Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 65 - 67)

3.2.3.1. Công cụ xử lí

Sử dụng máy tính (phần mềm Excel để xử lí các số liệu sơ cấp đó là các phiếu điều tra và các số liệu thứ cấp), phần mềm Frontier 4.1.

3.2.3.2. Phương pháp xử lí và phân tích

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sản xuất, tiêu thụ trong sản xuất cam.

Phương pháp phân tổ thống kê: phương pháp dùng để tính hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình theo phương pháp truyền thống và phương pháp dùng hàm giới hạn khả năng sản xuất. Bên cạnh đó đề tài dùng kiểm định t- Test (Tow- Sample Assuming Unequal Variances) với giả thuyết là H0: m1 = m2 (kỳ vọng

của biến X bằng kỳ vọng của biến Y hay trị trung bình của biến X = trị trung bình của biến Y) với đối thuyết H1: m1 * m2 ở mức ý nghĩa a trong trường hợp kiểm định hai phía; H1: m1>m2 trong trường hợp kiểm định một phía. Đề tài sử dụng phương pháp này để kiểm định một số chỉ tiêu như thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian và thu nhập hỗn hợp trên lao động gia đình để đảm bảo tính thuyết phục khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo phương pháp truyền thống.

3.2.3.3. Mô hình kinh tế lượng

Phân tích hồi quy hàm cực biên: Sử dụng phương pháp MLE cho tính toán hiệu quả kỹ thuật bằng phần mềm Frontier 4.1, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất cam.

Phân tích hồi quy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật.

Trong phương pháp hàm hồi quy cực biên đề tài sử dụng hàm cực biên ngẫu nhiên. Đây là hàm được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất và nó phù hợp hơn cả vì dạng hàm này có tính đến yếu tố ngẫu nhiên.

Ta có mô hình lý thuyết

Hàm cực biên ngẫu nhiên có dạng sau: Yi = f(Xi;ai) exp(vi - ui) (1) Trong đó:

i = 1, 2..., n là số quan sát Yi: năng suất

Xi: các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm, gồm:Lượng giống (cây/ha), diện tích (ha), lao động (công/ha), Lượng phân bón/ha (N, P2O5, K2O) chi phí bảo vệ thực vật (nghìn đồng/ha), chi phí nhiên liệu và các chi phí khác như thủy lợi phí thuế, bảo vệ vườn cây...

ai: các tham số cần ước lượng.

vi: sai số ngẫu nhiên có trị trung bình bằng không, phản ánh các yếu tố ngẫu nhiên (như sai số trong đo đếm, thời tiết, khí hậu, các yếu tố không thể kiểm soát của hộ như tuổi, giới tính, trình độ học vấn của người sản xuất, số năm kinh nghiệm sản xuất,…) nghĩa là vi ~ N(0,∂v2). ui là sai số một phía (ui<0) phản ánh phần bất hiệu quả kỹ thuật.

exp: luỹ thừa cơ số e (cơ số tự nhiên).

Mô hình được áp dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của hộ được xây dựng cơ bản dưới dạng hàm Cobb - Douglas. Vì hàm này có đặc điểm là đơn giản, dễ ước lượng mặt khác trong sản xuất nông nghiệp (sản xuất cam nói riêng) tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần.

Hiệu quả kỹ thuật được xác định như sau: TEi =

∗ = ;

; = exp(-ui) (2)

Mô hình được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất của hộ.

TE = Zi∂ ∂: tham số cần ước lượng

Zi: vecto biến có khả năng tác động đến hiệu quả của hộ. TE: hiệu quả kỹ thuật của của hộ.

Để đơn giản hóa mô hình nghiên cứu, tác giả giả định rằng Hiệu quả về mặt kỹ thuật trong sản xuất cam được phản ánh bởi yếu tố năng suất của cam/ha. Mô hình hàm số về năng suất cam của huyện Hàm Yên được giải thích bởi các yếu tố ảnh hưởng đã nêu. Để đánh giá được sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất cam của hộ tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)