3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Cam Hàm Yên được trồng 18/18 xã của huyện. Vùng cam Hàm Yên có 25.987,66 ha đất thích hợp trồng cam. Trong đó có 2.992,98ha đất rất thích hợp, 5.115,02ha đất thích hợp và 17.879,66ha đất ít thích hợp Vì vậy để tiến hành chọn điểm nghiên cứu tôi lựa chọn 3 vùng nghiên cứu theo đất thích hợp trồng cam. Trong các xã vùng cam có 3 xã có diện tích đất rất thích hợp > 2000ha gồm: Phù Lưu 2.744,73ha; tiếp theo là xã Yên Thuận với 2.705,38ha; Tân Thành 2.204,26ha. Các xã có diện tích đất thích hợp >1.000ha gồm: Đức Ninh; Bình Xa; Hùng Đức; Nhân Mục; Thị trấn Tân Yên; và Yên Lâm. Các xã còn lại có diện tích đất ít thích hợp dưới 1.000ha. (Đặng Minh Tơn, 2017).
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Trong đề tài này tôi đã thu thập các tài liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến cây Cam như đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet, các sách tham khảo; các ấn phẩm, báo chí tại các cơ quan của Chính phủ như Tổng cục thống kê,... Các số liệu và thông tin đã công bố sử dụng trong luận văn này bao gồm các chủ trương, chính sách của chính phủ và tỉnh liên quan đến đề tài.
Mặt khác, luận văn còn kế thừa các kết quả, thông tin công bố trên các báo cáo và tạp chí xuất bản ở Việt Nam. Cùng với các số liệu ở phòng ban các cấp như phòng nông nghiệp, phòng Tài chính kế hoạch, thống kê huyện - xã.
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Tiến hành thu thập những thông tin về chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu của vườn cây để tính giá trị và khấu hao vườn cây, thu thập thông tin liên quan đến chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh cam của các hộ nông dân trong năm 2017 (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới...). Đồng thời tiến hành thu thập những thông tin liên quan đến nguồn lực như loại đất, địa hình,... Nguồn lực lao động như trình độ học vấn của lao động, tuổi, nam nữ, trình độ kỹ thuật của lao động và chủ hộ,... Các yếu tố thuộc về kỹ thuật công nghệ như tập huấn kỹ thuật khuyến nông, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất và các yếu tố liên quan đến các nguồn lực khác trong sản xuất nông nghiệp,...
Phỏng vấn theo bảng câu hỏi và bảng giải thích đã chuẩn bị trước. Những người được phỏng vấn là các hộ gia đình tham gia sản xuất trực tiếp Cam. Tổng số các hộ được chọn là 90 hộ, trong đó điều tra 45 hộ có đất rất thích hợp trồng cam, 30 hộ đất thích hợp và 15 hộ đất ít thích hợp thuộc các xã trồng nhiều cam nhất trong huyện. Phương pháp chọn hộ điều tra hiệu quả sử dụng đất hoàn toàn ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách hộ có trồng cam xếp theo thứ tự A.B.C. Dựa trên tổng số hộ cần thiết điều tra xác định thứ tự của các các hộ được chọn, chẳng hạn tại một xã có 50 hộ trồng cam đã cho thu hoạch được 4 năm (cam trồng năm thứ 8-9), cần chọn 5 hộ như vậy cứ 10 hộ chọn một hộ, số thứ tự của các hộ được chọn sẽ là số 10, 20, 30, 40 và 50. Chi tiết được trình bày trong mẫu phiếu điều tra ở phụ lục.
3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
3.2.3.1. Công cụ xử lí
Sử dụng máy tính (phần mềm Excel để xử lí các số liệu sơ cấp đó là các phiếu điều tra và các số liệu thứ cấp), phần mềm Frontier 4.1.
3.2.3.2. Phương pháp xử lí và phân tích
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sản xuất, tiêu thụ trong sản xuất cam.
