3.1.3.1. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Hàm Yên là một huyện miền núi chính vì vậy sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế có vai trò quan tro ̣ng. Sản phẩm nông nghiê ̣p ngày càng đa da ̣ng, phong phú, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như vùng chè, vùng mı́a, vùng sản xuất cam và mô ̣t số cây, con đă ̣c sản khác, góp phần tăng sản lươ ̣ng hàng hóa và thu nhâ ̣p trên một đơn vi ̣ diê ̣n tı́ch đất.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Hàm Yên giai đoạn 2010 – 2017
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11,21 11,23 11,77 2 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00
+ Nông lâm nghiệp % 49,88 37,96 37,85 + Công nghiệp và TTCN % 25,60 29,90 34,14 + Thương mại, dịch vụ % 24,52 32,14 28,01
Nguồn: Tổng hơ ̣p kế hoa ̣ch phát triển kinh tế - xã hô ̣i giai đoa ̣n 2010-2017 45,02%
22,56 % 22,9 % 5,7 %
1, 08 % 1,94 % 0,8 %
Cơ cấu dân tộc trên địa bàn huyện Hàm Yên
Kinh Tày Dao Cao Lam Hoa H'Mông khác
Kết quả tổng hợp tại bảng 3.1 cho thấy: Trong giai đoạn 2010 – 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục có biến động tăng theo từng năm; cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chủ yếu dựa vào sự phát triển của vùng cam huyện Hàm Yên, giá trị sản xuất của cây cam sành đã từng bước chiếm vai trò chủ lực trong nền kinh tế nông nghiệp của vùng. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp năm 2010 chiếm 49,88% năm 2010 đến năm 2017 chiếm 37,85%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN cũng tăng theo các năm.
3.1.3.2. Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Là huyện miền núi nên sản xuất nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng với sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, đã chú trọng phát triển các vùng sản xuất chuyên canh chè, mía, cam và một số cây con đặc sản khác, góp phần tăng sản lượng hàng hóa và thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2017 đạt 53.744 tấn (trong đó: thóc 41.231,8 tấn, ngô 12.512,2 tấn), so với năm 2016 giảm 3,6%, đạt 100% kế hoạch.
- Cây lúa năm 2017 là 6.832,3 ha, đạt 98,5% KH, so với năm 2016 giảm 1,6%; - Cây ngô năm 2017 là 2.567,5ha, tăng 3,5% KH, giảm 14,7% so với năm 2016;
- Cây đậu tương cả năm đạt 62,1 ha/135 ha, đạt 46% KH, so với năm 2016 giảm 38,6%;
- Cây lạc đạt 291,2 ha/300 ha, đạt 97% KH, so với năm 2016 tăng 2,3%. - Cây mía: Năm 2017 trồng và chăm sóc 970,5 ha, đạt 78,9% so kế hoạch, so cùng kỳ năm 2016 giảm 9,3%; diện tích trồng mới đạt 177,9 ha, đạt 98,8% KH, diện tích trồng lại đạt 100,5 ha, đạt 51% KH. Năm 2017 tổ chức 45 lớp hiện trường hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía với 1.871 hộ tham gia; triển khai thực hiện mô hình thâm canh mía đạt năng suất cao với tổng số 13 mô hình, diện tích thực hiện 6 ha tại các xã: Bạch Xa, Phù Lưu, Bằng Cốc, Minh Khương, Minh Hương, Đức Ninh, Thái Hòa, Yên Phú, Bình Xa, Nhân Mục, Thái Sơn và Hùng Đức.
- Cây chè: diện tích cây chè năm 2017 là 2.147 ha chè, tăng 0,5% so kế hoạch, so cùng kỳ năm 2016 tăng 0,9%; diện tích cho sản phẩm 1.977,7ha, giảm 1,0% KH. Năm 2017 tổ chức 21 lớp tập huấn hướng dẫn các hộ cải tạo chè già cỗi trồng lại
bằng giống chè lai cho năng suất và chất lượng cao với 792 hộ tham gia.
- Cây ăn quả: Cây cam có tổng diện tích cam năm 2017 thực hiện 7.175 ha cam, tăng 31,8% KH, tăng 2,2% so với năm 2016; diện tích cho thu hoạch năm 2017 là 4.279,2 ha; năng xuất bình quân ước đạt 166,1 tạ/ha, sản lượng ước 71.056,3 tấn, ước doanh thu trên 500 tỷ đồng. Năm 2017 tổ chức 76 lớp tương đương với 3.476 hộ tham gia tập huấn về hướng dẫn cách chăm sóc cam. Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết sản xuất cam năm 2016, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2017 và tổ chức đại hội các chi hội cam sành trên địa bàn các xã vùng cam; năm 2017 thành lập Công ty Cổ phần cam sành Hàm Yên. Thực hiện xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành. Năm 2017 Cam Sành Hàm Yên được chứng nhận đạt tiêu chí sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam năm 2016.
