Mục tiêu, quy mô và chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 55 - 59)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

2.1.4.Mục tiêu, quy mô và chương trình đào tạo

* Quy mô đào tạo

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực, trường ĐHTL từng bước mở rộng quy mô đào tạo. Đặc biệt từ năm 2008, Trường chuyển đến cơ sở mới khang trang, rộng rãi hơn, một số ngành đào tạo mới đã được mở thêm như: Ngành quản lý bệnh viện, ngành điều dưỡng hệ tại chức vừa học vừa làm, cao học liên kết với trường Nice của Pháp về chuyên ngành Kinh doanh và Quản lý quốc tế.

Quy mô đào tạo của trường Đại học Thăng Long giai đoạn 2006 – 2011 được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 2.4: Quy mô đào tạo của Trường ĐH Thăng Long giai đoạn 2006-2011

Đơn vị tính: Người

Năm học Số lượng sinh viên đại học Số lượng học

viên cao học liên

Chính quy Tại chức ngành Điều dưỡng 2006 – 2007 1650 2007 – 2008 1826 70 2008 – 2009 1806 61 2009 – 2010 1592 75 12 2010 – 2011 2351 79 12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các niên học của Phòng Công tác chính trị - Sinh viên, trường Đại học Thăng Long, Hà Nội, 2011)

Qua các số liệu trên, ta có thể nhận thấy số lượng sinh viên đại học chính quy của trường Đại học Thăng Long những năm gần đây về cơ bản là liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh vào niên học 2010 – 2011.

Sau đây là cơ cấu sinh viên theo các nhóm ngành đào tạo đại học tại thời điểm năm học 2010 – 2011:

Bảng 2.5: Số lượng sinh viên các nhóm ngành đào tạo năm học 2010- 2011

STT Nhóm ngành đào tạo đại học Số lượng Sinh viên

Tỷ lệ % 1 Nhóm ngành Toán - Tin học và Công

nghệ

- Toán - Tin ứng dụng

- Khoa học máy tính (Công nghệ thông tin) - Mạng máy tính và viễn thông

- Hệ thống thông tin quản lý (Tin quản lý) - Công nghệ tự động

1.200 12,97

2 Nhóm ngành Kinh tế và Quản lý

- Kế toán

- Tài chính - Ngân hàng

- Quản trị kinh doanh (QT Doanh nghiệp, QT Marketing)

- Quản lý bệnh viện

4.800 51,90

- Ngôn ngữ Anh - Ngôn ngữ Pháp - Ngôn ngữ Nhật

- Ngôn ngữ Trung Quốc

4 Nhóm ngành Khoa học sức khỏe

- Điều dưỡng - Y tế công cộng

930 10,05

5 Nhóm ngành Xã hội học và nhân văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác xã hội Việt Nam học

787 8,51

6 Tổng 9247 100

(Nguôn: Báo cáo tổng kết các niên học của Phòng Công tác chính trị - Sinh viên, trường Đại học Thăng Long, Hà Nội, 2011)

Nghiên cứu quy mô và cơ cấu sinh viên toàn trường để nắm bắt được khối lượng công việc hàng năm của từng khoa và cụ thể là khối lượng công việc của từng giảng viên phải thực hiện trong năm học. Khi xây dựng hệ thống ĐGTHCV cần phải chú ý đến số lượng và cơ cấu sinh viên vì đây là một trong các nguồn cung cấp thông tin để ĐGTHCV giảng dạy của giảng viên, đồng thời cũng chính là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của giảng viên.

* Mục tiêu đào tạo

- Đào tạo các kỹ sư, cử nhân, thạc sỹ, chuyên gia có trình độ chuyên môn tin học và ngoại ngữ cao, với các kỹ năng cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức, tư tưởng văn hóa…

- Là trung tâm đào tạo để sinh viên tự học, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới

- Phấn đấu trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Để đáp ứng được những mục tiêu trên, từng bước hòa nhập bình đẳng với các trường trong khu vực và trên thế giới, chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy với từng ngành, từng trình độ phải được Trường xem xét, đổi mới không ngừng trên cơ sở coi trọng và

phát huy tư duy của người học, tăng cường thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp. Trường cũng chú trọng công tác tuyển chọn giảng viên, tạo cơ hội cho giảng viên trẻ nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy và nghiên cứu của mình.

* Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo được xây dựng thành công theo hướng tín chỉ và liên ngành. Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường đầu tiên của Việt Nam áp dụng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo học chế này, sinh viên chủ động sắp xếp kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân trong khuôn khổ chương trình đào tạo. Sinh viên có nhiều thuận lợi khi chuyển ngành học hoặc học nhiều ngành của Trường. Sinh viên giỏi có thể ra trường với thời gian ngắn nhất. Mỗi học phần đều xác định rõ điều kiện tiên quyết, có nhiều học phần tự chọn phù hợp với thực tế đa dạng của sinh viên và nhu cầu đa dạng của xã hội. Chương trình học mềm dẻo, nhiều môn học có tính cập nhật, tỷ lệ học tự lựa chọn cao (20-25% số tín chỉ). Trường nghiên cứu áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo; sinh viên được học rất nhiều môn học hỗ trợ kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh, đồ họa truyền thông, PR… Trong quá trình học tập, sinh viên còn có cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và các cán bộ trong trường để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình thông qua các buổi tọa đàm được tổ chức hàng tháng.

Chương trình đào tạo hiện đại nhờ áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và được cập nhật thường xuyên phù hợp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và nhu cầu xã hội. Xuất phát từ quan điểm coi người học là trung tâm, đồng thời vừa tạo điều kiện cần thiết, vừa đòi hỏi việc cập nhật thông tin mới đối với nội dung đào tạo tại Trường, vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi khả năng tự học, tự nghiên cứu, năng lực sáng tạo của cả người dạy và

người học khi tham gia vào quá trình đào tạo. Phương thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi người dạy và người học phải được tiếp cận và khai thác thông tin một cách đầy đủ và toàn diện, mức độ tương tác giữa người dạy và người học là rất cao, khác biệt căn bản với bản chất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức (của người học) và bản chất độc tôn trong việc truyền bá kiến thức (của người dạy) theo phương thức đào tạo trước kia. Việc học tập và tổ chức các kỳ thi được tiến hành nghiêm túc, theo đúng tinh thần “ Học thật, thi thật ”.

2.2. Thực trạng công tác đánh giá kết giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 55 - 59)