Phương pháp phân tổ thống kê: phương pháp dùng để tính hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình theo phương pháp truyền thống và phương pháp dùng hàm giới hạn khả năng sản xuất. Bên cạnh đó đề tài dùng kiểm định t- Test (Tow- Sample Assuming Unequal Variances) với giả thuyết là H0: m1 = m2 (kỳ vọng
của biến X bằng kỳ vọng của biến Y hay trị trung bình của biến X = trị trung bình của biến Y) với đối thuyết H1: m1 * m2 ở mức ý nghĩa a trong trường hợp kiểm định hai phía; H1: m1>m2 trong trường hợp kiểm định một phía. Đề tài sử dụng phương pháp này để kiểm định một số chỉ tiêu như thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian và thu nhập hỗn hợp trên lao động gia đình để đảm bảo tính thuyết phục khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo phương pháp truyền thống.
3.2.3.3. Mô hình kinh tế lượng
Phân tích hồi quy hàm cực biên: Sử dụng phương pháp MLE cho tính toán hiệu quả kỹ thuật bằng phần mềm Frontier 4.1, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất cam.
Phân tích hồi quy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật.
Trong phương pháp hàm hồi quy cực biên đề tài sử dụng hàm cực biên ngẫu nhiên. Đây là hàm được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất và nó phù hợp hơn cả vì dạng hàm này có tính đến yếu tố ngẫu nhiên.
Ta có mô hình lý thuyết
Hàm cực biên ngẫu nhiên có dạng sau: Yi = f(Xi;ai) exp(vi - ui) (1) Trong đó:
i = 1, 2..., n là số quan sát Yi: năng suất
Xi: các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm, gồm:Lượng giống (cây/ha), diện tích (ha), lao động (công/ha), Lượng phân bón/ha (N, P2O5, K2O) chi phí bảo vệ thực vật (nghìn đồng/ha), chi phí nhiên liệu và các chi phí khác như thủy lợi phí thuế, bảo vệ vườn cây...
ai: các tham số cần ước lượng.
vi: sai số ngẫu nhiên có trị trung bình bằng không, phản ánh các yếu tố ngẫu nhiên (như sai số trong đo đếm, thời tiết, khí hậu, các yếu tố không thể kiểm soát của hộ như tuổi, giới tính, trình độ học vấn của người sản xuất, số năm kinh nghiệm sản xuất,…) nghĩa là vi ~ N(0,∂v2). ui là sai số một phía (ui<0) phản ánh phần bất hiệu quả kỹ thuật.
exp: luỹ thừa cơ số e (cơ số tự nhiên).
Mô hình được áp dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của hộ được xây dựng cơ bản dưới dạng hàm Cobb - Douglas. Vì hàm này có đặc điểm là đơn giản, dễ ước lượng mặt khác trong sản xuất nông nghiệp (sản xuất cam nói riêng) tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần.
Hiệu quả kỹ thuật được xác định như sau: TEi =
∗ = ;
; = exp(-ui) (2)
Mô hình được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất của hộ.
TE = Zi∂ ∂: tham số cần ước lượng
Zi: vecto biến có khả năng tác động đến hiệu quả của hộ. TE: hiệu quả kỹ thuật của của hộ.
Để đơn giản hóa mô hình nghiên cứu, tác giả giả định rằng Hiệu quả về mặt kỹ thuật trong sản xuất cam được phản ánh bởi yếu tố năng suất của cam/ha. Mô hình hàm số về năng suất cam của huyện Hàm Yên được giải thích bởi các yếu tố ảnh hưởng đã nêu. Để đánh giá được sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả sản xuất cam của hộ tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích.
3.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất, kinh doanh 3.3.1. Chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất, kinh doanh
- Trình độ của chủ hộ (tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn) - Diện tích đất canh tác/hộ
- Số lao động/hộ - Vốn tự có/hộ
- Giá trị tài sản cố định/hộ
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện Hiệu quả kỹ thuật
- Năng suất cam/1 đơn vị diện tích (kg/ha)
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo Chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất của sản phẩm thu được tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian
trong cùng 1 chu kỳ sản xuất. Công thức: TGO = (lần).
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): tính bằng phần giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức: TGO = (lần).
- Tỷ suất hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI). Công thức: TGO = (lần).
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả sản xuất
3.3.3.1. Doanh thu (TR)
Doanh thu trong nghiên cứu này là giá trị hàng hóa đã tiêu thụ và thu được tiền trong năm; được xác định bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá.