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: Tổng đàn trâu năm 2017 thực hiện 15.549 con, đạt 96,2% KH, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2016; đàn bò 3.547 con, tăng 11,2% KH, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2016; đàn lợn 75.224 con, đạt 91,9% KH, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2016; đàn gia cầm 856.931 con, tăng 0,3% KH, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2016. Về thủy sản: Sử dụng có hiệu quả mặt nước để nuôi trồng thủy sản, với diện tích trên 559 ha, sản lượng thủy sản thực hiện 1.280 tấn, đạt 100%KH; phát triển mạnh nuôi cá lồng trên sông Lô, chú trọng phát triển nuôi các loài cá đặc sản (cá Chiên, cá Bỗng...); tiếp tục duy trì và phát triển mô hình nuôi cá lồng tại xã Thái Hòa; hiện nay Hợp tác xã cá đặc sản Thái Hòa có số lồng nuôi 53 lồng/10 hộ. Năm 2017 tổ chức 10 lớp tập huấn chăn nuôi với tổng số 374 hộ tham gia; toàn huyện hiện có 08 trang trại chăn nuôi, tiếp tục quảng bá và giữ vững nhãn hiệu “Vịt bầu Minh Hương”. Trong năm 2017 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện), xã Minh Hương thực hiện quảng bá sản phẩm “Vịt bầu Minh Hương”, thông qua hình thức đặt biển quảng bá sản phẩm tại 03 xã (Tân Thành, Thái Sơn và Yên Phú) và 29 biển chỉ dẫn khu vực nuôi “Vịt bầu Minh Hương” tại các thôn trên địa bàn xã Minh Hương.
Năm 2017 trồng rừng đạt 2.675,9 ha, tăng 0,2% KH, trong đó trồng rừng tập trung 2.600,1 ha, đạt 100% KH, trồng rừng phân tán 75,8 ha, tăng 8,3% KH; sản lượng khai thác đạt 215.800 m3, đạt 100% KH. Đã điều chỉnh 3 loại rừng hợp lý, trong đó tăng diện tích rừng sản xuất, tạo việc làm cho nông dân, thu hút phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng; độ che phủ rừng luôn duy trì trên 61%.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng huyện Hàm Yên, giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 23/01/2017 của Ủy ban nhân dân huyện về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng năm 2017 và Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 26/02/2018 của Ủy ban nhân dân huyện về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng năm 2018 trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đến người dân được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Giai đoạn vừa qua huyện đã chú trọng công tác bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới, gắn công tác trồng rừng bảo vệ rừng với công tác định canh định cư. Công tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp: Tiếp tục trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, các nhân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo giá so sánh năm gốc 2010) thực hiện năm 2017 đạt 954,3 tỷ đồng, đạt 100% KH, so với năm 2016 tăng 6,7%. Trong 5 năm qua, dựa vào tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ngành, ngành công nghiệp-TTCN trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực, phát triển đầu tư các cơ sở khai thác chế biến sản phẩm có tính đặc thù của địa phương như: Quặng sắt, Cao lanh, Đá trắng, Chế biến chè, Vật liệu xây dựng.
Thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp đề ra thì giai đoạn 2011 - 2015 huyện Hàm Yên thu hút mời gọi đầu tư 21 dự án. Đến nay mới thu hút được 04 dự án. Trong đó: Có 02 dự án đã hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh (Dự án Nhà máy đường tại thôn Tân Bình, xã Bình Xa của Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương và Dự án khai thác, sơ chế bột cao lanh, felspat của Công ty Cổ phần Sơn Lâm CDP); 02 dự án đang thực hiện dở dang (Dự án Nhà máy chế biến gỗ Cụm công nghiệp Tân Thành và Dự án Nhà máy gạch tuynel lò vòng Thái Sơn).
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Cơ sở hạ tầng của các vùng nguyên liệu và chế biến phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến nông sản, mức độ đầu tư chưa hợp lý. Các địa bàn vùng sâu, vùng xa hệ thống đường giao thông kém, việc giao thương khó khăn nên cước
phí vận chuyển cao. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như các ngành chưa chú trọng đến công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm nên khả năng tiếp thị sản phẩm chưa cao. Công tác triển khai đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của các cơ sở chế biến cũng như sự phát triển chung của toàn ngành.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Khu vực kinh tế dịch vụ - du li ̣ch trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường hàng hóa của huyện đang ngày càng đa dạng, phong phú. Công tác quản lý đang chú trọng phát triển hệ thống chợ ở các xã, thị trấn. Năm 2012 tổng số chợ toàn huyện là 15 chợ và 59 điểm bán hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất, đến năm 2016 tổng số chợ theo chỉ tiêu mới là 20 chợ và 49 điểm bán hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất và được duy trì đến nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội của huyện cũng ngày càng tăng cao, năm 2017 tổng mức doanh thu đạt 1.480 tỷ đồng.
Tích cực tham gia Hội chợ thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, hàng nông sản và mở hội nghị hội thảo hợp tác công tư, hội thảo nhịp cầu nhà nông tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Thị trường hàng hoá ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được mở rộng, đảm bảo phục vụ nhân dân. Thị trường dịch vụ đã hình thành, các hoạt động kinh doanh vận tải và hành khách bằng đường bộ, kinh doanh nhà hàng, thương mại, khách sạn hàng năm đều tăng. Hiện nay, huyện đã có 2 điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch là Đền Thác Cái và Động Tiên thuộc khu vực xã Yên Phú. Năm 2016, tổng số khách tham quan du lịch ước khoảng 106.000 lượt người; thu nhập xã hội về du lịch đạt khoảng 85 tỷ đồng. UBND huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà Ban quản lý khu quần thể di tích danh lam thắng cảnh Động Tiên với hình thức nhà sàn dân tộc tày vật liệu bằng bê tông cốt thép. Tuy nhiên, ngành du lịch của huyện còn có những khó khăn và hạn chế nhất định:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển du lịch và sản phẩm du lịch còn nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng về du lịch của huyện, đời sống của người dân ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thu nhập thấp vì thế nhận thức của người dân về phát triển du lịch chưa sâu sắc.
- Địa bàn huyện nằm cách xa các khu trung tâm kinh tế lớn nhiều xã không nằm trên trục giao thông chính nên khó khăn trong việc vận chuyển, giao thương không có điểm dừng chân nên khách vãng lai ít.
3.1.3.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Số liệu tổng hợp về dân số và biến động dân số của huyện từ năm 2008 đến năm 2017 cho thấy, tỷ lệ phát triển dân số của huyện thấp và biến động không ổn định, đặc biệt là tỷ lệ phát triển dân số cơ học. Dân số năm 2008 là 108.218 người, năm 2017 là 116.480 người.
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số qua một số năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2010 Năm 2017
Tổng số hộ Hộ 24.294 26.445 29.286
Tổng số nhân khẩu Người 108.218 110.358 116.480 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,36 0,47 1.02 Biến động dân số Người 1.255 512 1.073
Huyện Hàm Yên có mật độ dân số ở mức thấp so với mức trung bình chung của tỉnh Tuyên Quang. Dân số năm 2017 là 116.480 người, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 13,8‰, ở mức thấp so với tỷ lệ phát triển dân số chung. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho toàn vùng là ổn định tỷ lệ tăng trưởng dân số cơ học của huyện để đảm bảo cho sự phát triển.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi của huyện chiếm 65,42% tổng dân số của huyện. Điều đó cho thấy nguồn lao động trong huyện tương đối dồi dào. Đây sẽ là một nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là nguồn nhân lực trong sản xuất cam của vùng. Hơn nữa, chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đó vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.
Năm 2017, tổng số người trong độ tuổi lao động là 76.202 người; giải quyết việc làm mới cho 3.945 lao động, đạt 110,2% KH; trong đó: lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh 2.893 lao động, đạt 102,6% KH, lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước 1.002 lao động, đạt 139,2% KH, xuất khẩu lao động ra nước ngoài 50 lao động, đạt 125,0% KH. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.
Huyện đã đề ra các giải pháp ta ̣o viê ̣c làm cho người lao đô ̣ng trong huyê ̣n: - Phát triển sản xuất mở rô ̣ng ngành nghề, ta ̣o viê ̣c làm cho người lao đô ̣ng nhằm làm chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiê ̣p, công nghiê ̣p-tiểu thủ công nghiê ̣p, thương mại-di ̣ch vu ̣.
- Phối hợp với trung tâm da ̣y nghề của huyê ̣n. Trung tâm giới thiê ̣u viê ̣c làm tı̉nh mở tổ chức đào tạo được 17 lớp = 594 học viên, đạt 113,3% kế hoạch (trong đó lĩnh vực phi nông nghiệp 03 lớp = 96 học viên; lĩnh vực nông, lâm nghiệp 14 lớp = 423 học viên).
Trong những năm tới, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.
3.1.3.4. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
a) Hệ thống giao thông
Bảng 3.3. Tổng hợp hiện trạng đường cấp xã huyện Hàm Yên
TT Tên xã Chiều dài
(km) Cứng hóa (%) Nhựa BTXM Cấp phối, đất 1 Xã Đức Ninh 16,70 43,71 0,00 7,30 9,40 2 Xã Hùng Đức 29,25 41,44 0,00 12,12 17,13 3 Xã Thái Hòa 32,00 43,44 0,00 13,90 18,10 4 Xã Thái Sơn 32,80 35,24 0,00 11,56 21,24 5 Xã Bình Xa 10,72 100,00 0,00 10,72 0,00 6 Xã Minh Hương 26,60 62,41 7,90 8,70 10,00 7 Xã Tân Thành 23,70 55,70 3,30 9,90 10,50 8 Xã Thành Long 14,30 59,44 0,00 8,50 5,80 9 Xã Bằng Cốc 4,40 47,73 0,00 2,10 2,30 10 Xã Nhân Mục 10,40 62,50 1,20 5,30 3,90 11 Xã Yên Phú 34,70 30,55 1,00 9,60 24,10 12 Xã Yên Lâm 7,25 13,10 0,00 0,95 6,30