Quy trình kỹ thuật và chăm sóc Cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 36)

2.1.5.1. Tiêu chuẩn giống trồng

Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành. Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên, có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

2.1.5.2. Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng

* Chọn đất: có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3 - 200 (tốt nhất là 3-80 ).

* Chuẩn bị đất trồng

Bao gồm: phát quang, san mặt bằng, thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân lót và lấp hố, các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,...

Phát quang và san ủi mặt bằng

Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng cam Xã Đoài đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc (từ khoảng 100 trở lên) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang (Nguyễn Văn Luật, 2008).

Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng cam Xã Đoài cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.

* Thiết kế vườn trồng

Thiết kế vườn trồng bao gồm các nội dung công việc như bố trí lô thửa, đường đi, mương, rãnh tưới tiêu nước, bố trí mật độ, khoảng cách,... (Nguyễn Văn Luật, 2008).

+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 - 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 - 100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố (Nguyễn Văn Luật, 2008).

thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100 (Nguyễn Văn Luật, 2008).

Bố trí mật độ, khoảng cách 4m (tương ứng với 830 cây/ha). Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn từ 900 - 1.000 cây/ha. Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với cam Xã Đoài trồng với khoảng cách 3m (Nguyễn Văn Luật, 2008).

Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng các giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn (Nguyễn Văn Luật, 2008).

Đào hố trồng và bón lót:

+ Kích thước hố rộng 0,8 – 1m. Đất xấu cần đào rồng hơn.

+ Bón phân lót cho 1 hố: bón lót cho mỗi hố 30-50kg phân chuồng hoai (hoặc 5-7kg phân vi sinh) + 1 kg supe lân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề rộng mặt hố từ 7 – 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng (Nguyễn Văt Luật, 2008).

2.1.5.3. Thời vụ trồng

Cây cam cũng như nhiều loại cây trồng khác, muốn phát triển tốt nó đòi hỏi rất chặt chẽ về điều kiện môi trường như nhiệt độ nước, độ ẩm, đất, phân, ánh sáng, gió, về giống đó là những yếu tố rất cần thiết cho năng suất, chất lượng cao. Song song với các yếu tố đó thì các yếu tố áp dụng kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh và cách trồng cũng là những yếu tố không kém phần cho năng suất và sản lượng cao. Nhưng đối với các loại cây nói chung cây cam nói riêng, thời vụ để trồng cam là những yếu tố hết sức quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây cam. Ở nước ta thời vụ gieo trồng được quy định đối với các tỉnh phía bắc khoảng tháng 2-3 và tháng 9-10, các tỉnh phía nam trồng vào cuối mùa mưa. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

2.1.5.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 - 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 - 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

* Chăm sóc sau khi trồng

- Tưới nước: Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây. Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước. Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,... mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

- Cát tỉa tạo hình:

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Cây đưa ra trồng ở vườn có nhiều cành nhỏ và phân bố không đều. Để có được các dạng hình hợp lý (hình bán cầu), chọn để lại 3 cành to mập nhất phân bố đều về 3 hướng để làm cành khung gọi là cành cấp 1, các cành khác được cắt tỉa bỏ. Khi cành cấp 1 cao khoảng 50 - 60 cm thì cắt đoạn ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40 - 45 cm. Cành cấp 1 sau khi cắt tiếp tục mọc rất nhiều cành, song mỗi cành cấp 1 cũng chỉ để lại nhiều nhất 3 cành phân bố theo hướng thẳng đứng và vươn ra ngoài tán. Những cành này gọi là cành cấp 2. Tiếp tục làm như vậy sẽ có được các cành cấp 3, cấp 4,... Cắt bỏ những cành mọc xiên vào trong tán (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả:

Cắt tỉa vụ thu: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1 (nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, 2008).

Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

-Bón phân

Bón phân cho cam Xã Đoài tùy thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1-3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

+ Đợt bón tháng 2: 40% đạm + 40% Kali. + Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% Kali. + Đợt bón tháng 6 - 7: 30% đạm + 30% Kali.

+ Đợt bón tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% lân + 100% vôi.

Cây lớn từ 4 tuổi trờ lên (giai đoạn cây có quả) mỗi năm bón 4 đợt, cụ thể: + Tháng 2: thúc cành xuân và đón hoa

+ Tháng 5: thúc cành hè và nuôi quả

+ Tháng 7: thúc cành thu và tăng trọng lượng quả + Tháng 11: bón cơ bản tăng sức chống đỡ qua đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)