3.3.3.2. Chi phí trung gian (IC)
Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:
IC = ∑ = n i Ci Ii 1 .
Trong đó: - Ii: Số đầu vào thứ i đã sử dụng. - Ci: Đơn giá đầu vào thứ i đã sử dụng
3.2.3.3. Giá trị gia tăng (VA)
Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Cam sành sau khi đã khấu trừ chi phí trung gian. Theo lý thuyết, giá trị gia tăng được xác định theo công thức:
VA = GO – IC
Trong nghiên cứu này, giá trị gia tăng của từng tác nhân chính là phần giá trị tăng thêm từ doanh thu sau khi khấu trừ chi phí trung gian.
3.2.3.4. Thu nhập hỗn hợp (MI)
Thu nhập hỗn hợp là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định và thuế phải nộp cho Nhà nước, bao gồm lao động gia đình và lợi nhuận.
MI = VA – (A + T)
Trong đó: - A: Khấu hao tài sản cố định - T: Thuế phải nộp
3.3.3.5. Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Trong đó: - t là thời gian của dòng tiền.
- r là tỷ lệ chiết khấu hay chi phí cơ hội của vốn, trong bài chọn r = 11,5% là lãi suất ngân hàng hiện tại.
- Ct là chi phí bỏ ra hàng năm. - Bt là lợi ích thu được hàng năm. - (1+r)t là tỉ lệ chiết khấu.
NPV là giá trị hiện tại ròng của các dòng tiền đầu tư. Nếu…. Nó có nghĩa là … Thì …
NPV > 0 Đầu tư này sẽ có thể thêm giá trị cho dự án
Dự án có thể được chấp nhận NPV < 0 Đầu tư này có thể làm
giảm giá trị
Dự án này nên bị từ chối
NPV = 0 Đầu tư sẽ không đạt được cũng như không mất đi giá trị
Chúng ta nên thờ ơ trong quyết định có chấp nhận hoặc từ chối dự án. Dự án này không có thêm giá trị tiền tệ. Quyết định nên dựa trên các tiêu chí khác, ví dụ như vị trí chiến lược hoặc các yếu tố khác không rõ ràng trong tính toán.
3.3.3.6. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Để tính IRR có nhiều phương pháp nhưng tính IRR theo phương pháp nội suy thường được sử dụng vì việc tính toán không phức tạp, độ chính xác hợp lý có thể chấp nhận được.
Công thức:
Trong đó:
- IRR: Hệ số hoàn vốn nội bộ cần nội suy (%)
- r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV > 0 gần sát 0 nhất. - r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV <0 gần sát 0 nhất. - NPV: Giá trị hiện tại thực.
- IRR cần tìm (ứng với NPV = 0) sẽ nằm giữa r1 và r2 - Một dự án đầu tư được chấp nhận khi có IRR≥ rmin
Trong đó rmin là lãi suất đi vay nếu phải vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định, nếu vốn đầu tư do ngân sách cấp. Có thể là chi phí c hội nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư. Trong trường hợp so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn thì dự án nào có IRR cao nhất sẽ là dự án tốt nhất.
3.3.3.7. Hiệu quả sử dụng lao động
Thể hiện giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp mà người lao động đạt được trong 1 ngày. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:
+ VA/W (đồng/ngày công) + MI/W (đồng/ngày công)
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN HÀM YÊN
4.1.1. Tình hình sản xuất cam trên địa bàn huyện Hàm Yên
Trước năm 2000 diện tích cây cam sành tập trung chủ yếu tại Hàm Yên với diện tích là 2.013ha, đến năm 2017 diện tích cam phát triển của huyện lên tới 7.175 ha.
