2.2.2.1. Lịch sử trồng cây có múi ở Việt Nam
Nhìn chung, cam quýt cũng như nghề trồng cây có múi ở nước ta đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ thứ XIX (trong thời kỳ thuộc Pháp 1884 - 1945) nghề trồng cây ăn quả nói chung và trồng cây có múi nói riêng mới được phát triển. Một số Trạm nghiên cứu cây ăn quả được thành lập ở các tỉnh như: Trạm Vân Du - Thanh Hóa; Trạm Phủ Quỳ - Trung Thôn (Nghi Lộc - Nghệ An); Đồng Lô - Hà Tĩnh; Sông Dinh - Quảng Bình; Tích Trường - Quảng Trị; Tây Lộc - Huế; Đại Lộc - Quảng Nam; Quảng Ngãi - Quảng Ngãi; Đồng Xuân - Phú yên; Nha Trang - Khánh Hòa vv...vừa nghiên cứu các cây ăn quả trong nước, vừa nghiên cứu khảo nghiệm các giống cây ăn quả ôn đới và á nhiệt đới nhập nội (Phạm Văn Côn, 2007).
Nghề trồng cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng được phát triển một bước so với những năm trước đây là từ sau năm 1960 (không có thông tin về sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở miền Nam đến năm 1976). Những Nông trường chuyên canh trồng cam quýt đầu tiên ra đời ở miền Bắc với diện tích 223 ha (1960), đến năm 1965 đã có trên 1.600 ha với sản lượng 1.600 tấn, trong đó xuất khẩu 1.280 tấn. Năm 1975 (năm miền Nam hoàn toàn giải phóng) diện tích đạt 2.900 ha và sản lượng đạt 14.600 tấn, xuất khẩu 11.700 tấn (Phạm Văn Côn, 2007).
Từ năm 1976 đến nay là thời kỳ cả nước cùng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cùng thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế thống nhất. Sản xuất kinh doanh cây ăn quả được phát triển theo nhiều hình thức, điển hình của hai phương thức trồng trọt này là hệ thống các nông trường quốc doanh chuyên trồng cây ăn quả và hệ thống vườn quả Bác Hồ (ở miền Bắc), vườn quả tổng hợp đa tầng Lái Thiêu – Sông Bé (ở miền Nam). Từ năm 1976 đến năm 1984, ở miền Bắc đã có 27 nông trường trồng cam quýt, diện tích xấp xỉ 3.500 ha trong tổng số 17.000 ha cam quýt cả nước. Các nông trường trồng cam chủ yếu phân bố ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Hòa Bình (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ, 2005).
Từ năm 1989 thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới của Đảng và Nhà Nước, xóa bỏ bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh, các nông trường bắt đầu thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến tổ, nhóm và người lao động, đã phát huy được tính chủ động sáng tạo trong cán bộ, công nhân. Diện tích trồng mới tăng lên nhanh chóng, các vườn cam được chăm sóc tốt hơn, năng suất, chất lượng cao hơn. Đến năm 1990 diện tích cam quýt cả nước tăng và đạt 19.062 ha, trong đó có 14.500 ha cho sản phẩm với sản lượng đạt 119.238 tấn, năm 1991 1991 đạt 127.316 tấn. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 2000, ngành trồng cam quýt cả nước bắt đầu có dấu hiệu suy thoái do nhiễm các bệnh virus (tristeza, exocortis vv.) và bệnh vàng lá greening (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ, 2005).
Do công tác bảo vệ thực vật cây có múi được tăng cường, đặc biệt là việc đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất cây có múi sạch bệnh cùng với các biện pháp kỹ thuật chống tái nhiễm đã được phổ biến và áp dụng trong sản xuất nên sản xuất cây có múi ở Việt Nam từ sau năm 2000 lại bắt đầu được khôi phục. Ở miền Bắc, một số nông trường đã chuyển đổi sang cây trồng khác lại bắt đầu trồng lại cam quýt và mang lại hiệu quả rất lớn như Nông trường Cao Phong - Hòa Bình (nay là Công ty Cây ăn quả và Nông sản Cao Phong); Công ty Cây ăn quả 3/2
Quỳ Hợp - Nghệ An vv... (Phạm Văn Côn, 2007).
