Thông tin phản hồi sau đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 79 - 80)

- Ban hành chuẩn (quyết định, truyền thông, hướng dẫn, giả

2.2.5.Thông tin phản hồi sau đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

B Không có thói quen góp ý với thầy (cô) của mình

2.2.5.Thông tin phản hồi sau đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long

học, chu kì này cũng phù hợp với chu kì mà Trường đang thực hiện.

2.2.5. Thông tin phản hồi sau đánh giá giảng viên tại trường Đại học Thăng Long Thăng Long

Như đã phân tích ở trên, Phòng Công tác chính trị - Sinh viên và Trung tâm Đảm bảo chất lượng – Khảo thí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, lập báo cáo và định kỳ gửi trực tiếp lên Ban Giám hiệu và gửi tới từng bộ môn. Hai hoạt động này có thể nói là gần như tách biệt, độc lập với nhau. Ban Giám hiệu và Bộ môn trực tiếp nhận được hai nguồn thông tin rời rạc nhau, như vậy sẽ khó nhận thấy được những đánh giá tổng quan chính xác. Như vậy, những thông tin trong các báo cáo này sẽ không phát huy được triệt để được giá trị của nó, sẽ chỉ là những thông tin mang tính ngắn hạn, chi tiết, không tổng quát và chưa giúp ích được nhiều trong các công tác chung của Trường. Việc đánh giá thực hiện công việc của giảng viên hiện tại chủ yếu chỉ với mục đích phát hiện những sai phạm, những vấn đề chưa thực sự tốt để có phương án điều chỉnh, khắc phục. Một mục đích rất quan trọng của việc đánh giá thực hiện công việc là để đề ra những kế hoạch hoạt động, dự báo nhu cầu nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thi đua, khen thưởng... Tuy nhiên, kết quả của các đợt đánh giá thực hiện công việc giảng dạy của giảng viên Nhà trường lại chưa được sử dụng cho các công tác này một cách triệt để và hiệu quả.

Ngoài ra, sau các đợt lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Trường Đại học Thăng Long chưa tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi giữa Ban Giám hiệu Nhà trường với giảng viên toàn trường hoặc đại diện của giảng viên ở các bộ môn về kết quả khảo sát. Các buổi thảo luận ở đây trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc được gọi là phỏng vấn đánh giá. Phỏng vấn đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động đánh giá, là quá trình thu thập thông tin phản hồi sau khi thực hiện quy trình đánh giá. Phỏng vấn đánh giá được thực hiện thông qua cuộc thảo luận, buổi nói chuyện giữa người đánh giá và đối tượng đánh giá. Nội dung của phỏng vấn đánh giá là thảo luận về sự thực hiện công việc của đối tượng được đánh giá, các tiềm năng của họ trong tương lai và các biện pháp hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ. Do đó, giảng viên sẽ không có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình về kết quả đánh giá, những sai lệch của thông tin đánh giá, hay những khó khăn mà giảng viên gặp phải...

Theo số liệu tổng hợp từ bảng hỏi của tác giả, trong câu hỏi số 14: “Sau các đợt lấy ý kiến của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Ban Giám hiệu Trường có thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt giảng viên để thảo luận về kết quả đánh giá không?”, có 100% giảng viên được hỏi trả lời là không tổ chức. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan sát của tác giả trong những năm vừa qua và phù hợp với thông tin thu thập được từ phỏng vấn một số cán bộ thực hiện công tác đánh giá (từ khi tiến hành lấy ý kiến của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên).

Một phần của tài liệu các giải pháp cải tiến việc đánh giá giảng viên trường đại học thăng long (Trang 79 - 80)