Những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 80 - 85)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

2.2.6.Những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học

B Không có thói quen góp ý với thầy (cô) của mình

2.2.6.Những thành tích, hạn chế và nguyên nhân của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học

giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

2.2.6.1. Thành tích

Qua phần phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên trường Đại học Thăng Long, ta có thể nhận thấy Trường đã có những thành tích nhất định trong công tác này, cụ thể:

- Trường đại học Thăng Long đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá giảng viên, do đó, bắt đầu từ niên học 2004 – 2005, Trường đã giao cho Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí tiến hành các đợt lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

- Phòng Công tác chính trị - Sinh viên của Trường hàng ngày theo dõi việc chấp hành nội quy, giờ giấc giảng dạy của giảng viên… Hoạt động này là cần thiết và có hiệu quả trong việc phát hiện và điều chỉnh những sơ suất, sai phạm nhỏ của giảng viên một cách kịp thời.

- Trường đã từng tổ chức tổng hợp ý kiến của sinh viên trên mạng, diễn đàn của Trường, và tổ chức các buổi đối thoại để Ban Giám hiệu trực tiếp lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của sinh viên.

- Công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên được tiến hành khá thường xuyên, bài bản, khoa học và chính xác.

2.2.6.2. Hạn chế

Ngoài những thành tích được nêu ở trên, công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên trường Đại học Thăng Long còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Chưa có các văn bản cụ thể của Trường quy định rõ về tiêu chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên nói chung và tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên nói riêng.

- Các tiêu chuẩn chuẩn thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên chưa được công khai, phổ biến cho sinh viên để có những nhận định đúng đắn hơn khi trả lời vào phiếu nhận xét môn học.

- Còn tồn tại hai hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên mà kết quả hai hệ thống không thống nhất với nhau, không có sự vận dụng kết quả để hỗ trợ nhau trong công tác quản lý.

- Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên chưa có hệ thống, đầy đủ và bài bản để có những thông tin chính xác, khách quan nhất.

- Nguồn thu thập thông tin phục vụ cho công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên chưa phong phú, mới chỉ bao gồm thông tin từ phòng Công tác chính trị - Sinh viên và kết quả của các đợt lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Do đó, tính chính xác, khách quan và toàn diện của kết quả đánh giá còn hạn chế.

- Phiếu Nhận xét môn học để lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên còn chưa rõ ràng, đầy đủ.

- Phương pháp để đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên chưa thật sự phù hợp và đem lại hiệu quả cao.

- Việc vận dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong các hoạt động của công tác quản trị nhân lực còn quá ít. Kết quả đánh giá mới được vận dụng chủ yếu trong việc phát hiện những vấn đề tồn tại, những vấn đề chưa tốt để khắc phục, giải quyết nhằm cải thiện hơn và vận dụng vào trong hoạt động thù lao lao động mà chưa được sử dụng nhiều trong các hoạt động khác như phân tích công việc, tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo phát triển, thi đua khen thưởng, tạo động lực…

- Chưa tổ chức các buổi gặp mặt giảng viên để trao đổi, thảo luận về kết quả đánh giá (còn gọi là các buổi phỏng vấn đánh giá). Giảng viên chưa có cơ hội nói lên những quan điểm của họ về công tác và kết quả đánh giá, người đánh giá cũng chưa được nhìn nhận lại quá trình đánh giá của mình để hoàn thiện hơn.

2.2.6.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trên của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long xuất phát từ một số các nguyên nhân sau:

- Nhà trường chưa thực sự thấy được hết tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên đối với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.

- Chưa có đơn vị thống nhất phụ trách công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên nói riêng và đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên nói chung để tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau thành thông tin đáng tin cậy phục vụ cho việc ra quyết định của Nhà trường.

- Tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên chưa được xây dựng một cách đầy đủ và chính thức phù hợp với đặc điểm của trường Đại học Thăng Long. - Chưa chú trọng tới việc lựa chọn và đào tạo người tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên để công tác này được thực hiện một cách bài bản, khoa học và hiệu quả hơn.

- Một nguyên nhân nữa là trường Đại học Thăng Long chưa sử dụng phương pháp 360 độ để đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên, một phần do Nhà trường chưa nhận thấy rằng nếu chỉ thu thập thông tin từ ý kiến sinh viên nhiều khi chưa khách quan, toàn diện và chính xác. Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau sẽ đem lại hiệu quả và độ chính xác cao hơn.

Tiểu kết chương 2

Trong quá trình phát triển, trường Đại học Thăng Long luôn coi công tác đánh giá GV là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của nhà trường và nhằm củng cố vững chắc cũng như giữ vựng thương hiệu của nhà trường. Trong nhiều năm qua, trường Đại học Thăng Long đã ủng hộ và hỗ trợ hết sức cho công tác đánh giá giảng viên, thông qua kết quả mà công tác đánh giá giảng viên mang lại tạo mọi điều kiện để giảng viên có thể hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực bản thân, đúc rút kinh nghiệm và không ngừng học hỏi, tạo động lực để giảng viên không ngừng phấn đấu vươn lên.

Tuy nhiên, những cố gắng mà nhà trường đạt được vẫn dừng lại ở một kết quả khiêm tốn, chưa mang tính thiết thực và triệt để sử dụng đến hiệu quả mà công tác đánh giá giảng viên mang lại. Ngoài ra những hạn chế luôn nảy sinh trong thực tế do nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan có phần nào tác động đến là không thể tránh khỏi, điều này cần phải được nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả và tác dụng của nóy, nhằm giúp cho nhà trường ngày càng vững mạnh và phát triển.

Chương 2 của luận văn đã tập trung vào phân tích thực trạng công tác đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long. Ngoài những cố gắng, nỗ lực và những thành công thì cũng tồn tại rất nhiều những hạn chế, sai xót mà đã được tác giả chỉ ta trong công tác đánh giá giảng viên của trường Đại học Thăng Long. Đây là những nguyên nhân cơ bản và cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp cải thiện việc đánh giá giảng viên trường Đại học Thăng Long. Các biện pháp được đề xuất sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 80 - 85)