giá này đã được đưa vào hoạt động thường niên của Nhà trường. Tính đến nay đã có tám đợt đánh giá được tiến hành trên diện rộng (đợt đánh giá thứ nhất được tiến hành trên diện rộng là học kỳ 3 niên học 2004 - 2005, đợt đánh giá thứ 2 là học kỳ 1 niên học

2005 – 2006, đợt đánh giá thứ 3 là học kỳ 2 niên học 2005 – 2006, đợt đánh giá thứ 4 là học kỳ 1 niên học 2006 – 2007, đợt đánh giá thứ 5 là 3 kỳ của niên học 2007 – 2008, đợt đánh giá thứ 6 là 3 kỳ của niên học 2008 – 2009, đợt đánh giá thứ 7 là 3 kỳ của niên học 2009 – 2010). Trước khi triển khai đánh giá trên diện rộng (hiểu theo nghĩa đánh giá cho tất cả các môn học của cả giáo viên cơ hữu lẫn thỉnh giảng), Trường đã tiến hành đánh giá thử nghiệm trên diện hẹp chỉ gồm khoảng trên 50 giáo viên cơ hữu tình nguyện. Trong niên học 2010-2011, Trường Đại học Thăng Long đã tiến hành đánh giá 244 lớp, với số lượng phiếu cụ thể là: 13003 phiếu. Phiếu Nhà trường dùng để lấy ý kiến sinh viên được gọi là Phiếu Nhận xét môn học (mẫu phiếu xin mời xem phụ lục 2). Việc lấy phiếu đánh giá được triển khai trên các khối ngành cụ thể xin mời xem phụ lục III.

Trước đây, hàng tuần Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long cũng có tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên. Ngoài ra, Trường còn liên tục cập nhật, tổng hợp ý kiến phản hồi của sinh viên trên trang web của Trường và trên diễn đàn của sinh viên Thăng Long. Hoạt động này sẽ cho phép thu thập thông tin từ đông đảo sinh viên toàn trường và từ các cựu sinh viên của Trường. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, các hoạt động này không còn được Nhà trường chú trọng nữa, một phần do đã có sự thay đổi Ban Giám hiệu. Thay vào đó, Trường Đại học Thăng Long thành lập phòng Tiếp sinh viên. Tại phòng này thường trực có các cán bộ đại diện của phòng Công tác chính trị - Sinh viên và phòng Đào tạo để trả lời những thắc mắc của sinh viên cũng như tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ phía sinh viên. Nhưng việc thu thập thông tin phản hồi của sinh viên tại phòng Tiếp sinh viên không hiệu quả bằng việc thu thập trên diễn đàn và các buổi đối thoại như trước đây.

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí là đơn vị được Ban Giám hiệu giao cho nhiệm vụ tổ chức công tác lấy ý kiến sinh viên về các môn học,

về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Mục đích của việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên của trường Đại học Thăng Long đó là:

-Thông qua phiếu nhận xét môn học của sinh viên, để thấy được chất lượng giảng dạy của từng giảng viên đang tham gia giảng dạy tại Trường trên nhiều khía cạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Cung cấp cho Nhà trường một bức tranh toàn cảnh về việc giảng dạy tại Trường từ góc nhìn của sinh viên, đây là nguồn thông tin tham khảo giúp Nhà trường trong công tác quản lý và chuẩn hoá đội ngũ giảng viên vì mục tiêu chất lượng.

-Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại.

-Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.

-Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Mặc dù ý kiến phản hồi được thu thập khá đều đặn nhưng việc sử dụng những thông tin này nhìn chung chưa hiệu quả. Kết quả của hoạt động lấy ý kiến sinh viên được Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí phân tích và viết thành báo cáo gửi lên Ban Giám hiệu và gửi về các bộ môn, trong đó có những khuyến cáo về các giảng viên nhận được mức độ hài lòng của sinh viên không cao. Những trường hợp này Nhà trường sẽ có những biện pháp để xác minh lại thông tin như đề nghị bộ môn cử người dự giờ, lấy ý kiến nhận xét

của trưởng bộ môn và các giảng viên trong bộ môn..., từ đó có phương án để giải quyết hoặc đưa ra các quyết định về nhân sự.

Ý kiến phản hồi của SV: Mặc dù đa số ý kiến được hỏi (chiếm 82,6%) cho rằng nguồn thông tin đánh giá giảng dạy từ ý kiến SV là cần thiết và rất cần thiết, song thực tế hiện nay SV chưa quen với việc nhận xét hiệu quả giảng dạy của GV. Một số trường có tổ chức diễn đàn cho SV phản hồi trực tiếp trên mạng hoặc các buổi họp tập trung. Tuy nhiên, trong một số ý kiến phản hồi đã được lược bớt đi những nhận xét thẳng thắn của SV về GV hoặc SV không giám nhận xét thẳng thắn về các lỗi GV và việc làm này cũng không để lại hiệu quả tốt. Một số trường sử dụng mẫu đánh giá GV để đánh giá công tác giảng dạy ở một số khoa rất hiệu quả. Nếu chúng ta có thể làm tốt hơn khi xem xét đến việc làm cho SV năng động hơn trong lớp học bằng cách kết hợp tốt các kỹ năng học tập tương tác và thu thập nhiều hơn ý kiến đánh giá và phản hồi của SV.

Bảng 2.12: Hình thức mà SV được hỏi đã tham gia ý kiến

Các hình thức góp ý Số

lượng 1 Góp ý thẳng thắn bằng phiếu hỏi ý kiến SV về hiệu quả môn học, khi

kết thúc môn học (yêu cầu). 88

2 Góp ý kiến trực tiếp ngay tại lớp học 70

3 Góp ý trực tiếp riêng đối với GV 43

4 Có ý kiến với khoa, trường trong các lần tiếp xúc với SV của trường. 365 Gửi ý kiến với khoa, trường sau khi học (tự nguyện) 34

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 67 - 72)