Chu kỳ đánh giá giảng viên tại trường Đại học ThăngLong

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 77 - 79)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

2.2.4.Chu kỳ đánh giá giảng viên tại trường Đại học ThăngLong

B Không có thói quen góp ý với thầy (cô) của mình

2.2.4.Chu kỳ đánh giá giảng viên tại trường Đại học ThăngLong

Hàng ngày, phòng Công tác chính trị - Sinh viên thường xuyên tiến hành thanh tra, giám sát các lớp học, theo dõi việc chấp hành quy định, và việc đảm bảo giờ giảng của toàn bộ giảng viên. Cán bộ của Phòng sẽ ghi lại toàn bộ tình hình chấp hành nội quy quy định của đội ngũ giảng viên, những lỗi vi phạm và cả những hành động tốt đáng tuyên dương. Cuối mỗi tuần và cuối mỗi tháng, Phòng sẽ tổng hợp lại, lập báo cáo về tình hình chấp hành quy định của giảng viên toàn trường và trình lên Ban Giám hiệu, đồng thời gửi tới từng bộ môn. Trong buổi họp giao ban hàng tuần giữa Hội đồng quản trị Nhà trường, Ban Giám hiệu và Trưởng các Bộ môn, phòng ban, những lỗi sai

phạm lớn, lặp lại nhiều lần sẽ được Ban Giám hiệu nhắc nhở, từ đó các bộ môn và giảng viên sẽ có phương án điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Niên học 2010 – 2011, Nhà trường chỉ tổ chức một đợt lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên kéo dài suốt 3 học kỳ. Đây là đợt đánh giá thứ tám của Nhà trường được tiến hành trên diện rộng. Đợt đánh giá thứ nhất được tiến hành trên diện rộng là học kỳ 3 niên học 2004 - 2005, đợt đánh giá thứ 2 là học kỳ 1 niên học 2005 – 2006, đợt đánh giá thứ 3 là học kỳ 2 niên học 2005 – 2006, đợt đánh giá thứ 4 là học kỳ 1 niên học 2006 – 2007, đợt đánh giá thứ 5 là 3 kỳ của niên học 2007 – 2008, đợt đánh giá thứ 6 là 3 kỳ của niên học 2008 – 2009, đợt đánh giá thứ 7 là 3 kỳ của niên học 2009 – 2010. Như vậy, Nhà trường đang có xu hướng tổ chức lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo chu kỳ mỗi năm một lần, tuy nhiên chưa cố định thời điểm cụ thể trong năm.

Theo kết quả điều tra bảng hỏi của tác giả, câu số 18: “Theo Thầy/Cô, để đánh giá chính xác và toàn diện hoạt động giảng dạy của giảng viên, cần phải lấy ý kiến, nhận xét của những đối tượng nào?”, tỉ lệ giảng viên trả lời như sau:

Bảng 2.15: Đối tượng cần tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Phương án trả lời Số người trả lời Tỉ lệ %

Trưởng bộ môn/trưởng khoa 80 100

Bản thân giảng viên tự đánh giá 68 85

Các giảng viên cùng bộ môn 73 91.25

Các giảng viên không cùng bộ môn 16 20

Cán bộ các phòng ban 8 10

Sinh viên đang học tại Trường 80 100

Cựu sinh viên 77 96.25

Ban Giám hiệu và Hội đồng quản trị Nhà trường 26 32.5

Khác 0 0

Có thể dễ dàng nhận thấy có tới 100% giảng viên được hỏi trả lời để đánh giá chính xác và toàn diện hoạt động giảng dạy của giảng viên, cần phải lấy ý kiến, nhận xét của trưởng bộ môn/trưởng khoa, và của sinh viên đang học tại trường. Một con số cũng khá cao là 96,25% số giảng viên cho rằng cần lấy ý kiến của cựu sinh viên, 91,25% số giảng viên cho rằng cần lấy ý kiến của các giảng viên cùng bộ môn. Và 85% giảng viên được hỏi cho rằng bản thân giảng viên phải tự đánh giá về kết quả thực hiện công việc của mình. Những phương án còn lại được chọn với tỉ lệ rất thấp.

Theo kết quả điều tra bảng hỏi của tác giả, câu số 13: “Theo Thầy/Cô, thời điểm thích hợp để đánh giá môn học là khi nào?”. Tỉ lệ giảng viên trả lời như sau:

Bảng 2.16: Đánh giá của giảng viên về thời điểm đánh giá môn học

Phương án trả lời Số người trả lời Tỉ lệ %

Đầu mỗi kì 0 0

Giữa mỗi kì 4 5

Cuối mỗi kì 12 15

Đầu mỗi năm học (kì 1 hàng năm) 0 0

Giữa mỗi năm học (kì 2 hàng năm) 21 26.25

Cuối mỗi năm học (kì 3 hàng năm) 43 53.75

Như vậy, đa phần giảng viên được hỏi (53,75%) đều có cùng quan điểm rằng thời điểm thích hợp nhất để đánh giá môn học cũng như đánh giá việc thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên là cuối mỗi năm học. Không có giảng viên nào cho rằng thời điểm thích hợp nhất để đánh giá môn học là vào đầu mỗi kì và đầu năm học. Như vậy, chu kì hợp lý của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng như việc đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên trường

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 77 - 79)