- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả
1.2.14. Quy trình đánh giá giảng viên
Về cơ bản một hoạt động giáo dục bao giờ cũng diễn ra theo một quy trình gồm 3 giai đoạn: trước → trong → sau.
Như vậy, đánh giá một hoạt động giáo dục cũng được tiến hành tương ứng với 3 giai đoạn đó là đánh giá chẩn đoán, đánh giá điều chỉnh và đánh giá tổng kết. Ở cả 3 giai đoạn này đánh giá chủ yếu phát huy chức năng “xác định đối tượng đánh giá có phù hợp với mục tiêu, với chuẩn không để điều chỉnh hoạt động nhằm phát huy kết quả đánh giá, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục”.
Ngoài 3 kiểu đánh giá trên, cần tiến hành loại đánh giá mang tính tổng hợp nhằm thu thập nguồn thông tin phục vụ cho việc hoạch định các chính sách trong lĩnh vực giáo dục sau này.
- Chuẩn bị phương án đánh giá - Thực thi phương án đánh giá - Viết báo cáo đánh giá
- Phản hồi kết quả đánh giá
Hình 1.4 Các bước của quy trình đánh giá
Bước1. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch đánh giá
Đánh giá viên phải hoàn tất một kế hoạch chi tiết về đợt đánh giá tại một cơ sở giáo dục. Kế hoạch đó cung cấp các thông tin cơ bản sau:
1) Mục đích đánh giá; 2) Đối tượng đánh giá; 3) Tiêu chuẩn đánh giá;
4) Hình thức tổ chức đánh giá; 5) Phương pháp đánh giá; 6) Thời hạn đánh giá;
7) Thời gian hoàn thành báo cáo đánh giá; 8) Cá nhân, đơn vị tiếp nhận báo cáo đánh giá; 9) Dự toán kinh phí.
Sau khi hoàn thành kế hoạch đánh giá, đoàn đánh giá phải bàn thảo để chọn mô hình đánh giá phù hợp với mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn…đánh giá đã ghi trong kế hoạch
Bước 2. Ở giai đoạn thực thi kế hoạch đánh giá
Thực thi phương án đánh giá Mô tả kế hoạch đánh giá Lựa chọn mô hình đánh giá Các nguồn dữ liệu Chuẩn bị kế hoạch đánh giá Phản hồi kết quả đánh giá Viết báo cáo đánh giá Phân tích dữ liệu
Giai đoạn thực thi kế hoạch đánh giá gồm 2 buớc: thu thập và xử lí các cơ sở dữ liệu.
a. Phân loại dữ liệu
b. Các phương pháp phân tích dữ liệu Cách xử thông tin bằng các hình thức sau:
- Phương pháp xử lí số liệu bằng toán học;
- Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm tin học; - Phương pháp xử lí bằng trực quan định lượng, định tính.
Bước 3. Viết báo cáo đánh giá
Một báo cáo đánh giá bao gồm các phần sau: 1) Tóm tắt báo cáo đánh giá;
2) Mục đích đánh giá;
3) Những thông tin cơ bản về đối tượng được đánh giá; 4) Mô tả kế hoạch đánh giá;
5) Kết quả đánh giá;
6) Thảo luận về đối tượng được đánh giá và kết quả của nó; 7) Kết luận và khuyến nghị.
Tiểu kết chương 1
Vấn đề đánh giá GV không còn là một vấn đề mới mẻ trong GD ĐH Việt Nam, tuy nhiên đánh giá theo quan điểm nào, hướng đi và việc thực hiện như thế nào đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của GD Việt Nam và các trường Đại học. Để thực hiện tốt và chính xác công tác đánh giá GV trong trường ĐH thì cần phải có những nhìn nhận đúng, những quy định rõ ràng, những hướng dẫn cụ thể, nhằm đem lại hiệu quả cao và thiết thực trong công tác đánh giá GV.
Hiện nay trên thực tế vẫn đang tồn tại hai quan điểm về đánh giá GV, quan điểm hành chính và quan điểm chuẩn hóa. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập và yêu cầu thực tế của giáo dục, rất nhiều trường đại học trong hệ thống các trường Đại học tại Việt Nam đều đang và đã chuyển từ đánh giá GV theo quan điểm hành chính sang quan điểm chuẩn hóa. Quan điểm chuẩn hóa giúp cho người quản lý định hình và làm tốt được công việc đánh giá GV đồng thời thông qua kết quả đáng giá phart huy được khả năng, năng lực, động cơ của GV, xây dựng một nhà trường ổn định, vững mạnh và phát triển.
Chương 1 của luận văn hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về Giáo dục, giáo dục ĐH, giảng viên, giảng viên đại học, những quan điểm về đánh giá giảng viên, các quan điểm hiện có về đánh giá giảng viên, những nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về vấn đề đánh giá GV, chuẩn và chuẩn hóa trong công tác đánh giá giảng viên. Trong chương 1, tác giả đã cố gắng tập trung trình bày những quan điểm về đánh giá giảng viên tại Việt Nam hiện nay. Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp cải thiện việc đánh giá GV trường Đại học Thăng
CHƯƠNG 2