Tình hình sản xuất cam trên địa bàn huyện Hàm Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 71 - 74)

Trước năm 2000 diện tích cây cam sành tập trung chủ yếu tại Hàm Yên với diện tích là 2.013ha, đến năm 2017 diện tích cam phát triển của huyện lên tới 7.175 ha.

Bảng 4.1. Hiện trạng đất trồng cam phân theo xã và toàn vùng năm 2017

Diện tích cam 2017 (ha)

Tổng số Kinh doanh TKCB Tân Yên 296,00 197,50 98,50 Yên Thuận 659,70 497,70 162,00 Bạch Xa 195,40 126,70 68,70 Minh Khương 395,00 266,50 128,50 Yên Lâm 475,00 379,40 95,60 Minh Dân 273,00 186,50 86,50 Phù Lưu 2.579,40 1.796,70 782,70 Minh Hương 325,20 139,50 185,70 Yên Phú 381,00 207,60 173,40 Tân Thành 958,00 450,00 508,00 Bình Xa 52,00 18,50 33,50 Thái Sơn 116,30 67,00 49,30 Nhân Mục 148,00 72,90 75,10 Thành Long 48,00 7,00 41,00 Bằng Cốc 244,50 141,00 103,50 Thái Hòa 3,00 1,00 2,00 Đức Ninh 11,50 1,50 10,00 Hùng Đức 14,00 14,00 Tổng 7.175,00 4.557,00 2.618,00

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên (2017) Cam phân bố tại toàn bộ 18 xã của huyện, nhiều nhất tại xã Phù Lưu với 2.579,40 ha (chiếm 35,95% diện tích đất trồng cam của toàn huyện), tiếp theo là xã Tân Thành với 958ha (chiếm 13,35% diện tích đất trồng cam của toàn huyện), diện tích trồng cam lớn thứ 3 của huyện là xã Yên Thuận với 659ha (chiếm 9,19%

diện tích đất trồng cam của huyện) và thấp nhất tại xã Thái Hòa với 3,00 ha (cụ thể tại bảng 4.1). Cũng theo bảng 4.1 và đồ thị 4.1, diện tích cam cho thu hoạch toàn huyện năm 2017 đạt 4.557 ha, trong đó xã Phù Lưu vẫn chiếm diện tích cam kinh doanh lớn nhất với 1.796,70 ha (chiếm 39,43% diện tích cam cho thu hoạch của toàn huyện), tiếp theo đến xã Yên Thuận với 497,70ha (chiếm 10,92% diện tích cam cho thu hoạch của toàn huyện) và Tân Thành 450,0 ha (chiếm 9,87% diện tích cam cho thu hoạch của toàn huyện). Diện tích cam thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện là 2.618ha, nhiều nhất tại xã Phù Lưu 782,7ha (chiếm 29,9%), tiếp theo là xã Tân Thành 508,00ha (chiếm 19,4%) thấp nhất tại xã Thái Hòa 2,00ha.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích đất trồng cam

Nguồn: Số liệu tính toán (2017) Diện tích đất trồng cam được phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện Hàm Yên, 3 xã có diện tích trồng cam lớn nhất đã chiếm gần 60% diện tích đất trồng cam của toàn huyện.

Về năng suất và sản lượng: Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu người sản xuất

35.95% 13.35% 9.19% 41.50% Tổng diện tích Phù Lưu Tân Thành

Yên Thuận Còn Lại

39.43%

10.92% 9.87%

39.78%

TK Kinh Doanh

Phù Lưu Yên Thuận

Tân Thành Còn Lại 29.9% 19.4% 7.7% 43.63% TK KTCB

đã chú trọng đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch hại, chất lượng cam quả và mẫu mã đã dần được cải thiện, năng suất cam năm 2017 tăng trên 80% so với năm 2008 (năm 2008 năng suất cam đạt 74,0 tạ/ha, năm 2017 năng suất bình quân toàn huyện đạt 138 tạ/ha tăng 1,86 lần; sản lượng cam từ 17.200 tấn năm 2008 lên 62.887 tấn năm 2017, tương đương 3,7 lần. Giá trị sản phẩm cam từ 68,76 tỷ đồng lên 649,78 tỷ đồng (năm 2017), tăng 9,45 lần.

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị cây cam năm 2008-2017

Chỉ tiêu Năm Năm So sánh (lần)

2008 2017 2017/2008

Diện tích (ha) 2.716,3 7.175 2,64

DT cho sản phẩm (ha) 2.324,4 4.557 1,96

Năng suất (tạ/ha) 74,00 138 1,86

Sản lượng (tấn) 17.200,6 62.887 3,7

Giá trị (tỷ đồng) 68,76 649,78 9,45

Nguồn: UBND huyện Hàm Yên (2017) Những năm gần đây, diện tích trồng mới cam liên tục tăng, năm 2015 có 4.555 ha, trong đó có 3.027 ha cam cho sản phẩm, năng suất cam đạt 148 tạ/ha. Năm 2016, diện tích đất trồng cam là 5.943 ha, trong đó có 3.895 ha cam cho sản phẩm, năng suất cam thấp hơn so với năm 2015 đạt 142 tạ/ha. Năm 2017 diện tích trồng cam lên tới 7.175 ha, diện tích cam cho thu hoạch là 4.557 ha, năng suất cam chỉ đạt 138 tạ/ha.

Như vậy diện tích trồng mới cam của huyện Hàm Yên từ năm 2015 đến năm 2017 tăng rất nhanh, đây cũng là một thực tế rất đáng báo động đối với địa phương khi người dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng cam mà không theo quy hoạch. Cũng chính từ việc mở rộng diện tích đất trồng cam không theo quy hoạch khiến cho năng suất cam trên địa bàn huyện Hàm Yên giảm một cách rõ rệt từ 148 ta/ha vào năm 2015 giảm xuống còn 138 tạ/ha vào năm 2017. Tốc độ phát triển bình quân tổng diện tích trồng cam, diện tích trồng mới và diện tích cho thu hoạch của huyên từ năm 2015 đến năm 2017 lần lượt là 125,51%; 130,9% và 122,7%. Ngược lại với diện tích, tốc độ phát triển bình quân của năng suất lại dưới 100% (tức 96,56%), điều này cho thấy khi điện tích được mở rộng ồ ạt trong những năm gần đây đã dẫn đến năng suất cam có giảm so với những năm trước.

Bảng 4.3. Biến động DT, năng suất sản lượng cam Hàm Yên giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

1. Tổng DT ha 4.555 5.943 7.175 130,47 120,73 125,51 2. DT trồng mới ha 1.528 2.048 2.618 134,03 127,83 130,90 3. DT cho thu hoạch ha 3.027 3.895 4.557 128,68 117,00 122,70 4. Năng suất tạ/ha 148 142 138 95,95 97,18 96,56 5. Sản lượng tấn 447.996 553.090 628.866 123,46 113,70 118,48 Nguồn: UBND huyện Hàm Yên (2017)

Hộp 4.1. Diện tích cam trồng tự phát không theo quy hoạch

Từ năm 2013 trở lại đây, diện tích cam sành trên địa bàn xã liên tục tăng. Nếu như năm 2013, cả xã chỉ có trên 300 ha cam thì hết năm 2017 diện tích trồng cam trên địa bàn xã đã tăng lên 470 ha.

Nguồn: Phỏng vấn cán bộ xã Yên Lâm (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)