2.2.2.2. Tình hình sản xuất cam, quýt ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, diện tích sử dụng đất trồng cam trong giai đoạn 2010 đến 2015 tăng, giảm không ổn định. Mặc dù cây cam được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực mang tính hàng hoá không chỉ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu.
Bảng 2.1. Diện tích đất trồng cam, quýt, năng suất, sản lượng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT cả nước (1000ha) 67,7 53,2 50,9 53,6 60,6 67,9 - Miền Bắc 23,1 19,7 19,9 20,8 25,0 31,1 - Miền Nam 44,6 33,5 31,0 32,8 35,6 36,8 DT cho SP (1000ha) 55,3 43,7 42,4 43,6 46,2 46,3 - Miền Bắc 18,6 16,3 16,3 15,9 16,4 17,7 - Miền Nam 36,7 27,4 26,1 27,7 29,8 28,6 NSTB cả nước (tạ/ha) 116,4 121,6 122,9 121,9 127,6 125,2 - Miền Bắc 89,3 90,6 95,5 96,9 109,9 110,7 - Miền Nam 130,1 140,0 140,0 136,3 137,3 134,2 SL cả nước (1000tấn) 643,4 531,3 520,9 531,4 589,5 579,5 - MiềnBắc 165.7 147,7 155,6 155,7 180,0 195,4 - Miền Nam 130,1 383,6 365,3 377,8 409,6 384,1 Nguồn: Tổng cục thống kê (2015) Năm 2010, diện tích đất trồng cam đạt 67.700 ha, sau đó giảm và đến năm 2015, diện tích đất trồng cam đã được khôi phục và có tăng chút ít đạt 67.900 ha, tăng 200 ha so với năm 2010. Tuy diện tích đất trồng cam không ổn định nhưng năng suất và sản lượng cam liên tục tăng: năm 2010 đạt 1.308.393,7 tấn, năm 2011 đạt 1.350.220 tấn, năm 2012 đạt 1.382.263,0 và năm 2013 đạt 1.399.702,4 tấn. Sự gia tăng năng suất cam là do có sự đầu tư thâm canh.
Số liệu tổng hợp ở bảng 2.1 cũng cho thấy, hiện trạng sử dụng đất trồng cam tại miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt. Tại miền Bắc có sự gia tăng đáng kể về sử dụng đất trồng cam, từ 23.100 ha (2010) lên 31.100 ha (2015),
tăng 10 nghìn ha. Tuy nhiên sự gia tăng về diện tích đất trồng cam chủ yếu trong năm 2014 và 2015. Các năm trước đó lại giảm, thậm chí năm 2011 giảm đến 3,4 nghìn ha. Năng suất cam ở miền Bắc liên tục tăng nhưng không nhiều, năm 2010 đạt 8,93 tấn/ha, năm 2015 đạt 11,7 tấn/ha. Sản lượng cam của miền Bắc đạt 165.700 tấn (2010) và 195.400 tấn (2015). Tại miền Nam, diện tích đất trồng cam năm 2010 đạt cao nhất với 446 nghìn ha nhưng năm 2015 chỉ còn 368 nghìn ha, giảm 78 nghìn ha. Năng suất cam của vùng này 13,01 tấn/ha năm 2010 tăng lên 13,42 tấn/ha và sản lượng từ 130.100 tấn lên 384.100 tấn năm 2015, tăng 2,95 lần trong vòng 5 năm.
2.2.2.3. Các vùng trồng cây ăn quả có múi ở Việt Nam và cơ cấu giống của từng vùng
Là một trong những trung tâm phát sinh của một số loại cây có múi, vì vậy trên khắp đất nước ta, từ vùng đồng bằng đến vùng trung du, miền núi, tỉnh nào cũng có thể trồng được cây có múi. Về mặt sinh thái khí hậu, nước ta được chia làm 7 vùng sinh thái lớn. Diện tích và cơ cấu chủng loại giống cây có múi ở mỗi vùng cụ thể như sau:
Theo số liệu thống kê năm 2015, diện tích cây có múi cả nước là 158.889,6 ha. Vùng có diện tích lớn nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 76.913,2 ha chiếm 48,4%, tiếp theo là vùng Trung du miền núi phía Bắc: 33.817,9 ha, chiếm 21,29%; vùng Bắc Trung bộ: 16.789,6 ha, chiếm 10,57%; vùng Đông Nam Bộ: 13.008,6 ha, chiếm 8,19%; vùng ĐBSH: 12.758,6 ha, chiếm 8,03%; và ít nhất là hai vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, chỉ có 2.840,5 ha và 2.707 ha (Chi tiết bảng 2.2)
Về cơ cấu chủng loại giống: Trong diện tích 158.889,6ha cây có múi, có sự khác biệt về tỷ lệ diện tích của 4 loại chính là: cam (sinensis), chanh (limonia/aurantifolia), quýt (reticulata) và bưởi (grandis). Tỷ lệ cam chiếm 38,5%, chanh 15,9%, quýt 11,4% và bưởi 32,7%. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ này không phải hoàn toàn như vậy, vì do một số giống cam như Cam sành, Cam Canh, Cam Bù ở vùng miền núi phía Bắc, vùng Bắc trung bộ và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, là nhưng giống quýt và tangerine nhưng trong thống kê vẫn gọi là “cam” (chi tiết bảng 2.2).
Đặc điểm tự nhiên cũng như tình hình sản xuất, cơ cấu giống cây có múi ở mỗi vùng cụ thể như sau:
a. Vùng núi phía bắc
Với lợi thế sẵn có của địa phương cây ăn quả có múi của vùng trung du, miền núi phía Bắc cũng rất đa dạng và phong phú, gồm đủ các loài cam, chanh, quýt, bưởi, đặc biệt là loài quýt và các dạng lai của chúng. Chúng thường được trồng ở những vùng đất ven các sông, suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Chảy vv...hay ở những thung lũng các dãy núi đá vôi như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn. Diện tích cây có múi toàn vùng tính đến năm 2015 là 22.871,9 ha, chiếm 21,29% diện tích cây có múi cả nước, trong đó cam, bưởi và Quýt chiếm tỷ trọng lớn nhất với 56,54% tiếp theo là bưởi 23,67%, Quýt 14,54 %. Một số giống cây có múi có tiếng của vùng miền núi phía Bắc như: Bưởi Đoan Hùng, cam sành Hà Giang, quýt Bắc Sơn,…
Để đặt được thành quả này các một số tỉnh như Hòa Bình, Hà Giang... thực hiện một số giải pháp chủ yếu như: đã hình thành những vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung mang tính hàng hóa khá rõ nét như vùng cam ở huyện Cao Phong, Lạc Thủy; vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, Lương Sơn. Công việc việc bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng mới bắt đầu đã được quan tâm và đầu tư. Hỗ trợ xúc tiến thương mại gắn kết giữa những doanh nghiệp tiêu thụ lớn với người sản xuất và các vùng sản xuất tập trung; khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng.
