Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 90 - 101)

Hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân chịu ảnh hưởng không chỉ của những yếu tố vật chất (các yếu tố đầu vào) mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác như đất đai, địa hình, điều kiện khí hậu thuỷ văn, kinh tế - xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu do điều kiện không cho phép chúng tôi chỉ có thể dùng một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân.

4.3.4.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

a. Về thị trường

Các sản phẩm nông sản đều có một đặc tính chung là mang tính thời vụ. Hàng năm, cam sành Hàm Yên vào chính vụ, thường được thu hoạch tập trung với sản lượng rất lớn. Nếu không làm tốt công tác tiêu thụ sẽ gây thiệt hại lớn cho chủ hộ trồng cam.

Trước năm 2013 Cam Hàm Yên tiêu thụ chủ yếu dưới dạng quả tươi ở thị trường miền Bắc là chính; thị trường miền Trung, miền Nam đã đưa vào tiêu thụ song số lượng còn rất ít. Mạng lưới tiêu thụ đã được hình thành nhưng phân phối chưa hợp lý và rộng khắp gây nên tình trạng thừa thiếu cục bộ ở nơi này hay nơi khác lúc chính vụ thì giá thấp cuối vụ giá tăng cao.

Từ sau năm 2013 đến nay thị trường tiêu thụ bắt đầu mở rộng đến một số tỉnh miền Trung và miền Nam như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2014 sản phẩm cam Hàm Yên bán chủ yếu tại thị trường các tỉnh miềm bắc, miền trung và miện nam chỉ chiếm hơn 8% thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhưng đến năm 2017 thị trường các tỉnh miền Nam đã tiêu thụ được trên 44,01 % sản lượng cam.

Bảng 4.17. Thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các năm

Thi trường Thị trường (%)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Hà Nội và các tỉnh miền Băc 91,00 84,32 61,93 37,19

Các tỉnh miền Trung 4,29 7,97 15,56 18,81

TP HCM và các tỉnh Miền nam 4,71 7,71 22,51 44,01 Nguồn: Trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên, 2017 Tổng sản lượng cam năm 2017 khoảng 41.103,94 tấn. Đầu vụ (từ tháng 10 đến tháng 12) chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền Trung và miền Nam, sản lượng trên 18 nghìn tấn, chiếm 44,01 % tổng sản lượng. Giữa vụ từ tháng 12 đến tháng 1 tiêu thụ chủ yếu thị trường miền Bắc và các tỉnh miền Trung, sản lượng tiêu thụ

khoảng 15 nghìn tấn chiếm 30 %. Cuối vụ từ tháng 2 đến tháng 3 tiêu thụ chủ yếu thị trường miền Bắc sản lượng trên 2 nghìn tấn.

Hiện nay việc tiêu thụ cam tại thị trường miền Trung và miền Nam về giữa vụ và cuối vụ giảm mạnh qua tham vấn ý kiến của các nhà thu gom, thương lái tại miền nam và miền trung hiện nay thị trường này chủ yếu tiêu thụ cam sanh do thói quen tiêu dùng của người miền trung và miền nam sử dụng nước cam tươi là chính chưa có thói quen sử dụng quả cam tươi do vây mà khi cam chín nhu cầu thị trường này giảm; ngoai ra do cam vào vụ chín vàng vận chuyển xa, khâu bảo quản còn kém do vậy mà tỷ lệ hư hỏng cao, người thu mua không có lãi do vậy mà thương lái không đưa cam chín đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Nam và miền Trung.

b. Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm

Thông qua công tác xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm (tham gia các Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh), đến nay Cam sành Hàm Yên đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường các tỉnh miền Bắc, miền Trung và thị trường các tỉnh miền Nam. Đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với siêu thị Big C, Metro, Coopmart, Fivimart..., do vậy giá bán cam được nâng lên, thu nhập của người trồng cam được nâng cao; các hộ có thu nhập bình quân đạt từ 80 đến 150 triệu đồng/ha, nhiều hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng/ha.

Biểu đồ 4.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cam qua các năm 2014-2017

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

c. Kênh tiêu thụ sản phẩm

Theo kết quả điều tra trực tiếp từ tác nhân thị trường và từ nguồn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang cho thấy: các tác nhân tham gia vào hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm này gồm: hộ sản xuất (hộ trồng cam), doanh nghiệpthu gom địa phương, chủ buôn ngoài tỉnh, người bán buôn bán lẻ, người tiêu dùng. Các chủ buôn bán hoa quả tại các chợ đầu mối ở các tỉnh thành phố lớn (Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) đã chủ động liên lạc đặt hàng lâu dài. Kênh tiêu thụ đã được hình thành, tuy nhiên việc thu mua cam hiện nay chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ qua rất nhiều khâu trung gian còn nhiều rủi do cho người sản xuất và người kinh doanh.

Hiện nay tại huyện Hàm Yên đã thành lập Hợp tác xã dịch vụ cam Phong Lưu bước đầu đã thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho xã viên nhưng sản lượng còn ít (850 tấn/năm); sản lượng còn lại hầu hết chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; chưa liên doanh, liên kết được giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Qua sơ đồ 4.1 cho thấy, sản phẩm của chuỗi giá trị cam chủ yếu bán trực tiếp sản phẩm quả tươi không thông qua chế biến.

Theo báo cáo kết quả sản xuất tiêu thu cam của huyện Hàm Yên năm 2017 kênh tiêu thụ lớn nhất là kênh người sản xuất bán sản phẩm cho người thu gom, người thu gom bán lại sản phẩm cho đại lý, chủ bán buôn tại các chợ đầu mối, sau đó bán lại sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng, kênh này chiếm 87,29 % tổng sản lượng cam; Huyện Hàm Yên đã tạo điều kiện cho Hợp tác xã Phong Lưu chuyên kinh doanh, dịch vụ cung ứng sản phẩm cam Sành, được sử dụng nhãn hiệu Cam Sành Hàm Yên; hiện nay đã kết nối và đưa sản phẩm cam vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị BigC, Metro, Coopmart, Fivimart nhưng khối lượng còn rất nhỏ mới chỉ có 3,71 % sản lượng.

Như vậy, để phát triển bền vững vùng sản xuất cam tại Tuyên Quang cần duy trì các kênh tiêu thụ truyền thống và xây dựng thêm các kênh tiêu thụ mới có tiềm năng: Người sản xuất tới người thu gom và tới hệ thống siêu thị, nhà hàng và khạch sạn tại các tỉnh thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà nẵng, TP HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ,…).

d. Giá bán sản phẩm cam

Biểu đồ 4.4. Tình hình biến động giá bán cam từ năm 2013-2017

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hàm Yên, 2017 Từ năm 2013 trở về trước cam sành chỉ được thu hoạch và bán tập chung xung quanh tết Nguyên Đán nên sản phẩm thu hoạch ồ ạt, giá bán bình quân năm chỉ đạt 5.700 đồng/kg; xảy ra tình trạng cam được mùa mất giá ảnh hưởng rất lớn

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tình hình biến động giá cam 2013-2017

Cam Sành Cam Chanh Cam Xã Đoài

tới thu nhập của nông dân; từ sau năm 2013 do làm tốt công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; huyện Hàm Yên đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ, hướng dẫn nhân dân tiêu thụ sản phẩm ngay từ đầu vụ nên sản phẩm cam đến nay tiêu thụ rất thuận lợi; không còn xảy ra tình trạng tồn đọng; giá bán bình quân năm 2017 đạt 10.5000 đồng/kg tăng 1,67 % so với năm 2013.

Đối với 2 giống cam chanh và cam xã đoài đây là 2 giống có thời vụ chín sớm vào tháng 10-11 hàng năm do vậy giá bán của 2 giống cam này tương đối ổn định trong những năm qua mức tăng giá bình quân là 1,11 % so với năm 2011.

