- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả
B Không có thói quen góp ý với thầy (cô) của mình
CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Theo nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Nhà nước ta chính thức coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nắm bắt được chủ chương trên Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long đã đề ra định hướng chiến lược của Nhà trường là mở rộng qui mô đào tạo đặc biệt chú trọng đến đổi mới chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Toàn trường Đại học Thăng Long thực hiện theo đúng tầm nhìn, sứ mạng và phương châm hoạt động mà Ban lãnh đạo Trường đã đề ra. Chương trình đào tạo vẫn được xây dựng theo hướng tín chỉ và liên ngành, trên cơ sở áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và được cập nhật thường xuyên phù hợp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và nhu cầu xã hội.
Nhà trường định hướng nâng cao số lượng và chất lượng giảng viên. Cụ thể số giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng tăng lên trên 500 người, khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ của mình. Phấn đấu đến năm 2020, số lượng giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ chiếm 55% tổng số giảng viên, số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm 35% tổng số giảng viên.
Bên cạnh đó, trường Đại học Thăng Long chủ trương mở rộng dần quy mô đào tạo đạt 12000 sinh viên cho các loại hình đào tạo vào năm 2015, và 15000 sinh viên vào năm 2020. Nhà trường còn định hướng mở thêm một số ngành đào tạo về lĩnh vực xây dựng, kiến trúc và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác và liên kết đào tạo với các trường đại học của nước ngoài.
phố Hải Dương cấp cho hơn 40 ha đất thuộc địa phận huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương. Hiện nay, Nhà trường đã có quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng một ngôi trường khang trang, đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế ở vị trí mới này. Định hướng từ nay đến năm 2020, Nhà trường sẽ triển khai quy hoạch chi tiết khu đất ở Hải Dương và tiến hành đầu tư xây dựng trường mới, dự kiến cuối năm 2015 sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng và hoàn thành cơ sở hai này vào năm 2020.
Căn cứ vào thực trạng công tác đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long như đã phân tích trong chương 2 và căn cứ vào định hướng phát triển của Trường đến năm 2020 cũng như các điều kiện tại Trường, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long như sau: