Bộ phận phụ trách công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 63 - 65)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

2.2.2.Bộ phận phụ trách công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Lựa chọn và đào tạo người đánh giá là rất quan trọng, đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc. Trường Đại học Thăng Long hiện chưa có đơn vị thống nhất đảm nhiệm công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên. Căn cứ trên nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban, có thể nhận thấy có 2 đơn vị hiện đang tiến hành rời rạc các hoạt động liên quan đến công tác này đó là: Phòng Công tác chính trị - Sinh viên và Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí.

Phòng Công tác chính trị - Sinh viên có chức năng, nhiệm vụ chính là phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến kỷ luật và thực hiện nội quy quy định Nhà trường đã đề ra của sinh viên, giảng viên, cán bộ và nhân viên toàn trường. Hàng ngày, Phòng thường xuyên tiến hành thanh tra, giám sát các lớp học, theo dõi việc chấp hành quy định, và việc đảm bảo giờ giảng của toàn bộ giảng viên. Cán bộ của Phòng sẽ ghi lại toàn bộ tình hình chấp hành nội quy quy định của đội ngũ giảng viên, những lỗi vi phạm và cả những hành động tốt đáng tuyên dương. Cuối mỗi tuần và cuối mỗi tháng, Phòng sẽ tổng hợp lại, lập báo cáo về tình hình chấp hành quy định của giảng viên toàn trường và trình lên Ban Giám hiệu, đồng thời gửi tới từng bộ môn. Trong buổi họp giao ban hàng tuần giữa Hội đồng quản trị Nhà trường, Ban Giám hiệu và Trưởng

các Bộ môn, phòng ban, những lỗi sai phạm lớn, lặp lại nhiều lần sẽ được Ban Giám hiệu nhắc nhở, từ đó các bộ môn và giảng viên sẽ có phương án điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí là đơn vị được Ban Giám hiệu Nhà trường giao cho nhiệm vụ tổ chức các đợt lấy ý kiến sinh viên về các môn học và về hoạt động giảng dạy của giảng viên toàn trường. Trung tâm đảm nhiệm từ việc lên kế hoạch, thiết kế phiếu Nhận xét môn học, tiến hành phát phiếu điều tra cho sinh viên, tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, và lập báo cáo gửi lên Ban Giám hiệu. Đồng thời, kết quả điều tra được gửi tới các bộ môn để các giảng viên biết và điều chỉnh. Khi có những phản hồi không tốt về hoạt động giảng dạy của số lượng lớn sinh viên (thường là trên 50%), Nhà trường sẽ có những biện pháp để xác minh lại thông tin như đề nghị bộ môn cử người dự giờ, lấy ý kiến nhận xét của trưởng bộ môn và các giảng viên trong bộ môn...

Ngay từ niên học 2004 -2005, Lãnh đạo Nhà trường đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên và đã cho tiến hành các đợt lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn về công tác này. Những thông tin thu thập được từ công tác này kết hợp với các báo cáo về tình hình chấp hành nội quy, quy định của Phòng Công tác chính trị - Sinh viên sẽ giúp Ban Lãnh đạo Nhà trường có cơ sở để ra các quyết định về nhân sự. Tuy nhiên, chỉ dựa vào hai nguồn thông tin này thì sẽ chưa đủ để đánh giá thực hiện công việc giảng dạy đối với giảng viên. Hiện tại chỉ có hai đơn vị trên tiến hành các công tác có liên quan đến đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên, phòng Hành chính tổng hợp và các bộ môn không tiến hành các hoạt động đánh giá hay bình bầu, thi đua cuối năm.

Vấn đề ở đây là Phòng Công tác chính trị - Sinh viên và Trung tâm Đảm bảo chất lượng – Khảo thí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, lập

báo cáo và định kỳ gửi trực tiếp lên Ban Giám hiệu và tới các bộ môn. Hai hoạt động này có thể nói là gần như tách biệt, độc lập với nhau. Như vậy, những thông tin trong các báo cáo này sẽ không phát huy được triệt để giá trị của nó, sẽ chỉ là những thông tin mang tính ngắn hạn. Ban Giám hiệu và Bộ môn trực tiếp nhận được hai nguồn thông tin rời rạc nhau, như vậy sẽ khó nhận thấy được những đánh giá tổng quan chính xác. Mặc dù Ban Giám hiệu đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên, nhưng vẫn chưa có đơn vị thống nhất phụ trách công tác này một cách toàn diện, có hệ thống, tổng hợp nhiều nguồn thông tin để đánh giá chứ không chỉ là tổ chức lấy ý kiến của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 63 - 65)