Theo số liệu thu thập được từ vùng nghiên cứu giá bán cam còn phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch. Theo bảng 4.18 giá cam bán đầu vụ thu hoạch tăng dần vào giữa vụ và tăng cao vào cuối vụ thu hoạch. Năm 2013 do chưa có định hướng thị trường, chưa có kế hoạch điều tiết, tiêu thụ sản phẩm cụ thể, khi vào vào chính vụ cam chín (tháng 12-02) sản phẩm thu hoạch bán ồ ạt dẫn đến giá bán bị giảm xuống chỉ còn 4.500 đồng/kg, sau đó cuối vụ giá lại tăng trở lại 12.000 đồng/kg. Từ năm 2015 đến nay do mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh miền Nam, sản phẩm cam bán đầu vụ chủ yếu xuất đi thị trường này với giá bán giao động từ 8.000-12.000 đồng/kg; giá bán cam tương đối ổn định tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ, không còn hiện tượng dội chợ do thu hoạch ồ ạt khi vào vụ cam chín.

Bảng 4.18. Giá bán bình quân một kg sản phẩm theo thời vụ thu hoạch giai đoạn từ năm 2013-2017 Đơn vị tính: đồng Thời vụ thu hoạch Các Năm So sánh (%) BQ giá bán/vụ thu hoạch 2013 2015 2017 2015/2013 2017/2015 Tháng 9 - 11 5.300 6.500 8.500 122,64 130,77 6.766,67 Tháng 12 - 02 4.500 10.500 12.000 233,33 114,29 9.000,00 Từ tháng 3 trở đi 12.000 15.000 22.000 125,00 146,67 16.333,33 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hàm Yên, 2017

4.3.4.2. Nguồn lực lao động và con người

Trình độ học vấn của chủ hộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của của các hộ gia đình. Ảnh hưởng trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện qua Bảng 4.19.

Bảng 4.19. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo trình độ học vấn Chỉ tiêu ĐVT Trình độ học vấn BQ Cấp I Cấp II Cấp III - Số hộ hộ 13 66 11 90 - Năng suất tấn 12.9 14.8 14.7 14.5 Tổng công LĐ công 332 340 317.3 336 - LĐGĐ công 196 192 200 194 - GO 1000đ 125.298 150.928 135.176.2 145.301 - IC 1000đ 32.209 34.879 34.250.4 34.417 - VA 1000đ 107.980 111.892 108.268.0 110.884 - MI 1000đ 84.769 86.028 86.501.4 85.904 - GO/IC lần 3.89 4.33 3.9 4.25 - VA/IC lần 3.35 3.21 3.2 3.25 - MI/IC lần 2.63 2.47 2.5 2.52 - GO/lao động gia đình 1000đ 639 786 675 755 - VA/lao động gia đình 1000đ 551 583 541 577 - MI/lao động gia đình 1000đ 432 448 432 447 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính toán (2017) Qua bảng ta thấy chủ hộ có trình độ học vấn cấp I đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất còn chủ hộ có trình độ học vấn cấp II và cấp III đều đem lại hiệu quả kinh tế ngang nhau thậm chí chủ hộ có trình độ học vấn cấp II đạt hiệu quả kinh tế cao hơn về việc sử dụng đồng vốn cũng như lao động. Nguyên nhân là chủ hộ có trình độ học vấn cấp III tuổi đời còn trẻ chủ yếu là dưới 40 tuổi kinh nghiệm sản xuất và kỹ thuật canh tác vẫn còn hạn chế. Bình thường chủ hộ có trình độ học vấn cấp III có thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian đạt 3,9 lần trong khi đó chủ hộ có trình độ học vấn cấp II đạt là 4,33 lần có nghĩa là khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu về 4,33 đồng thu nhập hỗn hợp, cao gấp 1,11 lần. Về hiệu quả sử dụng công lao động gia đình thì chủ hộ có trình độ học vấn cấp III lại đạt hiệu quả thấp hơn chủ hộ có trình độ học vấn cấp II, trung bình cứ bỏ ra một công lao động thì thu về 432 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp đối với chủ hộ có trình độ học vấn cấp III, còn chủ hộ có trình độ học vấn cấp II thì cứ bỏ ra một công lao động thu về 448 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.

Kết quả kiểm định hai chỉ tiêu cho chúng ta thấy, nếu so sánh chủ hộ học cấp II với chủ hộ học cấp III thì có ý nghĩa thống kê ở mức 10% với chỉ tiêu

MI/LĐGĐ còn chỉ tiêu MI/IC không có ý nghĩa thống kê, kết quả này phù hợp với kết quả ở Bảng 4.17. Còn chủ hộ học cấp III với chủ hộ học cấp I và giữa chủ hộ học cấp II với chủ hộ học cấp I kết quả cho thấy giữa các nhóm hộ có sự khác nhau về chỉ tiêu MI/IC ở mức ý nghĩa 5% và 10% còn chỉ tiêu MI/LĐGĐ không có ý nghĩa thống kê. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì chúng ta chưa xét các yếu tố khác có liên quan.

Bảng 4.20. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo tuổi của chủ hộ (tính cho 1 ha kinh doanh)

Chỉ tiêu ĐVT Tuổi của chủ hộ BQ Dưới 40 tuổi Từ 40- 50 tuổi Trên 50 tuổi - Số hộ hộ 40 32 18 90 - Năng suất tấn 12.9 14.8 17.6 14.5 Tổng công LĐ công 335 336 338 336 - LĐGĐ công 192 194 196 194 - GO 1000đ 138.927 148.762 153.311 145.301 - IC 1000đ 33.276 34.986 35.939 34.417 - VA 1000đ 109.028 110.992 114.816 110.884 - MI 1000đ 83.965 87.029 88.213 85.904 - GO/IC lần 4.17 4.25 4.3 4.25 - VA/IC lần 3.28 3.17 3.2 3.25 - MI/IC lần 2.52 2.49 2.5 2.52 - GO/lao động gia đình 1000đ 724 767 781 755 - VA/lao động gia đình 1000đ 568 572 585 577 - MI/lao động gia đình 1000đ 437 449 449 447 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Tuổi của chủ hộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của mỗi hộ gia đình. Qua kết quả nghiên cứu ta thấy chủ hộ có độ tuổi càng cao thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn những chủ hộ có tuổi đời còn trẻ.

Tuổi của chủ hộ được phân thành ba mức là nhóm hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi, nhóm hộ có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi và nhóm hộ có độ tuổi trên 50 tuổi. Nhìn chung 3 nhóm tuổi không có sự chênh lệch quá lớn. Nhóm hộ có độ tuổi trên 50 tuổi là nhóm hộ đạt kết quả cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn so với hai nhóm còn lại. Trung bình cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì nhóm hộ có độ tuổi

trên 50 tuổi thu về 4,3 đồng giá trị sản xuất, 2,5 đồng thu nhập hỗn hợp, trong khi đó nhóm hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi là 4,17 đồng và 2,52 đồng và nhóm hộ có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi là 4,25 đồng và 2,49 đồng. Còn về hiệu quả sử dụng lao động thì cứ bỏ ra một công lao động gia đình thì nhóm hộ có độ tuổi trên 50 và nhóm hộ có độ tuổi từ 40-50 tuổi đem về khoảng 449 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn nhóm hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi là 1,03 lần.

Từ kết quả kiểm định và kết quả tính toán (kết quả kiểm định ở phụ lục 3) cho ta thấy rằng chủ hộ có độ tuổi trên 50 tuổi đạt hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng lao động gia đình hiệu quả nhất so với hai nhóm hộ còn lại.

4.3.4.3. Sâu bệnh trong sản xuất cam

Sâu bệnh gây hại đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả và mẫu mã quả cam gây ảnh hưởng làm tăng chi phí giảm chất lượng cũng như sản lượng đầu ra đối với cam đang là vấn đề bức thiết của 100% các hộ nông dân trồng cam trên địa bàn. Các loại cam quýt nói chung và cam Sành nói riêng thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Mức độ gây hại, thời gian gây hại thay đổi tùy thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện sinh thái mỗi vùng trồng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.21.

Bảng 4.21. Các loại sâu, bệnh thường gặp

Chủng loại Bộ phận bị hại Số hộ (%) Thời gian gây hại

I. Sâu Hại

1.1. Sâu vẽ bùa Lá, quả non 96,6 Tháng 2 - 10 hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)