b. Vùng Đồng bằng sông Hồng
Điều kiện khí hậu của vùng ĐBSH mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diện tích cây có múi ở vùng ĐBSH năm 2015 là 12.758,8 ha, chiếm 8,03% diện tích cây có múi cả nước, trong đó bưởi 5.928 ha, chiếm tỷ trọng cao nhất 46,46%, tiếp theo là cam 32,45% (tương đương 4.139ha), chanh 16,54% và quýt 3,83%. Trên thực tế, cây có múi vùng ĐBSH cũng mới phát triển những năm gần đây. Tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và nhiều là Hưng Yên, với diện tích trên 2.300 ha, chiếm 40% diện tích cả vùng. Để có được kết quả đáng nói này một số huyện ở Hưng Yên như Văn Giang bên cạnh các giải pháp như tạo điều kiện các hộ chuyển đổi diện tích, phát triển trang trại. ngoài ra các HTX DVNN xã đã tích cực phổ biến cho người dân những biện pháp phòng trừ bệnh để giảm thiểu thiệt hại như: sử dụng phân chuồng hoai mục, NPK cân đối, kết hợp phun các loại phân bón qua lá có chứa kẽm để giúp những cây bị bệnh nhẹ hồi phục (Thu Yến và Đức Tuấn, 2014).
c. Vùng Bắc Trung Bộ
Gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Điều kiện khí hậu của vùng này cũng khá đặc thù, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam nên mùa hè rất nóng và khô, mùa đông có những nơi lạnh tương tự như một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 23,50C, tháng lạnh nhất 14,80C và tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 34,70C; nhiệt độ tuyệt đối cao có thể lên tới 420C (tháng 7). Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 2.300 mm, nhưng phân bố không đều, tập trung từ tháng 5 – 11. Cây có múi của vùng Bắc Trung bộ (BTB) chủ yếu là cam, bưởi và quýt được trồng trên các đất phù sa ven các con sông, suối như Sông Hương, sông Bồ - Thừa Thiên Huế, sông Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Ngàn Phố - Hà Tĩnh, sông Gâm - Thanh Hóa hay trên đất Bazan và đất đá vôi ở Nghệ An (Cục Trồng trọt, 2013).
Diện tích cây có múi năm 2015 là 16.789,6 ha, chiếm 10,57% diện tích cây có múi cả nước, trong đó cam 7761,0 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất 46,23%, tiếp theo là bưởi 28,94% (tương đương với 4.859,3 ha); chanh 3.210,7 ha, chiếm 19,12% và quýt 708,9 ha, chiếm 4,22% (Cục Trồng trọt, 2015).
Với điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt, song vùng BTB lại có đến 4 đặc sản cây có múi, đó là: Bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê, Hà Tĩnh, Cam Bù - Hương Sơn, Hà Tĩnh và cam Xã Đoài - Nghệ An.
d. Vùng Nam Trung Bộ
Gồm các tỉnh dọc theo bờ biển Nam trung bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Trừ các huyện miền núi như Trà My, Núi Thành, Tiên Phước vv... có độ cao so với mặt nước biển từ 25 - 150 m, còn lại độ cao trung bình của toàn vùng chỉ từ 5 - 12 m. Đặc điểm khí hậu của vùng là nhiệt đới, gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 27oC, thấp nhất trung bình năm từ 20 – 25oC, cao nhất trung bình năm từ 29 - 30,8oC. Lượng mưa trung bình từ 1.227 - 2.600 mm, độ ẩm không khí trung bình 78 - 86%. Mưa ở Nam Trung bộ thường muộn hơn so với Bắc Trung bộ. Mùa mưa thường từ tháng 6 đến tháng 12, còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Đất đai ở các tỉnh Nam Trung bộ chủ yếu là đất xám ven biển và nâu vàng trên đá biến chất, ít thích hợp với cây có múi (Cục Trồng trọt, 2015).
