Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 32)

- Theo điều 24 của Luật kế toán Việt Nam quy định “đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị. Đơn vị được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị”.

- Để hệ thống hóa toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản ở các đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, sự vận động của đối tượng kế toán cụ thể.

- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản hay vận dụng phương pháp tài khoản kế toán là một phương pháp đặc trưng của kế toán nhằm hệ thống hóa thông tin kế toán. Theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN), hệ thống tài khoản kế toán đơn vị sự nghiệp công lập phải được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị nhằm:

+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ ngân sách nhà nước, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị hành chính sự nghiệp.

+ Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc mọi loại hình, lĩnh vực, phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động.

+ Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công (hoặc bằng máy vi tính...) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan nhà nước.

- Điều 24 Luật kế toán Việt Nam quy định: “đơn vị phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị’’. Như vậy quan điểm này được xây dựng dựa trên nguyên tắc các đơn vị kế toán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của nhà nước đồng thời khi thiết lập hệ thống tài khoản cần tính đến sự phù hợp với hoạt động của đơn vị.

- Từ những quan điểm trên có thể cho thấy rằng tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong một đơn vị kế toán thực chất phải là việc xác lập mô hình thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý nhất định. Trong quá trình đó, các

đơn vị cần xem xét đến tính phù hợp với cơ chế, chế độ quản lý hiện hành như quy định về kết cấu, nội dung ghi chép của tài khoản và thống nhất quan hệ ghi chép giữa các tài khoản.

- Do nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng khác nhau, hệ thống tài khoản kế toán cần được xây dựng trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực sẽ làm cho thông tin kế toán cung cấp có tính dễ hiểu, có thể so sánh được. Mặt khác, trong quá trình tổ chức hệ thống tài khoản kế toán các đơn vị sự nghiệp phải tôn trọng tính đặc thù của đơn vị hạch toán về hình thức sở hữu, quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động. Những đặc điểm này có ảnh hưởng đáng kể đến số lượng tài khoản sử dụng cũng như mức độ chi tiết của từng tài khoản. Nhờ đó tổ chức hệ thống tài khoản kế toán có tác dụng phản ánh, hệ thống hóa được các đối tượng đa dạng của kế toán, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế tài chính cần thiết cho các đối tượng sử dụng trên cơ sở tiết kiệm các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho việc tổ chức hệ thống sổ kế toán sau này.

Hiện nay, các đơn vị SNCL phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại thông tư số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Nội dung và phương pháp kế toán được quy định cho từng loại tài khoản cũng đã được sửa đổi và bổ sung phù hợp với Luật ngân sách nhà nước (NSNN), các chính sách tài chính, thuế và thực tiễn hoạt động ở các đơn vị.

Hệ thống tài khoản kế toán HCSN ban hành theo quy định gồm 7 loại: Loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản và tài khoản loại 0 các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản.

- Nhóm tài khoản loại 1: Tiền và vật tư

- Nhóm tài khoản loại 2: Tài sản cố định

- Nhóm tài khoản loại 3: Thanh toán

- Nhóm tài khoản loại 4: Nguồn kinh phí và các quỹ

- Nhóm tài khoản loại 5: Các khoản thu

- Nhóm tài khoản loại 6: Các khoản chi

- Nhóm tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng

Các đơn vị SNCL phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành để lựa chọn các tài khoản kế toán sử dụng phù hợp với đặc điểm, quy mô, lĩnh vực

hoạt động tại đơn vị. Đơn vị được bổ sung thêm tài khoản cấp II, cấp III, cấp IV (trừ các tài khoản kế toán mà Bộ Tài chính đã quy định trong hệ thống tài khoản) để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. Trong trường hợp các đơn vị mở thêm tài khoản cấp I (các tài khoản 3 chữ số) ngoài hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Ngoài ra các đơn vị SNCL sử dụng phần mềm kế toán, công việc quan trọng là hệ thống tài khoản kế toán phải được mã hóa trên cơ sở số hiệu tài khoản kế toán do chế độ quy định đảm bảo tính thống nhất trong toàn đơn vị, đáp ứng yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung linh hoạt.

Như vậy, việc lựa chọn hợp lý các tài khoản sẽ giúp bộ máy kế toán đơn vị xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, hữu ích, phục vụ hiệu quả yêu cầu quản lý của đơn vị.

Một số tài khoản kế toán áp dụng đơn vị sự nghiệp công lập bảng 2.2.

Bảng 2.2. Danh mục một số tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập

STT hiệu Số Tên tài khoản Mục đích 1 008 Dự toán chi

hoạt động

Dùng cho các đơn vị HCSN được ngân sách cấp kinh phí hoạt động để phản ánh số dự toán chi hoạt động được cấp thẩm quyền giao.

2 211 Tài sản cố định hữu hình

Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình của đơn vị theo nguyên giá.

3 332 Các khoản nộp theo lương

Dùng để phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 431 Các quỹ Phản ánh việc trích lập và sử dụng các quỹ của đơn vị SNCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện sản nhi tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 32)