Bảng 4.1. Hiện trạng đất trồng cam phân theo xã và toàn vùng năm 2017
Xã Diện tích cam 2017 (ha)
Tổng số Kinh doanh TKCB Tân Yên 296,00 197,50 98,50 Yên Thuận 659,70 497,70 162,00 Bạch Xa 195,40 126,70 68,70 Minh Khương 395,00 266,50 128,50 Yên Lâm 475,00 379,40 95,60 Minh Dân 273,00 186,50 86,50 Phù Lưu 2.579,40 1.796,70 782,70 Minh Hương 325,20 139,50 185,70 Yên Phú 381,00 207,60 173,40 Tân Thành 958,00 450,00 508,00 Bình Xa 52,00 18,50 33,50 Thái Sơn 116,30 67,00 49,30 Nhân Mục 148,00 72,90 75,10 Thành Long 48,00 7,00 41,00 Bằng Cốc 244,50 141,00 103,50 Thái Hòa 3,00 1,00 2,00 Đức Ninh 11,50 1,50 10,00 Hùng Đức 14,00 14,00 Tổng 7.175,00 4.557,00 2.618,00
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên (2017) Cam phân bố tại toàn bộ 18 xã của huyện, nhiều nhất tại xã Phù Lưu với 2.579,40 ha (chiếm 35,95% diện tích đất trồng cam của toàn huyện), tiếp theo là xã Tân Thành với 958ha (chiếm 13,35% diện tích đất trồng cam của toàn huyện), diện tích trồng cam lớn thứ 3 của huyện là xã Yên Thuận với 659ha (chiếm 9,19%
diện tích đất trồng cam của huyện) và thấp nhất tại xã Thái Hòa với 3,00 ha (cụ thể tại bảng 4.1). Cũng theo bảng 4.1 và đồ thị 4.1, diện tích cam cho thu hoạch toàn huyện năm 2017 đạt 4.557 ha, trong đó xã Phù Lưu vẫn chiếm diện tích cam kinh doanh lớn nhất với 1.796,70 ha (chiếm 39,43% diện tích cam cho thu hoạch của toàn huyện), tiếp theo đến xã Yên Thuận với 497,70ha (chiếm 10,92% diện tích cam cho thu hoạch của toàn huyện) và Tân Thành 450,0 ha (chiếm 9,87% diện tích cam cho thu hoạch của toàn huyện). Diện tích cam thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện là 2.618ha, nhiều nhất tại xã Phù Lưu 782,7ha (chiếm 29,9%), tiếp theo là xã Tân Thành 508,00ha (chiếm 19,4%) thấp nhất tại xã Thái Hòa 2,00ha.
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích đất trồng cam
Nguồn: Số liệu tính toán (2017) Diện tích đất trồng cam được phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện Hàm Yên, 3 xã có diện tích trồng cam lớn nhất đã chiếm gần 60% diện tích đất trồng cam của toàn huyện.
Về năng suất và sản lượng: Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu người sản xuất
35.95% 13.35% 9.19% 41.50% Tổng diện tích Phù Lưu Tân Thành
Yên Thuận Còn Lại
39.43%
10.92% 9.87%
39.78%
TK Kinh Doanh
Phù Lưu Yên Thuận
Tân Thành Còn Lại 29.9% 19.4% 7.7% 43.63% TK KTCB
đã chú trọng đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch hại, chất lượng cam quả và mẫu mã đã dần được cải thiện, năng suất cam năm 2017 tăng trên 80% so với năm 2008 (năm 2008 năng suất cam đạt 74,0 tạ/ha, năm 2017 năng suất bình quân toàn huyện đạt 138 tạ/ha tăng 1,86 lần; sản lượng cam từ 17.200 tấn năm 2008 lên 62.887 tấn năm 2017, tương đương 3,7 lần. Giá trị sản phẩm cam từ 68,76 tỷ đồng lên 649,78 tỷ đồng (năm 2017), tăng 9,45 lần.
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị cây cam năm 2008-2017
Chỉ tiêu Năm Năm So sánh (lần)
2008 2017 2017/2008
Diện tích (ha) 2.716,3 7.175 2,64
DT cho sản phẩm (ha) 2.324,4 4.557 1,96
Năng suất (tạ/ha) 74,00 138 1,86
Sản lượng (tấn) 17.200,6 62.887 3,7
Giá trị (tỷ đồng) 68,76 649,78 9,45
Nguồn: UBND huyện Hàm Yên (2017) Những năm gần đây, diện tích trồng mới cam liên tục tăng, năm 2015 có 4.555 ha, trong đó có 3.027 ha cam cho sản phẩm, năng suất cam đạt 148 tạ/ha.