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Diện tích năm 2015 là 2.840,5 ha, chiếm 1,79% diện tích cả nước, trong đó: Cây có múi khác 794 ha, chiếm 27,95%; Chanh: 745,6 ha, chiếm 26,25%; bưởi:651,4 ha, chiếm 22,93%; cam: 511,2 ha, chiếm 18,0%; quýt 138,3 ha, chiếm 4,87%. Nhìn chung cây có múi ở Vùng Nam Trung bộ không có những giống tốt điển hình, năng suất thấp nhất cả nước, chỉ đạt 47,2 tạ/ha (Cục Trồng trọt, 2015).
e. Vùng Tây Nguyên
Tổng diện tích cây có múi ở vùng Tây Nguyên năm 2015 khoảng 2.707 ha, chiếm 1,70% diện tích trồng cây có múi cả nước, trong đó chanh: 1154,5 ha chiếm 42,65%; cam: 581,5ha chiếm 21,48%; CCM khác 401,1 ha, chiếm 14,82%; quýt 310,8 ha chiếm 11,48 %; bưởi 259,1 ha chiếm 9,57%.
f. Vùng Đông Nam Bộ
Tổng diện tích cây có múi ở vùng ĐNB năm 2015 khoảng 13.008,6 ha, chiếm 8,19% diện tích cây có múi cả nước, trong đó quýt: 4.648,5 ha, chiếm 35,73%; bưởi: 4.027,1 ha, chiếm 30,96 %; cam: 2.842,1 ha, chiếm 21,85%; chanh: 1.005,3 ha, chiếm 7,73% và cây có múi khác 485,6 ha, chiếm 3,73%. Tỉnh có diện tích lớn nhất là Đồng Nai: 5.762,0 ha, với 3 loài chủ yếu là cam 825,0 ha, quýt 3.305 ha và bưởi 1.632 ha; tiếp đến là Bình Dương: 1.201,7 ha, với 2 loài chủ yếu là bưởi: 607,4 ha, chanh 158,7ha; Bình Phước 887,0 ha chủ yếu là cam: 366,0 ha, quýt: 319,0 ha, chanh: 192,0ha; Tây Ninh 716 ha, chủ yếu là bưởi: 406,0 ha và chanh: 310 ha; Bình Thuận 770,1ha, chủ yếu là cam: 469,4ha và chanh 300,7ha; Bà Rịa Vũng Tàu 251,0ha chủ yếu là cam (Cục trồng trọt, 2015).
Ở Vùng Đông Nam bộ, đặc biệt ở Đồng Nai có nhiều giống bưởi ngon như: Bưởi Biên Hòa, bưởi Đường Lá Cam, bưởi Đường Da Láng, bưởi Ổi vv.. Hiện nay một số giống bưởi ngon ở vùng ĐBSCL như bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi cũng được trồng khá phổ biển ở các tỉnh Đông Nam Bộ.
g. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiệt độ trung bình ĐBSCL năm từ 24,5 - 29,8oC, chênh lệch nhiệt độ tối đa trong các tháng chỉ 2,6 - 40C. Tháng nóng nhất (tháng 3, 4, 5) nhiệt độ trung bình cũng chỉ 28 – 29oC, tháng lạnh nhất (tháng 12 và 1) nhiệt độ trung bình 21 – 22oC. Lượng mưa trung bình năm thấp từ 1.300 - 1.600 mm, 90% tập trung vào mùa mưa, chỉ 10% ở các tháng mùa khô, đặc biệt ở ĐBSCL rất ít bão.
32
Bảng 2.2. Diện tích các loại cây có múi phân theo vùng năm 2015 (ha)
Chủng Loại ĐVT Phía Bắc TD, MN ĐBSH Vùng Trung Bộ Bắc Trung Nam Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Vùng ĐBSCL Tổng số 1. Cam ha 19.149,7 4.139,60 7761 511,2 581,5 2.842,1 32.939,2 67.924,3 Tỷ lệ % 56,54 32,45 46,23 18,00 21,48 21,85 42,83 42,75 2. Bòng/bưởi ha 8.018,9 5.928 4.859,3 651,4 259,1 4.027,1 25.173,6 48.917,4 Tỷ lệ % 23,67 46,46 28,94 22,93 9,57 30,96 32,73 30,79